Cách kiểm soát phòng, chống dịch COVID-19 trong các khu, cụm công nghiệp
Trước thực trạng dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp, UBND tỉnh Ninh Bình đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, lãnh đạo UBND tỉnh trực tiếp đi kiểm tra nhằm kiểm soát tốt tình hình phòng, chống dịch bệnh COVID-19, hướng tới các khu công nghiệp, cụm công nghiệp hiện đang có hàng chục nghìn công nhân làm việc.
Theo thống kê mới nhất, hiện trên địa bàn có 18 khu, cụm công nghiệp đang hoạt động với gần 200 dự án, giải quyết việc làm cho trên 80 nghìn lao động. Thực hiện mục tiêu kép vừa phòng, chống dịch COVID-19 hiệu quả, vừa phát triển sản xuất kinh doanh, thời gian qua các doanh nghiệp hoạt động trong các khu công nghiệp, cụm công nghiệp của tỉnh Ninh Bình đã chấp hành tốt các quy định trong phòng, chống dịch COVID-19. Để kiểm soát tình hình dịch bệnh tốt hơn, mới đây, UBND tỉnh Ninh Bình đã ban hành văn bản số 238/UBND-VP6 nhằm tăng cường phòng, chống dịch COVID-19 tại cơ sở sản xuất kinh doanh, khu, cụm công nghiệp trên địa bàn.Theo đó, giao Sở Y tế phối hợp chặt chẽ với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh, Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh, Sở Công Thương, UBND các huyện, thành phố tăng cường kiểm tra, giám sát và đông đốc các cơ sở lao động trên địa bàn tỉnh nghiêm túc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 theo các văn bản chỉ đạo của Trung ương và của tỉnh.
Qua kiểm tra cho thấy các doanh nghiệp đã chấp hành nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19. Cụ thể, nhiều doanh nghiệp đã chủ động giãn cách lao động bằng việc tăng ca, tăng kíp, thực hiện cải cách hành chính, đẩy mạnh thực hiện số hóa trong sản xuất kinh doanh, khai báo y tế điện tử... Tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn May Nien Hsing Ninh Bình thuộc khu công nghiệp Khánh Phú, huyện Yên Khánh doanh nghiệp đã triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bằng nhiều cách thức phù hợp với sản xuất kinh doanh.Đơn cử như việc doanh nghiệp đã chủ động giãn cách lao động trong bối cảnh tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, tại các nhà xưởng đều được tăng cường hệ thống thông gió, lọc không khí, yêu cầu người lao động thường xuyên sát khuẩn, đeo khẩu trang trong suốt quá trình làm việc. Đặc biệt, kiểm soát chặt chẽ những lao động có liên quan đến yếu tố dịch tễ.
Ông Cao Văn Tiến Trang, Chủ tịch Công đoàn cơ sở công ty cho biết, bữa ăn giữa ca của người lao động cũng được chia thành nhiều ca, ăn riêng theo suất của từng người. Đồng thời, lãnh đạo doanh nghiệp và công đoàn cơ sở luôn khuyến cáo công nhân, người lao động không đến những nơi có dịch, hoặc những khu vực tập trung đông người, thực hiện khai báo y tế trung thực khi có yếu tố dịch tễ liên quan đến vùng dịch.Bên cạnh đó, công ty động viên người lao động không hoang mang, lo lắng, tập trung vào sản xuất nhưng phải đề cao các biện pháp phòng chống dịch, không được lơ là, chủ quan.
Đối với Công ty cổ phần sản xuất ô tô Hyundai Thành Công, khu công nghiệp Gián Khẩu, huyện Gia Viễn hiện hiện có trên 1.900 lao động, việc phòng, chống dịch COVID-19 được công ty thực hiện nghiêm túc và chặt chẽ như việc thực hiện thông thông điệp 5K của Bộ Y tế. Bên cạnh việc cấp phát khẩu trang, nước sát khuẩn cho công nhân, công ty thực hiện đo thân nhiệt hàng ngày cho toàn bộ cán bộ, người lao động cũng như khách đến làm việc.
