Đề xuất mới về quảng cáo xuyên biên giới
Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, hoạt động quảng cáo trực tuyến đang chiếm một tỉ trọng khá lớn trong tổng đầu tư quảng cáo tại Việt Nam.
Trong đó, 2 nền tảng chủ yếu được các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân lựa chọn quảng cáo trực tuyến nhiều nhất là quảng cáo trên nền tảng của hai doanh nghiệp cung cấp dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới Google, Facebook, chiếm khoảng 70% doanh thu thị trường quảng cáo trực tuyến.
Luật Quảng cáo và Nghị định 181/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quảng cáo đã có quy định cơ bản điều chỉnh hoạt động quảng cáo xuyên biên giới tại Việt Nam.
Tuy nhiên, các quy định này chưa có hướng dẫn cụ thể về trách nhiệm của các bên tham gia cung cấp dịch vụ, đặc biệt về vấn đề kiểm duyệt nội dung sản phẩm quảng cáo trước khi phát hành và thực hiện nghĩa vụ về thuế khi cung cấp dịch vụ qua biên giới tại Việt Nam.
Ngoài ra, việc phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về quảng cáo xuyên biên giới chưa rõ ràng, chồng chéo (Bộ Thông tin và Truyền thông được phân công quản lý quảng cáo trực tuyến nhưng quản lý quảng cáo xuyên biên giới lại do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quản lý) dẫn đến việc xây dựng và thực thi chính sách quản lý về quảng cáo không thống nhất, đồng bộ, hiệu quả chưa cao.
Do vậy, cần thiết phải xây dựng Nghị định sửa đổi Nghị định 181/2013/NĐ-CP nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, giám sát hoạt động cung cấp dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới đảm bảo khắc phục các tồn tại, hạn chế trong tổ chức và quản lý.
Những điểm mới của dự thảo Nghị định
Để khắc phục một số tồn tại, hạn chế trong thực tế, cơ quan soạn thảo đề xuất:
Bỏ quy định các tổ chức, doanh nghiệp muốn quảng cáo trên các nền tảng xuyên biên giới phải thông qua người kinh doanh dịch vụ quảng cáo (Khoản 2 Điều 13 Nghị định 181/2013/NĐ-CP).
Bỏ quy định trước khi quảng cáo 15 ngày, tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan quản lý có thẩm quyền thông tin của người kinh doanh dịch vụ quảng cáo Việt Nam (Khoản 2 Điều 14).
Bên cạnh đó, cơ quan soạn thảo cũng đề xuất: Bổ sung trách nhiệm của tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới và điều chỉnh đầu mối cơ quan quản lý Nhà nước về quảng cáo xuyên biên giới để đảm bảo thống nhất (Điều 13).
Cụ thể: Thông báo thông tin liên hệ với Bộ Thông tin và Truyền thông; chủ động rà soát, kiểm tra sản phẩm quảng cáo không vi phạm quy định tại Điều 8 Luật Quảng cáo và không đặt sản phẩm quảng cáo vào các vị trí có nội dung vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều 8 Luật An ninh mạng; thực hiện việc ngăn chặn, gỡ bỏ xử lý thông tin vi phạm theo yêu cầu của Bộ Thông tin và Truyền thông và các cơ quan chức năng có thẩm quyền…/.
Tin liên quan
-
DN cần biết
Doanh nghiệp chờ hướng dẫn hưởng ưu đãi thuế quan
13:26' - 19/08/2020
Việt Nam sẽ cho hưởng ưu đãi với lô hàng xuất xứ từ EU trên cơ sở chứng từ tự chứng nhận xuất xứ phát hành bởi nhà xuất khẩu đã đăng ký mã số REX hoặc lô hàng trị giá không quá 6.000 euro.
-
DN cần biết
Đảm bảo an toàn cho công nhân khi vừa phòng dịch, vừa phát triển kinh tế
17:56' - 18/08/2020
Trước tình hình dịch bệnh hiện nay, các doanh nghiệp cũng hết sức lo lắng khi vừa phải giải quyết các đơn hàng, vừa phải đảm bảo sức khỏe và chính sách cho cán bộ, công nhân viên.
