Các nhà quảng cáo đạt được thỏa thuận quan trọng với Facebook, YouTube và Twitter
Trong đó đưa ra những nhượng bộ nhằm hàn gắn mối quan hệ đã bị rạn nứt sau chiến dịch tẩy chay các nền tảng truyền thông xã hội hồi tháng 7 vừa qua.
Đạt được sau các cuộc thương lượng thông qua Liên đoàn các nhà quảng cáo thế giới, thỏa thuận trên lần đầu tiên thiết lập các định nghĩa chung về nội dung như ngôn từ kích động thù địch và gây hấn; thiết lập tiêu chuẩn báo cáo các nội dung độc hại trên các nền tảng trực tuyến; đồng thời trao quyền cho các giám sát viên bên ngoài hệ thống. Thỏa thuận này sẽ được áp dụng bắt đầu từ nửa cuối năm 2021.
Kể từ khi các cuộc đàm phán giữa hai bên bắt đầu vào năm ngoái, một trong những vấn đề khó khăn nhất cần thương lượng là xác định nội dung không mong muốn. Thỏa thuận trên xác định 11 danh mục thông tin độc hại cần được xóa khỏi nền tảng sau khi bị phát hiện, trong đó bao gồm các nội dung khiêu dâm, thô tục hay sử dụng ma túy bất hợp pháp. Dựa theo tính chất rủi ro của vấn đề, thỏa thuận trên cũng thiết lập giới hạn cho phép khi đề cập các chủ đề như vũ khí và đạn dược.
Các nhà quảng cáo như Unilever và Mars cho biết những cam kết được nêu trong thỏa thuận trên cũng bao gồm việc phát triển các công cụ mới để tạo cho các doanh nghiệp nhiều quyền kiểm soát hơn đối với vị trí đặt quảng cáo, và điều này đã mang lại cho các doanh nghiệp sự tự tin để chi tiền trở lại cho việc quảng cáo trên các nền tảng trực tuyến này.
Phát biểu với báo giới, bà Jane Wakely - Giám đốc tiếp thị cấp cao của Mars - cho biết ngành công nghiệp quảng cáo "không tuyên bố chiến thắng" cho đến khi các giải pháp được thực hiện, nhưng thừa nhận thỏa thuận nói trên là "dấu mốc quan trọng trong việc tạo dựng lại niềm tin".
Sau nhiều năm bày tỏ quan ngại với Facebook, Google và Twitter, các nhà quảng cáo đã thành lập Liên minh toàn cầu về truyền thông trách nhiệm vào năm 2019 để đàm phán với các nền tảng trực tuyến này. Những cuộc thảo luận giữa các bên đã tăng tốc vào mùa Hè năm nay sau khi hơn 1.000 thương hiệu cắt giảm chi tiêu cho quảng cáo, chủ yếu là trên mạng xã hội Facebook và ứng dụng Instagram.
Tuy chỉ là một đòn đánh tài chính ở mức độ khiêm tốn, nhưng chiến dịch tẩy chay nói trên đã gây ra thiệt hại nặng nề cho danh tiếng của các nền tảng này và gia tăng đáng kể sự giám sát của công chúng đối với các hoạt động của các nền tảng nêu trên trong một năm bầu cử đầy biến động ở Mỹ./.
Tin liên quan
-
DN cần biết
Đề xuất mới về quảng cáo xuyên biên giới
08:00' - 27/08/2020
Bộ Thông tin và Truyền thông đang dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 181/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết Luật Quảng cáo.
-
Công nghệ
Bầu cử Mỹ: Các ứng cử viên chi hàng trăm triệu USD mua quảng cáo kỹ thuật số
09:07' - 25/08/2020
Chiến dịch vận động tranh cử của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã mua quảng cáo kỹ thuật số với số tiền lớn, trong đó nhắm chủ yếu vào các nền tảng như YouTube, Google, Facebook và Hulu.
-
Công nghệ
Hàn Quốc cấm "quảng cáo ngầm" trên mạng
15:23' - 13/08/2020
Ủy ban Thương mại Công bằng Hàn Quốc (FTC) đã quyết định từ ngày 1/9 bắt đầu thực thi dự thảo sửa đổi "Hướng dẫn thẩm định quảng cáo", trong đó có nội dung cấm các "quảng cáo ngầm".