Vừa qua, tại công ty đã sàng lọc, cách ly 49 trường hợp, các trường hợp này đều được trả 70% lương cơ bản theo quy định, đảm bảo quyền lợi và trách nhiệm của người lao động. Mặt khác, công ty tạm dừng các cuộc họp đông người, dừng chấm công bằng vân tay, bố trí bữa ăn thành nhiều giờ, hạn chế đón tiếp khách và nhà thầu tại công ty, hạn chế đi công tác và đến các vùng dịch... Ghi nhận tại nhiều doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong các khu công nghiệp, nhận thấy các doanh nghiệp đều chấp hành tốt các quy định của Trung ương, của tỉnh trong công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19. Ông Trần Mạnh Hiển, Phó trưởng Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Ninh Bình cho biết, thời gian qua, Đoàn kiểm tra liên ngành của tỉnh đã tiến hành nhiều cuộc kiểm tra, đánh giá việc phòng, chống dịch COVID-19 tại các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp. Kết quả kiểm tra cho thấy, các doanh nghiệp đều thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19, hạn chế nguy cơ lây nhiễm trong các khu công nghiệp trên địa bàn. mặt khác, Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Ninh Bình yêu cầu các doanh nghiệp thực hiện nghiêm việc đón, cách ly các chuyên gia, lao động kỹ thuật... làm việc tại các khu công nghiệp. Bên cạnh việc quản lý chặt chẽ lao động trong các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, mới đây Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Ninh Bình đã thành lập đoàn rà soát lao động nước ngoài nhập cảnh và làm việc tại tỉnh Ninh Bình. Trong số đó, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Ninh Bình sẽ phối hợp với Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Ninh Bình, Công an tỉnh và UBND các huyện, thành phố rà soát toàn bộ các cơ sở, doanh nghiệp đang sử dụng lao động là người nước ngoài tại địa phương. Ông Nguyễn Hữu Tuyến, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Ninh Bình cho biết, trên cơ sở rà soát, ngành sẽ phối hợp với các cấp, các ngành hữu quan tăng cường quản lý, giám sát chặt chẽ mọi trường hợp nhập cảnh, lao động nước ngoài đã đăng ký và làm việc tại các cơ sở, doanh nghiệp, kiên quyết không để xảy ra sai sót, để lọt người nhập cảnh trái phép lao động trong các cơ sở, doanh nghiệp. Trực tiếp đi kiểm tra hoạt động sản xuất kinh doanh đi đôi với phòng, chống dịch COVID-19 tại một số khu, cụm công nghiệp, ông Phạm Quang Ngọc, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình, Trưởng ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tỉnh Ninh Bình cho rằng, các công ty, doanh nghiệp cần nâng cao hơn nữa vai trò, trách nhiệm trong phòng chống dịch bệnh COVID-19, vì bản thân doanh nghiệp và cũng vì cộng đồng xã hội. Tỉnh Ninh Bình cũng tạo điều kiện thuận lợi, bảo vệ và hỗ trợ cho cộng đồng doanh nghiệp phát triển an toàn, bền vững, do đó, các doanh nghiệp phải nghiêm túc thực hiện các biện pháp phòng chống dịch cao nhất, đảm bảo nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh và an toàn cho người lao động. Nếu các doanh nghiệp không thực hiện nghiêm quy định, quản lý không tốt, để lây lan dịch bệnh, tỉnh Ninh Bình có thể đề nghị tạm dừng sản xuất và doanh nghiệp hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Nhờ những nỗ lực trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19, đến nay trên địa bàn tỉnh Ninh Bình chưa ghi nhận ca mắc tại cộng đồng. Kết quả này sẽ tiếp thêm sức mạnh và niềm tin để tỉnh Ninh Bình giữ vững trận tuyến phòng, chống dịch, tập trung vào sản xuất kinh doanh./. "Thực hiện Nghị quyết số 84/NQ-CP năm 2020 của Chính phủ"Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp khu công nghiệp, khu chế xuất phòng chống dịch COVID-19
17:21' - 19/05/2021
Để ngăn chặn virus SARS-CoV-2 lây lan trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, nhiều doanh nghiệp đã chủ động các phương án phòng chống dịch COVID-19.
-
Kinh tế Việt Nam
Rà soát hoạt động nhập cảnh của lao động khu công nghiệp, khu kinh tế để ngăn ngừa dịch COVID-19
12:04' - 19/05/2021
Nhằm ngăn ngừa dịch bệnh lan rộng, Ban Quản lý các khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất cần soát chặt chẽ hoạt động nhập cảnh của các lao động.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Bố trí vùng nuôi cá lồng bè phù hợp với quy hoạch không gian biển
13:30'
Thời gian gần đây, nghề nuôi cá lồng bè đối mặt với không ít khó khăn, hiệu quả kinh tế giảm sút, cần những giải pháp đồng bộ nhằm giúp cho ngành nghề phát triển bền vững hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Thu hồi số tiền hơn 26.215 tỉ đồng từ các vụ án tham nhũng, kinh tế
13:06'
Tiếp tục Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 26/11, Quốc hội nghe các báo cáo về công tác của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam và Đan Mạch chia sẻ tầm nhìn về năng lượng sạch và bền vững
09:57'
Ngày 25/11, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã làm việc với lãnh đạo các tập đoàn hàng đầu của Đan Mạch như A.P Moller-Maersk, doanh nghiệp vận tải biển, logistics, Liên đoàn Công nghiệp Đan Mạch.
-
Kinh tế Việt Nam
Metro Bến Thành - Tham Lương được đề xuất chuyển sang thực hiện bằng vốn ngân sách
09:55'
Dự án metro Bến Thành - Tham Lương có tổng mức đầu tư 47.890 tỷ đồng, với phần lớn là vốn vay ODA (khoảng 37.487 tỷ đồng). Chủ đầu tư là Ban Quản lý Đường sắt đô thị Tp. Hồ Chí Minh.
-
Kinh tế Việt Nam
Đầu tư toàn diện, tạo luồng sinh khí mới cho các vùng quê
08:20'
Dự kiến đến hết năm 2024, Vĩnh Phúc sẽ hoàn thành 100% mục tiêu kế hoạch về xã nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu.
-
Kinh tế Việt Nam
Đưa kỹ thuật mới vào khai thác tiềm năng hải sản nước mặn
08:08'
Để hỗ trợ bà con nuôi thủy sản thành công, địa phương đặc biệt chú trọng tập huấn, hội thảo, chuyển giao kỹ thuật, kết hợp với xây dựng những mô hình nuôi phù hợp, hiệu quả
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội chủ trì Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW
20:42' - 25/11/2024
Chiều tối 25/11, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn - Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”
20:41' - 25/11/2024
Giáo sư, Tiến sỹ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
-
Kinh tế Việt Nam
Phân công thành viên Tổ công tác tháo gỡ vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai
20:27' - 25/11/2024
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 128/QĐ-TCT ngày 25/11/2024 về phân công thành viên Tổ công tác tháo gỡ vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai.