Các nước EU kỳ vọng vào "Kế hoạch Marshall" mới của châu Âu
Sau hơn bốn ngày họp căng thẳng, các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) đã vượt qua những khác biệt để cùng đồng thuận về đề xuất ngân sách lớn chưa từng có lên tới hơn 1.000 tỷ euro (gần 1.200 tỷ USD) cho 7 năm tới và quỹ phục hồi kinh tế trong giai đoạn hậu đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19, trị giá 750 tỷ euro (860 tỷ đô la).
Tin tức về thỏa thuận được ví như "Kế hoạch Marshall" chống đại dịch COVID-19 đã giúp giá trị đồng euro tăng lên mức cao nhất trong bốn tháng qua, đạt 1 euro đổi được 1,1470 USD.
Từ tín hiệu cho sự lạc quan
Sau khi Hội nghị thượng đỉnh EU đạt đồng thuận về kế hoạch kích thích kinh tế quy mô lớn nhằm phục hồi sau đại dịch COVID-19, lãnh đạo nhiều nước EU đã lên tiếng ca ngợi kết quả mới đạt được này.
Phát biểu tại họp báo sau hội nghị, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel cho biết: "Thỏa thuận này gửi đi dấu hiệu cụ thể về sức mạnh hành động của châu Âu và là thời khắc trọng đại trong hành trình của EU đến tương lai".
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho biết thỏa thuận thực sự mang tính lịch sử, giúp khối có thể chia sẻ các nguồn lực tài chính nhằm chống lại các thách thức của COVID-19.
Theo ông, thỏa thuận đã đạt được sau các cuộc thương lượng kéo dài và khó khăn, nhưng các nhượng bộ cũng rất lớn và cần thiết để đi đến một kế hoạch phục hồi đủ lớn và có hiệu quả.
Cũng phát biểu tại họp báo chung với Tổng thống Pháp, Thủ tướng Đức Angela Merkel cho biết thỏa thuận của EU cho thấy liên minh này hoàn toàn có khả năng cùng nhau hành động, ngay cả trong cuộc khủng hoảng lớn nhất, và sẵn sàng vạch ra những lối đi mới trong những bối cảnh bất thường.
Trong khi đó, Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte - quốc gia đi đầu trong nhóm chủ trương tiết kiệm chi tiêu, trong đó có Áo, Thụy Điển và Đan Mạch - khẳng định mối quan hệ của ông với các lãnh đạo EU khác vẫn vững, sau nhiều ngày đàm phán khó khăn về quỹ trên.
Ông Rutte bày tỏ "rất vui khi đạt thỏa thuận", đồng thời cho biết "không có gì không hài lòng" với văn kiện này.
Còn Thủ tướng Italy Giuseppe Conte cho biết Italy "rất hài lòng" với thỏa thuận trên, đồng thời tin tưởng rằng quỹ phục hồi "đầy tham vọng" của EU sẽ cho phép liên minh đối mặt với cuộc khủng hoảng y tế "một cách mạnh mẽ và hiệu quả".
Ông Conte cho biết 28% trong số 750 tỷ euro, tức là khoảng 209 tỷ euro đã được nhất trí dành cho Italy, trong đó 81 tỷ euro dưới dạng hỗ trợ và 127 tỷ euro dưới dạng cho vay.
Cùng chung quan điểm trên, Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez nhấn mạnh việc thông qua kế hoạch đầy tham vọng lần này là cần thiết trong bối cảnh khủng hoảng y tế đang tiếp tục đe dọa "Lục địa Già".
Về phần mình, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen đã lên tiếng bác bỏ những chỉ trích nói rằng việc đạt được thỏa thuận ngân sách mới của EU phải đánh đổi bằng những vấn đề bảo vệ pháp quyền và biến đổi khí hậu.
Trả lời phỏng vấn với hãng tin Đức DPA ngày 21/7, Chủ tịch EC von der Leyen nhấn mạnh: “Chúng tôi đã đạt được một cam kết cụ thể về pháp quyền và nguyên tắc mà lợi ích tài chính của EU phải được đảm bảo một cách hiệu quả”.
Bên cạnh đó, bà Von der Leyen cũng bác bỏ ý kiến "phàn nàn" của nhà hoạt động môi trường Greta Thunberg nói rằng ngân sách của EU đã "bỏ qua" vấn đề ấm lên toàn cầu.
Bà Von der Leyen cho rằng các mục tiêu bảo vệ khí hậu và số tiền phải chi cho bảo vệ khí hậu đã tăng từ 25% lên 30%.
