Các nước giàu không viện trợ đủ theo cam kết cho chống biến đổi khí hậu
Các chuyên gia cho biết các nước giàu đã không viện trợ đầy đủ mỗi năm 100 tỷ USD theo một cam kết cách đây hơn một thập kỷ nhằm giúp các nước đang phát triển giảm ô nhiễm CO2 và thích ứng với các tác động của biến đổi khí hậu.
Theo cam kết đưa ra tại hội nghị thượng đỉnh về khí hậu của Liên hợp quốc (LHQ) năm 2009 ở Copenhagen (Đan Mạch), các nước giàu sẽ tăng dần viện trợ cho các nước thu nhập thấp toàn cầu lên mức 100 tỷ USD (86,5 tỷ euro) mỗi năm vào năm 2020.Tuy nhiên, Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) cho biết một thập kỷ sau, mục tiêu này vẫn còn rất xa khi mới chỉ có tổng cộng dưới 80 tỷ USD được giải ngân vào năm 2019. Trong khi đó, các tổ chức phi chính phủ cho biết nếu chỉ xem xét các khoản trợ cấp, không tính các khoản vay, số tiền trên chỉ còn gần một nửa.
Với chính quyền của Tổng thống Joe Biden, Mỹ đã tăng gấp đôi viện trợ và cam kết 11,4 tỷ USD/năm vào năm 2024, nhưng con số này vẫn không đủ để thu hẹp khoảng cách.Canada và Đức dự kiến sẽ công bố các cam kết bổ sung trước Hội nghị các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc (LHQ) về biến đổi khí hậu (COP26) sắp diễn ra vào tháng 11 tới tại thành phố Glasgow, Scotland.
Chủ trì COP26, Thủ tướng Anh Boris Johnson cho biết: "Chúng tôi hiểu rằng khi các nước đang phát triển tìm đến chúng tôi để được giúp đỡ, chúng tôi phải gánh vác trách nhiệm của mình".Theo ông, một trong những thách thức lớn nhất mà các cuộc đàm phán về khí hậu phải đối mặt là sự thiếu hụt lòng tin giữa các bên và tài chính khí hậu có thể là vấn đề gay gắt nhất được đưa ra thảo luận tại hội nghị tới.
Trưởng ban khí hậu LHQ Patricia Espinosa cũng nhất trí rằng thực hiện cam kết chính là một "chìa khóa" để giải quyết các vấn đề nan giải khác. Phát biểu với các nhà báo, bà nói: "Nếu chúng ta có thể có được một viễn cảnh tốt về cam kết 100 tỷ USD, chúng ta sẽ có phương tiện để đạt tiến bộ trong một số vấn đề khác".
Vào năm 2009, 100 tỷ USD có vẻ là một mức lớn, nhưng những ước tính đã tăng vọt gần đây sau khi xảy ra hàng loạt đợt nắng nóng, lũ lụt, hạn hán và hơn thế nữa.
Các chuyên gia cho biết sau những cơn bão mạnh, số tiền này gần như không đủ, thậm chí là quá nhỏ so với các gói phục hồi COVID-19 trị giá hàng nghìn tỷ USD đã được tung ra.
Trong một báo cáo gần đây, các chuyên gia tài chính khí hậu do LHQ ủy quyền nhấn mạnh: "Mục tiêu 100 tỷ USD cần được coi là mức sàn chứ không phải là mức trần".