-
Chuyển động DN
Làn sóng tẩy chay quảng cáo chưa gây tác động lớn đến doanh thu Facebook
17:03' - 04/08/2020
Hơn 1.000 đối tác quảng cáo lớn của Facebook đã cắt giảm chi tiêu tới hàng triệu USD trong tháng 7 vừa qua để hưởng ứng chiến dịch tẩy chay mạng xã hội này.
-
Chuyển động DN
Ebay đàm phán bán mảng quảng cáo trị giá 8 tỷ USD
16:53' - 20/07/2020
Tập đoàn thương mại điện tử Ebay Inc (Mỹ) đang đàm phán để bán mảng quảng cáo cho tập đoàn Na Uy Adevinta.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Việt Nam xây nền móng hạ tầng cho kỷ nguyên AI
12:33'
Dự án Trung tâm Dữ liệu siêu quy mô ở Khu Công nghệ cao TP Hồ Chí Minh do Tập đoàn CMC đầu tư là bước đi chiến lược trong lộ trình xây dựng hạ tầng phục vụ phát triển AI và công nghệ lõi của Việt Nam.
-
Doanh nghiệp
Ai Cập ký 12 thỏa thuận trị giá 631 triệu USD phát triển dầu khí
09:32'
Ai Cập ký 12 thỏa thuận trị giá 631 triệu USD với các tập đoàn năng lượng quốc tế để khoan 43 giếng dầu khí, nhằm tăng sản lượng nội địa và đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
-
Doanh nghiệp
Đồng Tháp lắng nghe, hành động vì doanh nghiệp
08:16' - 12/07/2025
Mới đây, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp Lê Quốc Phong đã có buổi làm việc với Công ty Trách nhiệm hữu hạn Phát triển Khu công nghiệp Long Giang và một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
-
Doanh nghiệp
Ferrero (Italy) thâu tóm WK Kellogg với giá 3,1 tỷ USD
07:17' - 12/07/2025
Ferrero, hãng bánh kẹo của Italy, vừa công bố sẽ mua lại công ty sản xuất ngũ cốc WK Kellogg của Mỹ với giá 23 USD mỗi cổ phiếu.
-
Doanh nghiệp
Phê duyệt chủ trương sáp nhập VNPT-Vinaphone, VNPT-Media vào Công ty mẹ - Tập đoàn VNPT
21:03' - 11/07/2025
Tại Văn bản số 6468/VPCP-ĐMDN ngày 11/7/2025, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc đồng ý chủ trương sáp nhập VNPT-Vinaphone, VNPT-Media vào Công ty mẹ - Tập đoàn VNPT.
-
Doanh nghiệp
Coi doanh nghiệp là đối tượng “phục vụ” thay vì “quản lý”
20:11' - 11/07/2025
Bộ Xây dựng quán triệt toàn thể công chức, viên chức, người lao động đổi mới mạnh mẽ tư duy hành chính từ kiểm soát sang đồng hành, coi doanh nghiệp là đối tượng “phục vụ” thay vì đối tượng “quản lý”.
-
Doanh nghiệp
"Ông lớn" bán lẻ sản phẩm thời trang Trung Quốc liên tiếp vướng rắc rối pháp lý
16:00' - 11/07/2025
Shein có nguy cơ đối mặt với khoản phạt lên tới 150 triệu euro (175 triệu USD) tại Pháp do không tuân thủ đúng quy định về việc xin phép người dùng trước khi theo dõi hoạt động của họ trên Internet.
-
Doanh nghiệp
Công ty mẹ của Uniqlo dự định tăng giá để “giảm đau” do thuế quan
15:46' - 11/07/2025
Các mức thuế quan cao hơn của Mỹ sẽ bắt đầu tác động đáng kể đến hoạt động của Tập đoàn Fast Retailing tại thị trường Mỹ từ cuối năm nay và công ty đã lên kế hoạch tăng giá để giảm thiểu ảnh hưởng.
-
Doanh nghiệp
Bất chấp thuế cao, các công ty Mỹ vẫn khó từ bỏ Trung Quốc
12:50' - 11/07/2025
Việc chuyển hoạt động sản xuất ra khỏi Trung Quốc không phải là một lựa chọn khả thi với nhiều công ty Mỹ, bất chấp mức thuế nhập khẩu cao.