Bà Von der Leyen nhấn mạnh Thỏa thuận Xanh châu Âu là một trong những ưu tiên chính cho các kế hoạch tái thiết ở các nước thành viên.
Quỹ Chuyển đổi công bằng (JTF) thậm chí đã được tăng gấp đôi so với kế hoạch ban đầu và đó là sự tập trung rõ ràng cho vấn đề khí hậu.
Đến kỳ vọng vực dậy nền kinh tế
Bộ trưởng Kinh tế Đức Peter Altmaier ngày 21/7 cho biết, kế hoạch phục hồi kinh tế nói trên của EU sẽ giúp khối này phục hồi nhanh hơn từ cuộc khủng hoảng do đại dịch COVID-19 và lấy lại đà tăng trưởng vào năm 2021. Phát biểu tại một cuộc họp báo ở Berlin, ông Altmaier coi sự đồng thuận của EU về kế hoạch phục hồi trên là tin tốt cho hàng triệu người ở Đức và trên khắp châu Âu.
Theo Bộ trưởng Altmaier, gói kích thích trên sẽ đảm bảo rằng việc phục hồi sẽ diễn ra nhanh hơn so với trường hợp không có gói tài chính trên.
Ông Altmaier nói thêm rằng bước đột phá tại Hội nghị thượng đỉnh EU đã làm tăng đáng kể cơ hội cho Đức - nền kinh tế hàng đầu của châu Âu và một cường quốc xuất khẩu.
Ông cũng hy vọng vào năm 2021, tất cả các quốc gia thành viên EU sẽ trở lại giai đoạn tăng trưởng và phục hồi.
Trong khi đó, Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez cho biết Tây Ban Nha sẽ nhận được 140 tỷ euro (160,17 tỷ USD) từ Quỹ phục hồi kinh tế của EU sau khi các lãnh đạo EU đã nhất trí thông qua gói hỗ trợ kinh tế nói trên sau 4 ngày đàm phán căng thẳng.
Tây Ban Nha sẽ nhận hơn 50% số tiền trên, tương đương 72,7 tỷ euro, dưới hình thức viện trợ, trong khi phần còn lại là tín dụng.
Theo ông Sanchez, “đây là một thỏa thuận to lớn đối với châu Âu cũng như Tây Ban Nha và châu Âu đã thiết lập cơ sở cho hành động phản ứng với cuộc khủng hoảng do COVID-19 mà không đánh mất tầm nhìn về tương lai”.
Ông Sanchez cho biết Tây Ban Nha sẽ sử dụng số tiền trên để khuyến khích đầu tư vào quá trình chuyển đổi kỹ thuật số của nền kinh tế nước này, quá trình chuyển sang sử dụng các nguồn năng lượng “xanh” hơn và lĩnh vực giáo dục trong nước.
Về phần mình Thủ tướng Italy Conte khẳng định nước này có trách nhiệm lớn với gói giải cứu 209 tỷ euro và sẽ thay đổi diện mạo đất nước.
Thủ tướng Conte cho rằng đây là "thời khắc lịch sử của Italy và châu Âu", thỏa thuận được đưa ra tại Hội nghị thượng đỉnh là kế hoạch phục hồi đầy tham vọng và phù hợp với cuộc khủng hoảng mà EU đang đối mặt.
Kết quả của Hội nghị cũng là một thành công lớn của Chính phủ Italy, một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do đại dịch COVID-19.
Đây cũng là nhận định chung của nhiều quan chức ở các nước châu Âu khi họ đều đánh giá EU đã đạt được một thỏa thuận lịch sử, đặc biệt khi đây là lần đầu tiên lãnh đạo các nước EU gặp mặt trực tiếp trong vòng 5 tháng kể từ đầu đại dịch COVID-19.
Tìm được đồng thuận về gói phục hồi kinh tế trị giá 750 tỷ euro được coi là thách thức sống còn với 27 nước EU, khi nhiều quốc gia EU đang rơi vào khủng hoảng kinh tế trầm trọng.
Khu vực sử dụng đồng tiền chung euro (Eurozone) có nguy cơ tan vỡ nếu các nước EU không đạt đồng thuận.
Giới chuyên gia nhận định, kết quả của hội nghị trên được cho là mang ý nghĩa biểu tượng, phần nào chứng tỏ các nhà lãnh đạo EU đã cùng nhau nỗ lực hết sức nhằm đối phó với tình thế vô cùng nghiêm trọng do đại dịch COVID-19 gây ra.
Trên thực tế, EU vẫn đang hứng chịu những dư âm của một thập niên đầy biến động, từ cuộc khủng hoảng nợ tại các nước Nam Âu, bất ổn của nền kinh tế Eurozone, làn sóng người tị nạn và cú sốc do việc nước Anh rời khỏi "mái nhà chung".
