Các nhà nhập khẩu Nhật Bản hướng trọng tâm vào Việt Nam
Chiều 15/11, tại Tp. Hồ Chí Minh, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Tp. Hồ Chí Minh (ITPC) phối hợp với Thương vụ Việt Nam tại Osaka (Nhật Bản) tổ chức Hội nghị kết nối giao thương giữa Doanh nghiệp Việt Nam với các doanh nghiệp nhập khẩu Osaka (Nhật Bản) nhằm hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tìm kiếm đối tác, mở rộng cơ hội xuất khẩu hàng hoá sang thị trường Nhật Bản.
Bà Quyền Thị Thuý Hà, Trưởng chi nhánh Thương vụ Việt Nam tại Osaka cho biết, hiện tại thị trường Nhật Bản đang có xu hướng tìm nguồn cung cấp thay thế rất nhiều sản phẩm mà trước đến nay họ chủ yếu nhập từ Trung Quốc. Khu vực mà các nhà nhập khẩu Nhật Bản hướng đến là các nước Đông Nam Á; trong đó trọng tâm là Việt Nam. Nhóm sản phẩm mà Nhật Bản có nhu cầu khá đa dạng, có thể kể đến một số các sản phẩm Việt Nam đang có rất tiềm năng như thực phẩm chế biến, nông sản, trái cây, các sản phẩm từ bún gạo, thủy sản. Các doanh nghiệp tại Nhật Bản cũng đang tìm kiếm các nguồn cung về các sản phẩm như đồ thủ công mỹ nghệ, đồ dùng đựng thực phẩm và các sản phẩm bán trong cửa hàng tạp hoá. Theo bà Quyền Thì Thuý Hà, có khá nhiều sản phẩm nông sản và thực phẩm chế biến Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản, tuy nhiên chỉ mới chủ yếu phục vụ cho cộng đồng người Việt tại Nhật mà chưa mở rộng được đến các kênh phân phối lớn như hệ thống siêu thị để tiếp cận người Nhật bản địa. Trong khi đó, với hàng tiêu dùng, doanh nghiệp Việt Nam đang gặp khó khăn là khả năng cạnh tranh về giá. Trong khi các doanh nghiệp Trung Quốc có bề dày kinh nghiệm về sản xuất hàng tiêu dùng giá rẻ thì hầu hết doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ đầu tư nhà máy thời gian ngắn, tỷ lệ khấu hao tài sản cao, ít lợi thế về nhân công nên giá thành cao hơn. “Nếu doanh nghiệp xuất khẩu chỉ hướng tới nhóm khách hàng là người Việt tại Nhật Bản thì rất nhanh chóng đạt đến độ bão hoà và khó nâng cao giá trị xuất khẩu. Thêm vào đó, theo tập quán thương mại, các hệ thống phân phối tại Nhật Bản thường không nhập khẩu trực tiếp từ nhà xuất khẩu mà thông qua 2 tầng đại lý và yêu cầu đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng rất khắt khe. Để hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam xâm nhập sâu hơn, đưa nhiều sản phẩm Việt vào Nhật Bản, thời gian tới Bộ Công Thương, Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản và các chi nhánh thương vụ sẽ đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm Việt Nam rộng rãi hơn đến các kênh phân phối dành cho người dân Nhật Bản.”, bà Quyền Thị Thuý Hà chia sẻ. Ông Nguyễn Phúc Khoa, Phó Chủ tịch Hội Lương thực Thực phẩm Tp. Hồ Chí Minh cho biết, trao đổi thương mại đối với nhóm hàng lương thực, thực phẩm giữa các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và Tp. Hồ Chí Minh nói riêng sang Nhật Bản vẫn còn khá hạn chế.Nguyên nhân là do Nhật Bản có những yêu cầu rất khắt khe về tiêu chuẩn chất lượng cũng như quy chuẩn kỹ thuật mà rất ít doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng được. Phần khác xuất phát từ tập quán thương mại, hầu hết nhà nhập khẩu Nhật Bản chỉ ưu tiên nhập sản phẩm và phân phối dưới tên thương hiệu Nhật Bản. Điều này khiến các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam không quảng bá được thương hiệu riêng và giá trị lợi nhuận trên sản phẩm thấp.
