Các nước EU nhất trí cải cách trợ cấp thị trường điện
Theo bộ trên, trong khuôn khổ cuộc họp do Tây Ban Nha - nước hiện giữ chức Chủ tịch luân phiên EU - chủ trì, bộ trưởng các nước EU nhất trí một phần trong đề xuất pháp lý mới của Ủy ban châu Âu (EC), đó là diễn giải cách sử dụng trợ cấp nhà nước cho các dự án điện - vấn đề gây tranh cãi do những quan ngại, đặc biệt từ phía Đức, rằng việc trợ cấp có thể bóp méo cạnh tranh trên thị trường.
Trong một đề xuất mang tính thỏa hiệp, tất cả các khoản trợ cấp nhà nước trong tương lai cho các nhà máy điện hạt nhân và năng lượng tái tạo phải áp dụng hình thức các khoản trợ cấp "hợp đồng chênh lệch" dựa trên định giá năng lượng.
Tuy nhiên, các chính phủ vẫn có thể trao những hợp đồng như vậy cho các nhà máy điện hiện có khi thực hiện những khoản đầu tư đáng kể nhằm nâng công suất hoạt động hoặc kéo dài tuổi thọ của các nhà máy đó. Đề xuất cũng đã bổ sung các điều kiện để xoa dịu quan ngại của Đức và các nước khác.
Theo đó, các khoản trợ cấp phải bảo đảm việc sử dụng nguồn thu từ các chương trình này - chẳng hạn như phân phối tiền mặt để hỗ trợ các ngành công nghiệp địa phương - không bóp méo tính cạnh tranh hoặc hoạt động thương mại tại EU.
Phát biểu trước báo giới, Bộ trưởng Năng lượng Tây Ban Nha Teresa Ribera khẳng định việc cải cách trợ cấp thị trường điện sẽ giúp bảo vệ người tiêu dùng trong những trường hợp khẩn cấp và trước các cuộc khủng hoảng trong tương lai. Bà Ribera cũng nhấn mạnh rằng "yếu tố quan trọng nhất" là gần như tất cả các quốc gia EU đều nhất trí với nội dung cải cách này.
Về phần mình, Ủy viên Năng lượng EU Kadri Simson nhấn mạnh rằng vấn đề chính trong việc cải cách trợ cấp thị trường điện là hợp đồng chênh lệch. Đây là một điểm kỹ thuật mấu chốt. EC sẽ đảm bảo rằng các công cụ đó được thiết kế phù hợp và không bóp méo tính cạnh tranh cũng như duy trì sân chơi bình đẳng trên thị trường nội khối.
Trong khi đó, theo phóng viên TTXVN tại Paris, văn bản pháp lý vừa được các nước thành viên EU thông qua cho phép đáp ứng nhu cầu điện trên khắp châu lục mà không bị gián đoạn nguồn cung, kể cả trong giai đoạn nhu cầu sử dụng tăng cao đỉnh điểm. Vẫn là nhà máy điện cuối cùng được kêu gọi đáp ứng nhu cầu tiêu thụ, thường là một nhà máy điện khí, quyết định giá điện.
Tuy nhiên từ nay, EU khuyến khích việc sử dụng các hợp đồng dài hạn giữa một bên là các nhà sản xuất năng lượng carbon thấp và bên kia là các nhà công nghiệp hoặc nhà nước. Mấu chốt của vấn đề là giá cả sẽ được ấn định từ trước, cho phép người tiêu dùng cân đối chi phí trong khi nhà cung cấp có thể tính toán được nguồn thu.
Suốt hai năm qua, Tây Ban Nha cũng như Pháp đã kêu gọi EU cải cách nhằm cho phép các hộ gia đình và doanh nghiệp được hưởng lợi từ chi phí sản xuất tương đối thấp mà năng lượng hạt nhân hoặc năng lượng tái tạo có thể mang lại.
Trong khi đó, các nước khác, nhất là Đức, vốn phụ thuộc nhiều hơn vào khí đốt, không muốn can thiệp vào các cơ chế đang có hiệu lực nhằm đảm bảo an ninh nguồn cung. Tuy nhiên, cuộc xung đột ở Ukraine, việc Nga cắt giảm nguồn cung khí đốt đẩy giá điện tại EU lên mức cao kỷ lục trong năm ngoái cũng như tình trạng lạm phát ở châu Âu đã làm thay đổi tình hình.
