Các trung tâm công nghệ giúp Malaysia đẩy nhanh phục hồi kinh tế
Trong quý đầu tiên của năm 2020, bang miền Bắc Malaysia đã thu hút được 6,8 tỷ ringgit (1,6 tỷ USD) vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), chiếm tới 2/3 tổng số vốn FDI vào nước này.
Điều này cho thấy Penang có thể thu hút nhiều dự án mới ngay cả khi dịch COVID-19 gây gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu và làm giảm nhu cầu trên thế giới.
Theo Cơ quan xúc tiến đầu tư bang Penang (invest Penang), tổng số vốn đầu tư vào bang này trong ba tháng đầu năm 2020 cao gấp đôi so với ba tháng trước đó.
Chuyên gia kinh tế Wellian Wiranto tại Ngân hàng Oversea Chinese Banking (OCBC) tại Singapore cho rằng Malaysia đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong chuỗi cung ứng chất bán dẫn toàn cầu. Do đó quốc gia Đông Nam Á này ở vị thế thuận lợi cho đà hồi phục kinh tế toàn cầu trong năm 2021.
Tuy nhiên, các số liệu kinh tế dự kiến được công bố vào tuần tới nhiều khả năng sẽ chứng kiến một sự sụt giảm khi nền kinh tế Malaysia chỉ tăng trưởng 0,7% trong quý đầu tiên của năm nay, mức thấp nhất kể từ năm 2009.
Chính phủ Malaysia đã công bố các gói kích thích kinh tế trị giá gần 70 tỷ USD, tương đương khoảng 20% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), nhằm đối phó với những tác động của dịch bệnh tới nền kinh tế. Tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệp đã tăng lên 5,3% - mức cao nhất kể từ năm 1990.
Các nhà phân tích kỳ vọng Malaysia sẽ vượt qua đại dịch tốt hơn hầu hết các nước khác. Ngân hàng Thế giới (WB) nhận định nền kinh tế lớn thứ ba khu vực Đông Nam Á sẽ sụt giảm 3,1% trong năm nay trước khi phục hồi với mức tăng trưởng 6,9% vào năm 2021, vượt qua tốc độ tăng trưởng của các nước láng giềng.
Trong khi đó, cơ quan xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings kỳ vọng tầng lớp trung lưu tại Malaysia, chiếm tới 77% tổng số hộ gia đình, sẽ giảm bớt nhu cầu đối với hàng hóa nhập khẩu trong giai đoạn này. Trong khi ngân hàng CGS-CIMB chỉ ra rằng chính sách kích thích tài chính và tiền tệ mạnh mẽ là lý do Malaysia sẽ làm tốt hơn các nước Đông Nam Á khác.
Những dấu hiệu sớm của sự phục hồi được thể hiện rõ ràng qua số liệu xuất khẩu của Malaysia. Thặng dư thương mại tăng kỷ lục vào tháng 6/2020 khi các đơn hàng vận chuyển tăng 8,8% so với năm 2019, do doanh số bán hàng của các sản phẩm điện tử tăng cao.
Penang đã và đang thu được lợi ích từ sự phục hồi kinh tế. Nhà cung cấp thiết bị y tế DexCom sẽ bắt đầu xây dựng nhà máy đầu tiên bên ngoài nước Mỹ trong khu vực rộng 28 mẫu Anh (tương đương hơn 10.000 m2) trong nửa cuối năm 2020, trong khi nhà sản xuất linh kiện điện LEM Holding SA cũng đã chọn địa điểm cho một cơ sở sản xuất mới tại bang này.
LEM dự định đầu tư 10 tỷ franc Thụy Sỹ (11 triệu USD) cho dự án này, biến Thụy Sỹ trở thành nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Malaysia trong quý I/2020.
Chính phủ Malaysia đã thực sự chủ động và tích cực trong việc thu hút đầu tư nước ngoài. Gói kích thích kinh tế bao gồm ưu đãi miễn thuế trong 15 năm cho các nhà sản xuất đầu tư hơn 500 triệu ringgit (118 triệu USD), ưu đãi thuế đầu tư cho các công ty chuyển hoạt động vào nước này và xúc tiến, đẩy nhanh quá trình phê duyệt giấy phép sản xuất.
Theo chuyên gia Jochen Schmittmann, Trưởng Văn phòng đại diện của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tại Singapore, Chính phủ Malaysia đã cho thấy tính hiệu quả trong việc ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19 với số ca mắc và tỷ lệ tử vong tương đối thấp. IMF dự báo kinh tế Malaysia sẽ giảm 3,8% trong năm nay trước khi tăng trưởng ở mức 6,3% vào năm 2021.
Tất nhiên, nhiều rủi ro vẫn tồn tại. Các quốc gia Đông Nam Á vẫn cảnh giác với kịch bản dịch COVID-19 tái bùng phát khi các ca mắc mới trong ngày vẫn ở mức cao, trong đó có nhiều ca lây nhiễm trong cộng đồng.
Malaysia đã nới lỏng các biện pháp phong tỏa đối với hầu hết các hoạt động kinh tế vào tháng 5/2020, sau hai tháng đóng cửa khiến các doanh nghiệp bị ảnh hưởng.
Một rủi ro chính khác là tình hình chính trị tại quốc gia Hồi giáo. Thế đa số mong manh tại Quốc hội của Thủ tướng Muhyiddin Yassin khiến dư luận nhận thấy nguy cơ bất ổn chính trị dẫn đến khả năng các nhà đầu tư quay lưng với Malaysia.