-
DN cần biết
Đấu giá hạn ngạch thuế quan nhập khẩu ô tô đã qua sử dụng theo Hiệp định CPTPP
17:02' - 14/08/2020
Chiều 14/8, phiên đấu giá hạn ngạch thuế quan nhập khẩu ô tô đã qua sử dụng theo CPTPP năm 2020 đã diễn ra tại Hà Nội.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Cơ hội định vị thương hiệu Việt trên nền tảng số toàn cầu
12:17' - 12/07/2025
Vietnam International Sourcing 2025 là sự kiện thường niên do Bộ Công Thương tổ chức, dự kiến năm nay sẽ quy tụ khoảng 600 gian hàng trong nước và quốc tế...
-
DN cần biết
Bộ Công Thương lên kế hoạch thực hiện các giải pháp xúc tiến thương mại
10:47' - 10/07/2025
Bộ Công Thương ban hành Kế hoạch hành động nhằm thực hiện Chỉ thị số 18/CT-TTg về thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp xúc tiến thương mại trong và ngoài nước để thúc đẩy hoạt động thương mại năm 2025.
-
DN cần biết
Thép Việt được miễn trừ thuế tự vệ tại Nam Phi
20:43' - 09/07/2025
Nam Phi áp thuế tự vệ tạm thời 52,34% với thép cuộn chống ăn mòn nhập khẩu, nhưng Việt Nam được loại trừ do thị phần dưới 3%. Đây là tín hiệu tích cực cho doanh nghiệp thép xuất khẩu.
-
DN cần biết
Sắp diễn ra Hội nghị kết nối giao thương Việt Nam – Campuchia 2025
20:27' - 09/07/2025
Khi kinh tế toàn cầu nhiều biến động, xung đột cục bộ gia tăng và chủ nghĩa bảo hộ quay trở lại ở một số khu vực, việc mở rộng thị trường xuất khẩu là ưu tiên chiến lược của doanh nghiệp Việt Nam.
-
DN cần biết
Bộ Công Thương giao chỉ tiêu tăng trưởng và phát triển thị trường sau hợp nhất
12:31' - 09/07/2025
Trước việc tăng trưởng bán lẻ chưa như kỳ vọng và điều chỉnh theo địa giới hành chính mới, Bộ Công Thương đề nghị địa phương khẩn trương ổn định bộ máy, phát triển thị trường và kích cầu tiêu dùng.
-
DN cần biết
Rà soát cuối kỳ áp dụng chống bán phá giá với thép hình chữ H từ Malaysia
10:46' - 09/07/2025
Vụ việc rà soát cuối kỳ ER01.AD12 sẽ được thực hiện theo Luật Quản lý ngoại thương và Nghị định 86/2025/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương về phòng vệ thương mại.
-
DN cần biết
Siết chặt đa cấp: Đề xuất nâng ký quỹ lên 50 tỷ đồng
17:35' - 07/07/2025
Bộ Công Thương đang tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp thông qua việc xây dựng và ban hành Nghị định mới thay thế các Nghị định hiện hành.
-
DN cần biết
Từ chối cam kết chống bán phá giá thép cán nóng từ Ấn Độ và Trung Quốc
17:18' - 07/07/2025
Ngày 4/7, Bộ Công Thương ban hành quyết định về việc không chấp nhận cam kết trong việc điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm thép cán nóng có xuất xứ từ Ấn Độ và Trung Quốc.
-
DN cần biết
Làm rõ trách nhiệm của các bên tham gia chuyển mạng
12:27' - 07/07/2025
Bộ Khoa học và Công nghệ vừa ban hành Thông tư 09/2025/TT-BKHCN quy định chi tiết điều kiện chuyển mạng, thủ tục chuyển mạng; trách nhiệm của các bên tham gia chuyển mạng.