Các startup Ấn Độ sẽ tiếp tục hấp dẫn vốn đầu tư trong năm 2022
Giới chuyên gia nhận định rằng các công ty khởi nghiệp (startup) công nghệ của Ấn Độ sẽ tiếp tục thu hút vốn từ cả thị trường tư nhân và công cộng trong năm 2022 tới sau một năm 2021 khá thành công, khi những startup này tiếp tục phát triển và trưởng thành hơn.
Một năm 2021 “bùng nổ” Có một sự chuyển đổi đáng chú ý trong môi trường khởi nghiệp của Ấn Độ vào năm 2021: Một số công ty nổi tiếng đã chính thức phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO).Những cái tên nổi bật nhất bao gồm ứng dụng giao đồ ăn Zomato, công ty thanh toán khổng lồ Paytm và công ty mẹ của công ty bảo hiểm trực tuyến Policybazaar. Nhiều startup khác cũng đang trong quá trình IPO, bao gồm công ty gọi xe Ola và chuỗi khách sạn Ấn Độ Oyo.
Các startup trong lĩnh vực công nghệ của Ấn Độ cũng đã huy động được số vốn kỷ lục từ các quỹ tư nhân và công ty đầu tư mạo hiểm.
Theo số liệu do công ty nghiên cứu thị trường và tư vấn đầu tư AVCJ tổng hợp, những nhà đầu tư này đã “bơm” khoảng 28,2 tỷ USD vào các startup công nghệ Ấn Độ trong năm nay thông qua 779 thương vụ. Con số trên đánh dấu mức tăng vọt tới 200% so với 9,4 tỷ USD ghi nhận hồi năm 2020.
Ông Rajan Anandan, quản lý cấp cao tại công ty đầu tư mạo hiểm Sequoia Capital chi nhánh Ấn Độ tỏ ra “rất lạc quan” về triển vọng cùng khả năng tạo ra giá trị lâu dài cho các bên liên quan của hệ sinh thái công nghệ nước này. Chuyên gia của Sequoia Capital nói thêm rằng lượng thanh khoản chưa từng có từ các chính sách tiền tệ cực kỳ nới lỏng của các ngân hàng trung ương trên toàn cầu đã giúp đưa mức gây quỹ cho các startup Ấn Độ lên một tầm cao mới trong năm 2021.Theo ông Anandan, sự thành công của các công ty trên cả các sàn giao dịch trong nước lẫn quốc tế đã dẫn đến sự quan tâm ngày một tăng từ các nhà đầu tư trên toàn thế giới.
Ông cũng cho hay tám 8 công ty trong danh mục đầu tư của Sequoia Capital đã ra mắt thị trường chứng khoán vào năm 2021. Và với một số đợt IPO đầy hứa hẹn đang được chuẩn bị cho năm tới, ông kỳ vọng xu hướng này sẽ còn tiếp tục.