Cựu Tổng thống Maldives Mohamed Nasheed, đại diện cho Diễn đàn Tổn thương Khí hậu (CVF) của 48 quốc gia có dân số cộng gộp là 1 tỷ người, cho biết vấn đề tài chính khí hậu nên được mở rộng cả việc xóa nợ quốc gia. Ông Nasheed cho biết sẽ đưa ra đề xuất này tại các cuộc đàm phán ở Glasgow./.>>Hong Kong (Trung Quốc) đầu tư hơn 30 tỷ USD để ứng phó biến đổi khí hậu
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Pháp tăng gấp đôi cam kết viện trợ vaccine ngừa COVID-19 cho các nước nghèo
08:54' - 26/09/2021
Tổng thống Emmanuel Macron cam kết Pháp sẽ tăng gấp đôi số vaccine ngừa COVID-19 viện trợ cho các nước nghèo hơn lên con số 120 triệu liều.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ cấp phép giao dịch tạo thuận lợi cho viện trợ nhân đạo Afghanistan
11:50' - 25/09/2021
Ngày 24/9, Mỹ đã cấp phép cho một số giao dịch với Taliban, qua đó tiếp tục mở đường để dòng viện trợ tới được Afghanistan.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Truyền thông Argentina: Việt Nam ngày càng có nhiều đóng góp cho cộng đồng quốc tế
10:21'
Tờ Reporte Asia của Argentina đã có bài viết đánh giá cao những đóng góp của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương.
-
Ý kiến và Bình luận
Doanh nghiệp Thụy Sỹ đánh giá cao tiềm năng trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam
20:27' - 06/07/2025
Phóng viên TTXVN tại Thụy Sỹ đã có cuộc trao đổi với ông Stefan Winzenried - nhà sáng lập và Giám đốc điều hành công ty công nghệ JANZZ.technology của Thụy Sỹ - về “bước chuyển mình” của Việt Nam.
-
Ý kiến và Bình luận
Bộ trưởng Đỗ Đức Duy: Kiểm soát ô nhiễm, thúc đẩy chuyển đổi xanh cho đô thị Việt Nam
14:23' - 05/07/2025
Vấn đề ô nhiễm không khí ở các thành phố, đô thị lớn là hiện hữu và đang trở thành thách thức lớn trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
-
Ý kiến và Bình luận
Thị trường lao động Mỹ: Đã đến lúc dừng lạc quan?
08:09' - 03/07/2025
Các ngành như dịch vụ doanh nghiệp, giáo dục và y tế ghi nhận sự sụt giảm việc làm, ngược lại, các ngành giải trí, khách sạn và chế tạo lại có sự tăng trưởng.
-
Ý kiến và Bình luận
“Sắp xếp lại giang sơn” - cơ hội lớn từ góc nhìn quốc tế
09:50' - 02/07/2025
Phóng viên TTXVN tại Thụy Sỹ đã có cuộc trao đổi với đại diện của Diễn đàn Kinh tế Thụy Sỹ - Việt Nam (SVEF) về cơ hội từ việc “Sắp xếp lại giang sơn”.
-
Ý kiến và Bình luận
Thị trường lao động Mỹ phát tín hiệu trái chiều
08:59' - 02/07/2025
Nhu cầu lao động của nước này đã bất ngờ tăng trong tháng 5/2025, song sự sụt giảm trong hoạt động tuyển dụng đã củng cố thêm những dấu hiệu cho thấy thị trường lao động đang chậm lại.
-
Ý kiến và Bình luận
Dấu hiệu người tiêu dùng Mỹ bắt đầu “lãnh đòn” thuế quan
09:07' - 01/07/2025
Giá các mặt hàng sản xuất tại Trung Quốc và bán trên nền tảng bán lẻ Amazon.com đang tăng nhanh hơn tốc độ lạm phát chung.
-
Ý kiến và Bình luận
Chứng khoán Việt Nam tháng 7: Kỳ vọng "tháng tăng điểm"
07:30' - 01/07/2025
Thị trường chứng khoán có thể biến động mạnh trong tháng 7 và dòng tiền sẽ tiếp tục phân hóa để tìm đến những cổ phiếu có kết quả kinh doanh tích cực cũng như triển vọng tăng giá trong nửa cuối năm.
-
Ý kiến và Bình luận
CBO: Dự luật thuế tại Thượng viện sẽ khiến Mỹ thâm hụt thêm 3.300 tỷ USD
10:45' - 30/06/2025
Theo ước tính mới từ Văn phòng Ngân sách Quốc hội (CBO), dự luật thuế và chi tiêu của Tổng thống Donald Trump tại Thượng viện sẽ làm tăng thâm hụt ngân sách Mỹ thêm gần 3.300 tỷ USD trong 10 năm tới.