Cách đề phòng ngộ độc do Botulinum
Bộ Y tế vừa ban hành Hướng dẫn tạm thời chẩn đoán, điều trị ngộ độc do Botulinum (kèm theo Quyết định số 3875/QĐ-BYT ngày 7/9/2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế).
Theo đó, ngộ độc thực phẩm do độc tố botulinum thường do ăn uống các thực phẩm có sẵn độc tố botulinum do các chủng vi khuẩn Clostridium sinh ra. Bệnh cảnh chính là liệt ngoại biên đối xứng hai bên kiểu lan xuống, liệt toàn bộ các cơ với các mức độ khác nhau, người bệnh vẫn tỉnh táo, không có rối loạn cảm giác.
Ngộ độc nặng dẫn tới liệt cơ hô hấp, suy hô hấp có thể tử vong. Liệt nặng nề kéo dài dẫn tới nhiều biến chứng. Ngộ độc xảy ra không thường xuyên, có thể thành vụ với nhiều người bị ngộ độc.
Có các trường hợp ngộ độc riêng lẻ, không rõ yếu tố dịch tễ, diễn biến nhanh, không thể khai thác bệnh cảnh đặc trưng, dẫn tới dễ bỏ sót hoặc nhầm với nhiều bệnh khác.
Các nhân viên y tế cần nâng cảnh giác khai thác bệnh sử, đưa vào chẩn đoán phân biệt đặc biệt với các tình trạng liệt ngoại biên, qua đó giúp chẩn đoán và điều trị sớm, dùng thuốc giải độc sớm nhất giúp cải thiện tình trạng ngộ độc.
Thịt hộp là loại thực phẩm cổ điển gây ngộ độc, do đó vi khuẩn gây bệnh được gọi là vi khuẩn độc thịt.
Tuy nhiên các vụ ngộ độc trên thế giới cho thấy tất cả các loại thực phẩm từ rau, củ, quả, thịt, hải sản... được sản xuất không đảm bảo và đóng gói kín (ví dụ đồ hộp, can, lon, chai, lọ, bao, túi, gói) cùng với môi trường bảo quản bên trong không đảm bảo dẫn tới bào tử phát triển thành vi khuẩn và sinh ngoại độc tố gây ngộ độc.
Phổ biến là thực phẩm chế biến, đóng gói thủ công, sản xuất nhỏ lẻ, hộ gia đình hoặc điều kiện sản xuất không đảm bảo. Có thể gặp các trường hợp ngộ độc với sản phẩm sản xuất công nghiệp và ăn tại các nhà hàng.
Xu hướng ngộ độc tăng lên trên thế giới do trào lưu sử dụng túi hút khí chứa đựng thực phẩm, bảo quản thực phẩm không đảm bảo, sử dụng tủ lạnh không đúng, đun lại không đủ chín trước ăn.
Để phòng, chống ngộ độc do Botulinum, người dân cần chọn các sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, có tiêu chuẩn chất lượng và an toàn được công nhận.
Người dân cần thận trọng với các thực phẩm đóng kín như trên nhưng có mùi hoặc màu sắc thay đổi, hoặc có vị thay đổi khác thường (ví dụ sữa chua nhưng không còn vị chua bình thường).
Người dân không nên tự đóng gói kín các thực phẩm và để kéo dài trong điều kiện không phải đông đá (chỉ có nhiệt độ đông đá mới làm vi khuẩn ngừng phát triển và không sinh độc tố).
Bên cạnh đó, cần ưu tiên ăn các thực phẩm mới chế biến, mới nấu chín. Lưu ý nấu chín sẽ phá hủy độc tố botulinum (nếu không may có trong thực phẩm).
Với các thực phẩm lên men, đóng gói hoặc che đậy kín theo cách truyền thống (như dưa muối, măng, cà muối,...) cần đảm bảo phải chua, mặn. Khi thực phẩm hết chua thì không nên ăn./.
- Từ khóa :
- botulinum
- ngộ độc botulinum
- vi khuẩn Clostridium
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Thêm một bệnh nhân nghi ngộ độc pate Minh Chay tại Đồng Nai
14:28' - 08/09/2020
Bệnh viện đa khoa Đồng Nai mới tiếp nhận, điều trị thêm một trường hợp nghi ngộ độc Botulinum sau khi ăn pate Minh Chay.
