Các thương hiệu mới nổi giành lợi thế tại Trung Quốc và Hàn Quốc

08:40' - 11/02/2024
BNEWS Theo báo cáo của công ty tư vấn quản lý toàn cầu Bain &Company, trong vài năm qua, các thương hiệu hàng tiêu dùng mới xuất hiện đang giành thị phần tại Trung Quốc và Hàn Quốc.
Bain & Company nghiên cứu 23 loại hàng hóa tiêu dùng ở 11 thị trường châu Á-Thái Bình Dương từ năm 2018 đến năm 2022 để xác định liệu các thương hiệu mới xuất hiện đang thuận lợi hay gặp khó khăn ở các quốc gia được khảo sát.

Các thương hiệu truyền thống chỉ giành thị phần 8 trong 28 lĩnh vực ở Trung Quốc, trong khi chiếm lĩnh 4 lĩnh vực ở Hàn Quốc.

Trong khi đó, sự thịnh hành của thương mại điện tử của Trung Quốc và Hàn Quốc đã giúp các thương hiệu mới nổi thuận lợi hơn trong việc thâm nhập vào những lĩnh vực mà sự cạnh tranh lớn.

 

Mua sắm trực tuyến chiếm 34% doanh số bán lẻ năm 2022 tại Hàn Quốc và 27% tại Trung Quốc.

Tuy nhiên, các thương hiệu hiện có vẫn chiếm thị phần lớn và tương đối phổ biến hơn ở Malaysia, Philippines và Ấn Độ.

Sự thịnh hành của mua sắm trực tuyến, mạng xã hội và việc tiếp cận các nhà máy dễ dàng hơn đang đưa đến sự phát triển của các thương hiệu hàng tiêu dùng mới ở các nước châu Á, gây sức ép lên các thương hiệu truyền thống.

Người phụ trách hành vi tiêu dùng tại Bain & Company, David Zehner, cho rằng các công ty sản xuất hàng tiêu dùng cần liên tục đổi mới danh mục sản phẩm.

Theo Bain & Company, một thương hiệu mới là một doanh nghiệp đạt doanh thu hàng năm trên 25 triệu USD, với tốc độ tăng trưởng trung bình 10 lần trong 5 năm qua và hoạt động độc lập hay được một công ty lớn mua lại trong 2 năm qua.

Một ví dụ là thương hiệu mút xốp bọt biển Scrub Daddy là thương hiệu mới nổi, trong khi đối thủ Scotch-Brite là thương hiệu truyền thống.

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục