Các nước hối thúc WTO cải cách hoạt động
Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 7/6 cho rằng cần phải tăng cường hiệu quả của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), nhằm cung cấp cho các thể chế quốc tế nội dung mới, cũng như cần tôn trọng các nguyên tắc tương tác và cạnh tranh giữa các nước theo các mô hình phát triển của họ.
Phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế quốc tế Saint Petersburg thường niên lần thứ 23 (SPIEF) ngày 7/6, Tổng thống Putin nhấn mạnh đây không phải là áp đặt một quy tắc cứng nhắc đơn lẻ và duy nhất đối với các nước, mà trên hết là sự hài hòa các lợi ích kinh tế quốc gia. Theo đó, các nguyên tắc tương tác, cạnh tranh và hợp tác giữa các nước nên dựa trên những mô hình đa dạng về phát triển, đặc thù và lợi ích của họ.Theo ông Putin, việc phát triển các nguyên tắc như vậy nên diễn ra một cách cởi mở và dân chủ nhất có thể.
Trên cơ sở này, hệ thống thương mại toàn cầu cần phải thích ứng với những thực tế hiện đại và tăng cường hiệu quả công việc của WTO.
Ngoài ra, ông Putin cũng cho rằng mô hình phát triển toàn cầu bền vững chỉ có thể được đảm bảo trên cơ sở các thỏa thuận quốc tế mới được các nước tôn trọng.
Trước đó, Liên minh châu Âu (EU), Canada, Australia và Trung Quốc đều đã kêu gọi cải cách thể chế WTO. Thủ tướng Australia Scott Morrison khẳng định WTO vẫn là nền tảng tốt nhất để đảm bảo sự thịnh vượng tiếp tục trong một thế giới thay đổi nhanh chóng.Ông Morrison nêu rõ các nước cùng chí hướng, bao gồm cả Australia và Anh, cần hỗ trợ cải cách WTO để sửa đổi, chứ không hủy bỏ, hệ thống thương mại dựa trên luật lệ.
Trong khi đó, Trung Quốc đã chính thức đệ trình “Văn bản kiến nghị của Trung Quốc về cải cách WTO” lên tổ chức này.Trước tình hình kinh tế thế giới hiện có sự điều chỉnh sâu sắc, chủ nghĩa đơn phương, chủ nghĩa bảo hộ thương mại trỗi dậy, toàn cầu hóa kinh tế gặp khó khăn, tính quyền uy và tính hữu hiệu của thế chế thương mại đa phương đang bị thách thức nghiêm trọng.
Trong bối cảnh này, Trung Quốc ủng hộ WTO tiến hành cải cách để giải quyết khủng hoảng trước mắt, đáp ứng được với nhu cầu phát triển của thời đại, bảo vệ thể chế thương mại đa phương.
Diễn đàn Kinh tế quốc tế Saint Petersburg là một trong những sự kiện quốc tế lớn có uy tín hằng năm quy tụ đông đảo các nhà lãnh đạo chính trị, các tập đoàn, đại diện các tổ chức khu vực và quốc tế…, nhằm thảo luận các vấn đề quan trọng có tác động đến sự phát triển kinh tế toàn cầu.Năm 2018, SPIEF đã thu hút sự tham gia của khoảng 17.000 đại biểu đại diện cho hơn 140 nước trên thế giới.
Trong khuôn khổ diễn đàn năm 2018, 593 thỏa thuận đã được ký kết với tổng trị giá hơn 2.600 tỷ ruble (rúp) (khoảng 40 tỷ USD).
- Từ khóa :
- wto
- hoạt động của wto
- cải cách wto
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
WTO có thể bị tê liệt do những bất đồng giữa các cường quốc
09:57' - 24/05/2019
Cảnh báo trên được đưa ra sau cuộc họp thường niên cấp Bộ trưởng của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) vừa diễn ra tại Paris, Pháp.
-
Kinh tế Thế giới
WTO cảnh báo tăng trưởng thương mại toàn cầu tiếp tục yếu kém
07:57' - 21/05/2019
Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) cảnh báo tăng trưởng thương mại toàn cầu tiếp tục yếu kém khi bước vào quý II của năm nay, chỉ số về thương mại hàng hóa thế giới vẫn không có dấu hiệu cải thiện.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc chính thức kiến nghị cải cách WTO
16:32' - 15/05/2019
Trung Quốc chính thức đệ trình “Văn bản kiến nghị của Trung Quốc về cải cách Tổ chức thương mại thế giới (WTO)” lên tổ chức này.
-
Kinh tế Thế giới
EU: WTO là nơi tốt nhất để giải quyết các tranh chấp thương mại
20:41' - 06/04/2019
EU tin rằng WTO là nơi tốt nhất để giải quyết các tranh chấp thương mại, song cơ quan này cần được cải tổ để giải quyết những vấn đề liên quan tới Mỹ cũng như các mối quan tâm riêng của họ.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực hiện chính sách miễn thị thực đơn phương cho 29 nước
16:03'
Nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01'
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói kích thích kinh tế 140 tỷ USD
14:47'
Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ công bố gói kích thích kinh tế trị giá 22.000 tỷ yen (khoảng 140 tỷ USD) nhằm tăng nguồn thu nhập cho người tiêu dùng vào thứ Sáu (22/11) sau kết quả bầu cử vừa qua.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẵn sàng thúc đẩy quan hệ kinh tế ổn định với Mỹ
13:46'
Theo Thứ trưởng Trung Quốc Vương Thụ Văn, Trung Quốc sẵn sàng đối thoại, mở rộng các lĩnh vực hợp tác và quản lý những khác biệt với Mỹ, nhằm thúc đẩy quan hệ theo hướng ổn định và bền vững.
-
Kinh tế Thế giới
Mexico phản đối kế hoạch trục xuất của Tổng thống đắc cử Mỹ
12:43'
Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum ngày 21/11 đã lên tiếng phản đối các kế hoạch về người di cư của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản tăng mạnh
12:42'
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản trong tháng 10/2024 tăng 22,9% so với cùng kỳ năm ngoái, do những khó khăn liên tục của nền kinh tế lớn nhất châu Âu.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc muốn xây dựng 4 thành phố khởi nghiệp hàng đầu thế giới
12:40'
Cho đến năm 2030, Hàn Quốc sẽ thúc đẩy việc xây dựng 4 thành phố lọt vào danh sách 100 thành phố tốt nhất thế giới để khởi nghiệp.
-
Kinh tế Thế giới
Đại sứ Đỗ Hoàng Long: Làm sâu sắc thêm quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt Việt Nam - Bulgaria
11:43'
Chuyến thăm chính thức của Tổng thống Rumen Radev tới Việt Nam diễn ra vào thời điểm quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt giữa hai nước có nhiều bước phát triển quan trọng.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia cam kết giảm tỷ trọng điện than xuống 33%
10:31'
Chính phủ Indonesia có kế hoạch cắt giảm tỷ trọng điện than trong cơ cấu năng lượng của nước này xuống còn 33%, đồng thời tăng tỷ trọng năng lượng tái tạo lên 42% vào cuối năm 2040.