-
Kinh tế & Xã hội
Bệnh nhân nghi ngộ độc pate Minh Chay ở Đồng Nai trở nặng
13:02' - 07/09/2020
Hiện Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai chưa có huyết thanh giải độc và không đo được lượng độc tố botulinum trong cơ thể bệnh nhân.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Công an: Nếu đủ căn cứ sẽ khởi tố vụ ngộ độc do pate Minh Chay
20:59' - 04/09/2020
Về vụ ngộ độc thực phẩm liên quan đến pate Minh Chay, Thiếu tướng Tô Ân Xô cho biết, nếu có đủ căn cứ thì khởi tố vụ việc để điều tra.
Tin cùng chuyên mục
-
Đời sống
Carnival đường phố Sun Fest "khai tiệc" mùa hè sôi động ở Đà Nẵng
20:53'
Carnival đường phố Sun Fest, quy tụ 10 xe diễu hành trang hoàng lộng lẫy với 160 vũ công, nghệ sỹ trong nước và quốc tế.
-
Đời sống
Trung Quốc ban bố mức cảnh báo cao do nắng nóng ở nhiều thành phố
14:44'
Ngày 25/6, chính quyền thành phố Trịnh Châu - thủ phủ của tỉnh Hà Nam, miền Trung Trung Quốc, đã ban bố cảnh báo Đỏ về nhiệt độ cao.
-
Đời sống
Vụ thủy điện gây ngập 62 hộ dân ở Kon Tum: “Trên bảo, dưới không nghe?”
09:02'
Dù Sở Công Thương tỉnh Kon Tum đã yêu cầu công ty chủ đầu tư của các thủy điện gây ngập lụt phải thống nhất phương án bồi thường song, việc phối hợp của các công ty dường như đang đi vào “ngõ cụt”.
-
Đời sống
Kiến nghị hỗ trợ ngư dân bị ảnh hưởng bởi giá xăng, dầu tăng cao
18:26' - 24/06/2022
Ngày 24/6, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có văn bản gửi Bộ Công Thương, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về việc hỗ trợ ngư dân bị ảnh hưởng của giá xăng, dầu tăng cao.
-
Đời sống
Hà Nội cam kết thu nhận rác bình thường tại bãi rác Xuân Sơn từ ngày 30/6
12:41' - 24/06/2022
Sở Xây dựng Hà Nội tiếp tục chỉ đạo sát sao nhà thầu đẩy nhanh tiến độ và chịu trách nhiệm hoàn thành Nhà máy xử lý rác thải tại hồ chứa 1.3 trước ngày 30/6.
-
Đời sống
Những mẹo sử dụng điều hòa tiết kiệm điện, hiệu quả mùa nắng nóng
12:30' - 24/06/2022
Điều hòa thường là thiết bị tiêu thụ điện nhiều trong hộ gia đình, đặc biệt mùa nắng nóng. Do đó, sử dụng máy lạnh hợp lý giúp hóa đơn tiền điện không tăng cao mà sản phẩm không bị xuống cấp nhanh.
-
Đời sống
Lễ hội ẩm thực hút khách tại Festival Huế 2022
12:14' - 24/06/2022
Trong khuôn khổ Tuần lễ Festival Huế 2022, Lễ hội “Ẩm thực Kinh đô Huế với bốn phương” có chủ đề “Tôn vinh quá khứ - kiến tạo tương lai” đã thu hút đông đảo du khách.
-
Đời sống
Đã có 20 triệu người được cứu mạng trong năm đầu có vaccine COVID-19
08:20' - 24/06/2022
Nghiên cứu cho thấy khoảng 19,8 triệu người có thể đã mất mạng nếu như không có vaccine COVID-19.
-
Đời sống
Hội sách Hà Nội 2022 sẽ diễn ra vào tháng 10
17:06' - 23/06/2022
UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 169/KH-UBND về việc tổ chức Hội sách Hà Nội lần thứ VII năm 2022.