Theo ông Nguyễn Phúc Khoa, thế mạnh của hàng thực phẩm Việt Nam hiện nay tại Nhật vẫn là rau quả và thuỷ sản. Để tăng kim ngạch xuất khẩu các mặt khác, doanh nghiệp Việt cần phải nâng cao năng lực đáp ứng các tiêu chuẩn của thị trường, xây dựng được thương hiệu mạnh và chủ động tìm kiếm thị trường, kiếm khách hàng phù hợp. Đại diện một doanh nghiệp rau quả sấy tham gia kết nối với doanh nghiệp Nhật Bản chia sẻ, qua tìm hiểu các tiêu chuẩn mà đối tác Nhật Bản đặt ra cao hơn so với các thị trường khác. Với hàng thực phẩm chế biến dùng để ăn trực tiếp người Nhật Bản quan tâm nhiều đến nguồn gốc nguyên liệu, chỉ tiêu vi sinh, bao bì đóng gói. Tuy nhiên, nếu đáp ứng được tiêu chuẩn xuất khẩu vào Nhật Bản thì doanh nghiệp cũng sẽ dễ dàng tiếp cận các thị trường khó tính khác, cơ hội xuất khẩu cũng sẽ rộng mở hơn, vì vậy doanh nghiệp sẽ cố gắng để hoàn thiện sản phẩm trong thời gian tới. Nhật Bản hiện là đối tác thương mại lớn thứ 4 của Việt Nam, kim ngạch thương mại giữa 2 nước luôn giữ tốc độ tăng trưởng đều đặn qua các năm. Năm 2021, bất chấp đại dịch, kim ngạch thương mại hai chiều vẫn đạt 42,7 tỷ USD, tăng 7,8% so với năm 2020. Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, Tổng kim ngạch xuất khẩu Việt Nam – Nhật Bản trong 9 tháng năm 2022 ước đạt 35,69 tỷ USD tăng 15% so với cùng kỳ 2021; trong đó kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản ước đạt 17,84 tỷ USD tăng 21,6% so với cùng kỳ năm 2021./.Tin liên quan
-
DN cần biết
Công cụ và giải pháp để doanh nghiệp thực phẩm thâm nhập thị trường Nhật Bản
15:21' - 10/11/2022
Hội thảo đã tổng kết tiềm năng của thị trường Nhật Bản đối với doanh nghiệp thực phẩm Việt Nam, đồng thời đưa ra những công cụ chuyển đổi số hỗ trợ các doanh nghiệp thúc đẩy xuất khẩu hiệu quả.
-
Hàng hoá
Gạo ST25 của Việt Nam đã thâm nhập được vào thị trường Nhật Bản
18:55' - 30/06/2022
Ngày 30/6, tại Tokyo, Công ty Cổ phần Tập đoàn Tân Long phối hợp với Ngân hàng Kiraboshi tổ chức lễ ra mắt sản phẩm gạo ST25 mang thương hiệu A An mà công ty đã đưa thành công vào thị trường Nhật Bản.
-
Hàng hoá
Hoa Việt Nam bắt đầu có chỗ đứng ở thị trường Nhật Bản
08:18' - 10/05/2022
Thị phần của Việt Nam tại thị trường hoa Nhật Bản đã tăng trưởng khá nhanh trong thời gian gần đây nhưng theo các chuyên gia kinh tế, tiềm năng cho hoa Việt Nam tại thị trường này vẫn còn rất lớn.
Tin cùng chuyên mục
-
Thị trường
Giá xăng dầu đồng loạt giảm vào chiều nay 26/12
14:59' - 26/12/2024
Xăng E5RON92 không cao hơn 19.817 đồng/lít (giảm 427 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành).
-
Thị trường
Cao su giao dịch sôi động trong ngày thị trường nghỉ lễ Giáng sinh
09:11' - 26/12/2024
Giá mặt hàng này tăng 1,18% lên mức 2.404 USD/tấn nhờ kỳ vọng các chính sách kích thích kinh tế bổ sung của Trung Quốc - quốc gia đóng vai trò quan trọng trong dòng chảy thương mại cao su toàn cầu.
-
Thị trường
Các thị trường châu Á trầm lắng giữa kỳ nghỉ lễ Giáng sinh
16:10' - 25/12/2024
Hầu hết các thị trường toàn cầu đều đóng cửa nghỉ lễ Giáng sinh trong phiên giao dịch ngày 25/12.
-
Thị trường
Bình Dương dự kiến cần tuyển dụng từ 70.000 - 80.000 lao động trong năm 2025
15:38' - 25/12/2024
Năm 2025, Bình Dương dự kiến cần tuyển dụng từ 70.000 - 80.000 lao động, chủ yếu là các ngành sản xuất, kế toán, bảo trì, và vận hành máy móc.
-
Thị trường
Amazon cạnh tranh phân khúc hàng siêu rẻ với Temu
15:27' - 25/12/2024
Hai tuần trước lễ hội mua sắm Black Friday, Amazon lặng lẽ thêm một mục mới vào đầu ứng dụng di động của mình.
-
Thị trường
Phú Thọ có thêm gần 100 sản phẩm được công nhận OCOP
11:28' - 25/12/2024
Lũy kế đến hết năm 2024, toàn tỉnh có 306 sản phẩm, nhóm sản phẩm OCOP đạt hạng từ 3 sao trở lên; trong đó có 1 sản phẩm hạng 5 sao; 49 sản phẩm hạng 4 sao; 256 sản phẩm hạng 3 sao.
-
Thị trường
EU ngày càng phụ thuộc vào khí đốt dự trữ
11:24' - 25/12/2024
Lượng khí đốt trong các kho chứa của khối này đã giảm khoảng 19% từ cuối tháng 9/2024.
-
Thị trường
Đắk Lắk tăng từ 30 - 50% lượng hàng hóa cung ứng cho thị trường Tết
10:40' - 25/12/2024
Các cửa hàng, siêu thị trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã chuẩn bị lượng hàng hóa dồi dào, phong phú để trưng bày, thu hút người dân đến tham quan, mua sắm.
-
Thị trường
Thị trường nickel thế giới lao đao
21:38' - 24/12/2024
Thị trường nickel thế giới đang lao đao vì tình trạng giá giảm và sự thống trị của Indonesia trong lĩnh vực này được cho là nguyên nhân chính.