Nhu cầu ứng phó với Đạo luật Giảm lạm phát (IRA) của Mỹ - theo đó cung cấp khoản trợ cấp trị giá 350 tỷ euro cho ngành công nghiệp xanh và mở rộng khoảng cách cạnh tranh giữa các công ty Mỹ và châu Âu - cũng khiến nhiều nước kêu gọi cải cách thị trường điện.
Trước thực tế đó, vào tháng 3 năm nay, Ủy ban châu Âu (EC) đã đề xuất nhiều thay đổi đối với thị trường nhằm chuyển đổi sang các hợp đồng cố định giá điện dài hạn để bảo vệ người tiêu dùng trên thị trường nhiên liệu hóa thạch đầy biến động./.
Tin liên quan
-
Ý kiến và Bình luận
Bất đồng Pháp - Đức cản trở EU cải cách thị trường điện
07:09' - 18/10/2023
Tranh cãi giữa Đức và Pháp đang cản trở nỗ lực của Liên minh châu Âu (EU) trong việc thúc đẩy thỏa thuận về cải cách thị trường điện bị trì hoãn lâu nay.
-
Kinh tế Việt Nam
Chính sách giá điện, thị trường điện Việt Nam - Một số vấn đề đặt ra
16:05' - 18/07/2023
Đặc biệt quan tâm những đề xuất “đúng” và “trúng”, giải quyết, tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc đối với chính sách giá điện, thị trường điện Việt Nam trước mắt cũng như lâu dài.
-
Thị trường
Kế hoạch cải cách thị trường điện của EU gặp trở ngại
18:08' - 19/06/2023
Kế hoạch cải cách thị trường điện của các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã vấp phải trở ngại sau khi Thụy Điển đưa ra một đề xuất kéo dài trợ cấp cho các nhà máy nhiệt điện than.
-
Kinh tế Thế giới
EU nhất trí đẩy nhanh cải cách thị trường điện
12:29' - 24/03/2023
Lãnh đạo các nước EU nhất trí đẩy nhanh cải cách thị trường điện của khối nhằm ngăn chặn giá năng lượng tăng đột biến.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Fed: Nợ công của Mỹ là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính
14:29'
Theo nhận định từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), nợ công của nước này hiện là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính, vượt qua cả vấn đề lạm phát cao dai dẳng.
-
Kinh tế Thế giới
Hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam
09:26'
Đại sứ Ngô Minh Nguyệt khẳng định sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam, đặc biệt trong xuất khẩu các mặt hàng có thế mạnh của địa phương này
-
Kinh tế Thế giới
10 sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua
09:25'
Giá vàng thế giới tăng mạnh nhất gần hai năm qua, đồng bitcoin tăng giá khoảng 130%, đồng USD áp sát mức cao nhất trong 13 tháng... là trong những sự kiện kinh tế thế giới nổi bật trong tuần qua.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc: Phát hiện mỏ vàng trữ lượng siêu lớn ở tỉnh Hồ Nam
20:39' - 23/11/2024
Mỏ mới ở độ sâu 2.000m bên dưới mỏ vàng Wangu ở huyện Bình Giang.
-
Kinh tế Thế giới
Các nhà điều hành kinh tế trong chính phủ của Tổng thống đắc cử Donald Trump
15:46' - 23/11/2024
Ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã đề cử nhà đầu tư Scott Bessent làm Bộ trưởng Tài chính trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống đắc cử Mỹ công bố loạt đề cử nhân sự mới
10:55' - 23/11/2024
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã công bố một loạt đề cử nhân sự trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc thiết lập cơ chế liên ngành kinh tế đối ngoại để ứng phó thay đổi chính sách từ Mỹ
08:46' - 23/11/2024
Chính phủ Hàn Quốc đang nỗ lực nhằm ổn định nền kinh tế và đảm bảo sinh kế cho người dân.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia tăng biện pháp trả đũa EU
19:36' - 22/11/2024
Ngày 22/11, Trung Quốc mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ EU, bao gồm các chương trình trợ cấp của EU và của các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Italy và Hà Lan.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Thái Lan phê duyệt kế hoạch kích thích kinh tế
18:26' - 22/11/2024
Ủy ban chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ Thái Lan do Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra làm Chủ tịch đã phê duyệt kế hoạch 5 điểm nhằm thúc đẩy nền kinh tế đất nước trong cả ngắn và dài hạn.