Hiện tại, chính quyền Penang do phe đối lập nắm quyền hy vọng rằng lĩnh vực công nghệ có thể giúp bang này vượt qua đại dịch một cách tốt nhất.
Thủ hiến Chow Kon Yeow từng nói vào tháng trước: “Vẫn còn nhiều cơ hội cho Penang, đặc biệt đến từ việc định hình lại chuỗi cung ứng toàn cầu và các ngành công nghiệp mới nổi sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong kỷ nguyên hậu COVID-19”./.
Tin liên quan
-
Hàng hoá
Malaysia cho "bán hàng giá rẻ" phục hồi kinh tế hậu COVID
15:58' - 06/08/2020
Malaysia cho phép các thương nhân được tự do tổ chức các buổi bán hàng giá rẻ, nhằm kích cầu tiêu dùng, qua đó thúc đẩy nền kinh tế đất đang gặp nhiều khó khăn do dịch COVID-19.
-
Kinh tế Thế giới
Malaysia giới hạn lĩnh vực làm việc đối với lao động nước ngoài
13:46' - 29/07/2020
Malaysia chỉ cho phép lao động nước ngoài làm việc trong ngành xây dựng, nông nghiệp và trồng cọ.
-
Tài chính
Goldman Sachs chuyển trả Malaysia 2,5 tỷ USD tiền mặt liên quan vụ bê bối quỹ 1MDB
08:16' - 26/07/2020
Goldman Sachs sẽ bàn giao lượng tiền mặt trị giá 10,65 tỷ ringgit (tương đương 2,5 tỷ USD) cho Chính phủ Malaysia trong 2 tháng tới.
-
Ngân hàng
Goldman Sachs bồi thường 3,9 tỷ USD cho Malaysia để giải quyết vụ bê bối 1MDB
20:12' - 24/07/2020
Ngân hàng đầu tư Goldman Sachs (Mỹ) ngày 24/7 đã đạt được thỏa thuận bồi thường 3,9 tỷ USD cho Chính phủ Malaysia để giải quyết vụ bê bối tham nhũng của Quỹ Đầu tư nhà nước Malaysia (1MDB).
-
Kinh tế và pháp luật
Tòa án Malaysia truy thu cựu Thủ tướng Najib Razak gần 400 triệu USD tiền thuế
17:16' - 22/07/2020
Ngày 22/7, tòa án Malaysia đã yêu cầu cựu Thủ tướng Najib Razak nộp số tiền thuế 1,69 tỷ ringgit (tương đương 397,41 triệu USD) mà ông đã không nộp trong suốt 7 năm cầm quyền.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Pháp: Nguy cơ hỗn loạn hàng không do đình công
21:04'
Hàng trăm chuyến bay đã bị hủy, đặc biệt tại sân bay lớn thứ ba của Pháp là Nice, một nửa số chuyến bay đã bị hủy.
-
Kinh tế Thế giới
Ông Phumtham Wechayachai được bổ nhiệm làm Thủ tướng Thái Lan lâm thời
15:33'
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, sáng 3/7, các bộ trưởng nội các mới của Thái Lan đã tập trung tại Tòa nhà Chính phủ ở thủ đô Bangkok để tuyên thệ nhậm chức, trước khi đảm nhiệm nhiệm vụ của mình.
-
Kinh tế Thế giới
Quốc hội phê chuẩn ứng cử viên Thủ tướng Kim Min Seok
15:32'
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, Quốc hội Hàn Quốc ngày 3/7 đã phê chuẩn đề cử ứng cử viên Thủ tướng Kim Min Seok tại phiên họp toàn thể, mở đường cho Tổng thống bổ nhiệm và thành lập nội các mới.
-
Kinh tế Thế giới
Dịch vụ hàng không Pháp và Hà Lan gián đoạn do đình công
14:53'
Cuộc đình công này do nghiệp đoàn lớn thứ hai và thứ ba của Pháp là UNSA-ICNA và USAC-CGT dẫn đầu, sau khi các cuộc đàm phán về điều kiện làm việc thất bại.
-
Kinh tế Thế giới
Bloomberg: Mỹ dỡ bỏ hạn chế xuất khẩu phần mềm thiết kế chip sang Trung Quốc
12:27'
Hãng tin Bloomberg dẫn tuyên bố của Tập đoàn Siemens AG của Đức cho biết công ty đã nhận được thông báo từ Chính phủ Mỹ về việc chấm dứt các hạn chế xuất khẩu phần mềm thiết kế chip sang Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Mercosur và EU tiến gần tới FTA
10:37'
Ngoại trưởng Brazil Mauro Vieira bày tỏ tin tưởng khả năng khối Thị trường chung Nam Mỹ (Mercosur) và Liên minh châu Âu (EU) sớm ký kết Hiệp định tự do thương mại (FTA).
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ tiếp tục kêu gọi Chủ tịch Fed sớm từ chức
10:28'
Ngày 2/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tiếp tục nhắc lại lời kêu gọi Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell từ chức.
-
Kinh tế Thế giới
Kênh đào Suez vẫn hoạt động bình thường sau sự cố chìm giàn khoan
10:27'
Hoạt động hàng hải qua kênh đào này vẫn diễn ra bình thường theo cả hai hướng và không bị ảnh hưởng do vụ chìm giàn khoan ADMARINE-12 xảy ra mới đây ở cửa Vịnh Suez.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ thông báo đạt được thỏa thuận thương mại với Việt Nam
21:57' - 02/07/2025
Tổng thống Trump viết: “Tôi vừa đạt được một thỏa thuận thương mại với Việt Nam. Các chi tiết sẽ được cung cấp sau!”