Tâm lý thận trọng nhưng vẫn nhiều kỳ vọng Tuy nhiên, giới quan sát lưu ý rằng các nhà đầu tư đã đón nhận một số IPO công nghệ hàng đầu của Ấn Độ với tâm trạng khá khác nhau. Trong khi cổ phiếu của Zomato đã có màn ra mắt xuất sắc và đã tăng khoảng 5,44% so với ngày IPO 23/7, thì cổ phiếu Paytm lại giảm hơn 13% so với lần đầu ra mắt vào ngày 18/11. Một công ty thanh toán kỹ thuật số khác là Mobikwik đã trì hoãn việc IPO sau khởi đầu đáng thất vọng của Paytm. Do đó, giới đầu tư càng cẩn trọng hơn đối với các công ty tài chính công nghệ (fintech), cân nhắc về khả năng tạo ra doanh thu và cuối cùng là lợi nhuận của họ. Theo ông Nikhil Kamath, người đồng sáng lập nền tảng môi giới đầu tư Zerodha của Ấn Độ, dù cẩn trọng nhưng thị trường vẫn khá mong chờ các đợt IPO trong tương lai. Câu hỏi lớn ở đây là các công ty đó sẽ hoạt động như thế nào trong dài hạn. Ông Kamath chỉ ra rằng cổ phiếu của nhiều startup công nghệ, bao gồm cả một số công ty đã IPO, vẫn bị định giá quá cao trong khi phần lớn đang không có lợi nhuận và có vẻ cũng không làm được điều này trong 4 - 5 năm tới. Do vậy, hơi khó để chứng minh cho việc định giá của họ là phù hợp. Còn theo ông Sandeep Naik, người đứng đầu khu vực Ấn Độ và Đông Nam Á tại công ty đầu tư toàn cầu General Atlantic, các nhà đầu tư nên tách biệt định giá của công ty - được xác định bởi thị trường đại chúng - và các nguyên tắc cơ bản của họ khi cân nhắc “rót tiền” vào một công ty mới thành lập.Triển vọng cho năm 2022
Trong khi các công ty khởi nghiệp dự kiến sẽ tiếp tục thu hút thêm nguồn vốn mới vào năm 2022, tốc độ gây quỹ và tăng trưởng có thể chậm lại tương đối. Đó là bởi rất nhiều nhu cầu bị dồn nén được “bung ra” trong năm nay sau khi nhiều vòng tài trợ dự kiến diễn ra vào năm 2020 phải hoãn lại vì đại dịch COVID-19. Ông Amit Anand, đối tác sáng lập tại công ty đầu tư mạo hiểm Jungle Ventures đánh giá về tổng thể Ấn Độ là một thị trường đang phát triển, với xu hướng tăng trưởng đang thiên về ổn định, dài hạn hơn thay vì chỉ "đột biến một lần". Đối với các nhà đầu tư quốc tế như Jungle Ventures có trụ sở tại Singapore, Ấn Độ là một thị trường chiến lược và những khoản đặt cược thường là cho dài hạn. Chuyên gia Anandan của Sequoia Capital nói thêm rằng thị trường của Ấn Độ đang phát triển ngày càng sâu rộng và chất lượng nguồn nhân lực cũng được cải thiện.Theo ông, đại dịch COVID-19 đã thúc đẩy việc áp dụng công nghệ, dẫn đến nhiều startup phát triển nhanh hơn nhiều so với trước đây. Miễn là họ thể hiện được khả năng tiếp tục mở rộng quy mô, các quỹ sẽ tiếp tục đổ tiền vào những startup này.
Tuy nhiên, vẫn có một số khó khăn mà các startup cần phải vượt qua, cả trong việc huy động vốn và khi tham gia thị trường đại chúng. Những khó khăn này bao gồm đà phục hồi kinh tế chậm chạp ở Ấn Độ, áp lực lạm phát gia tăng, cùng với xu hướng bình thường hóa chính sách tiền tệ của các ngân hàng trung ương lớn trên toàn cầu như Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed)./.>>>Ấn Độ: Đầu tư của các tổ chức vào bất động sản có thể giảm mạnh
Tin liên quan
-
Bất động sản
Startup bất động sản Homebase huy động thành công 30 triệu USD
12:13' - 15/11/2021
Homebase – một startup về công nghệ bất động sản (PropTech) tại Việt Nam vừa thông báo đã huy động thành công 30 triệu USD từ nhiều quỹ đầu tư mạo hiểm hàng đầu và uy tín trên thế giới.
-
DN cần biết
Hàn Quốc hỗ trợ 100 startup mở rộng ra nước ngoài mỗi năm
12:21' - 27/09/2021
Hàn Quốc có kế hoạch tăng cường hỗ trợ các công ty khởi nghiệp và các công ty nhỏ hơn mở rộng hoạt động ra nước ngoài, trong nỗ lực tăng cường quan hệ với các nước Đông Nam Á và lục địa Á-Âu.
-
Kinh tế Việt Nam
Bất chấp dịch COVID-19, vốn đầu tư nước ngoài vẫn đổ vào các Startup Việt Nam
17:04' - 16/09/2021
Dù dịch COVID-19 kéo dài tác động tiêu cực đến toàn bộ nền kinh tế, nhưng dòng vốn đầu tư nước ngoài đổ vào các công ty khởi nghiệp (Startup) ở Việt Nam, nhất là Startup công nghệ tiếp tục là tâm điểm
Tin cùng chuyên mục
-
Chuyển động DN
Gần 99% tro xỉ của Nhiệt điện Duyên Hải được tiêu thụ trong 6 tháng đầu năm
17:36' - 15/07/2025
Trong 6 tháng đầu năm 2025, gần 99% lượng tro xỉ phát sinh tại các nhà máy của Công ty Nhiệt điện Duyên Hải đã được tiêu thụ làm vật liệu xây dựng, san lấp mặt bằng.
-
Chuyển động DN
ChromeOS và Android sẽ về chung một mái nhà
16:15' - 15/07/2025
Công ty công nghệ Google (Mỹ) có kế hoạch kết hợp hệ điều hành di động Android với ChromeOS, phần mềm hiện đang chạy trên các máy tính xách tay Chromebook của Google.
-
Chuyển động DN
Vietravel Airlines hoàn 100% vé do ảnh hưởng sự cố va chạm tàu bay với chim
19:04' - 14/07/2025
Sự cố vừa qua khiến 7 chuyến bay của Vietravel Airlines bị huỷ trong hai ngày 13-14/7 và ảnh hưởng dây chuyền chậm chuyến của một số chuyến bay khác.
-
Chuyển động DN
Lọc dầu Nghi Sơn sẽ vận hành ổn định ở công suất tối ưu trong nửa cuối năm
17:22' - 14/07/2025
Trong nửa cuối năm 2025, Công ty TNHH Lọc Hóa Dầu Nghi Sơn (NSRP) sẽ tiếp tục duy trì vận hành ổn định với công suất tối ưu nhà máy lọc dầu Nghi Sơn để đảm bảo nguồn cung xăng dầu cho thị trường.
-
Chuyển động DN
Manulife nâng cao kiến thức y tế cho đội ngũ tư vấn viên
16:33' - 14/07/2025
Sáng kiến này góp phần nâng cao chuẩn mực tư vấn viên bảo hiểm, đồng thời thể hiện cam kết của Manulife Việt Nam trong việc đồng hành cùng khách hàng trên hành trình sống khỏe mỗi ngày.
-
Chuyển động DN
Đảm bảo nguồn cung than cho các nhà máy nhiệt điện trong EVN 6 tháng cuối năm
13:00' - 14/07/2025
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) vừa họp bàn về kế hoạch cung cấp than cho sản xuất điện 6 tháng cuối năm 2025.
-
Chuyển động DN
Khắc phục sự cố trên đường dây 110kV Nông Cống – Nghi Sơn
12:49' - 14/07/2025
Công ty Điện lực Thanh Hóa đã triển khai các phương án theo đúng quy trình xử lý sự cố, đồng thời nhanh chóng thực hiện các giải pháp nhằm đảm bảo cấp điện kịp thời.
-
Chuyển động DN
Tân cảng Sài Gòn tiếp nhận 12 cẩu cao cấp khung Genma - Kalmar RTG6+1
12:49' - 12/07/2025
Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn đã hoàn thành tiếp nhận 12 cẩu khung Genma - Kalmar RTG6+1. Đây là loại cẩu có kỹ thuật cao nhất so với thị trường Việt Nam hiện nay.
-
Chuyển động DN
Biến sản phẩm nghệ thuật thành “hàng hóa đặc biệt” để xuất khẩu
21:37' - 11/07/2025
Chiều nay (11/7) tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, đã chính thức diễn ra Đại hội Hiệp hội Phát triển Công nghiệp Văn hóa Việt Nam lần thứ I nhiệm kỳ 2025 – 2030.