Dù vẫn còn sự khác biệt giữa các quốc gia thành viên EU, nhưng có thể nói qua Hội nghị thượng đỉnh kéo dài lần này EU đã thể hiện tinh thần trách nhiệm cao và đoàn kết để cùng vượt qua những thách thức trước mắt và lâu dài./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Kế hoạch phục hồi kinh tế mới có thể giúp kinh tế EU tăng trưởng?
21:25' - 21/07/2020
Kế hoạch phục hồi mới mà Liên minh châu Âu (EU) vừa đạt được tại hội nghị thượng đỉnh kết thúc ngày 20/7 sẽ giúp kinh tế "Lục địa già" thoát suy thoái do COVID-19 và tăng trưởng trở lại vào năm 2021.
-
Kinh tế Thế giới
Hội nghị thượng đỉnh EU vẫn đối mặt với nhiều trở ngại
07:43' - 20/07/2020
Ngày 19/7, sau ba ngày bàn thảo tại Hội nghị thượng đỉnh EU, các cuộc gặp giữa các nhà lãnh đạo thành viên EU vẫn tiếp diễn để tìm kiếm dàn xếp những khác biệt trong quan điểm về Quỹ phục hồi kinh tế.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc ra mắt tổ máy phát điện diesel khẩn cấp cho nhà máy điện hạt nhân đầu tiên
17:17'
Trung Quốc mới đây đã ra mắt tổ máy phát điện diesel khẩn cấp cho Nuclear Diesel số 1 - nhà máy điện hạt nhân đầu tiên có quyền sở hữu trí tuệ độc lập của nước này.
-
Kinh tế Thế giới
Cảng Thượng Hải (Trung Quốc) lập kỷ lục vận tải container 50 triệu TEU
15:55'
Cảng Thượng Hải được xem là “cửa ngõ” của Trung Quốc ra thế giới, là động lực thúc đẩy thương mại và giao lưu.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc trở thành điểm sáng của kinh tế băng tuyết toàn cầu
14:43'
Cảnh sắc tuyết trắng đẹp như cổ tích, cơ sở vật chất hiện đại và sự ủng hộ mạnh mẽ từ chính phủ đã biến Trung Quốc trở thành điểm sáng của kinh tế băng tuyết toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Bí mật giúp ông già Noel chinh phục 40 triệu mái nhà Vương quốc Anh
11:40'
Mùa Giáng sinh năm nay, ông già Noel có thể thảnh thơi hơn khi chu du khắp nước Anh, nhờ vào công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) tiên tiến do công ty Ordnance Survey phát triển.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc: Mạng lưới đường sắt cao tốc giúp thúc đẩy kinh tế chất lượng cao
08:29'
Tổng chiều dài vận hành của đường sắt cao tốc trên cả nước đã vượt trên 46.000 km, trong đó có hơn 10 tuyến đường sắt cao tốc mới đã được hoàn thành và đưa vào sử dụng, với chiều dài hơn 2.000 km.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ: Dự luật mới hỗ trợ người lao động sẽ "ngốn" hơn 190 tỷ USD
08:15'
Theo Văn phòng Ngân sách Quốc hội, dự luật này sẽ tiêu tốn hơn 190 tỷ USD trong 10 năm tới, đồng nghĩa với việc Quỹ An sinh Xã hội sẽ cạn sớm gần nửa năm so với luật hiện tại.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành du lịch Mỹ dự kiến "hốt bạc" vào dịp nghỉ lễ cuối năm
08:00'
Hiệp hội Xe hơi Mỹ (AAA) dự đoán hơn 119 triệu người sẽ rời nhà đi du lịch với khoảng cách ít nhất 50 dặm (hơn 80 km) kể từ ngày 21/12 cho tới ngày đầu Năm Mới...
-
Kinh tế Thế giới
EU tăng cường nhập khẩu dầu Nga
17:33' - 22/12/2024
Trong tháng 10 vừa qua, Liên minh châu Âu (EU) đã mua dầu từ Nga với tổng trị giá 687,5 triệu euro (khoảng 735,6 triệu USD), mức cao nhất kể từ tháng 2 năm nay.
-
Kinh tế Thế giới
Số người giàu ở Hàn Quốc có khoảng 700.000 USD trở lên gia tăng
13:09' - 22/12/2024
Tính đến cuối năm 2023, số người giàu có tài sản tài chính hơn 1 tỷ won (khoảng 700.000 USD) ước tính là 461.000 người, chiếm 0,9% tổng dân số Hàn Quốc, tăng 1% so với năm trước.