Cách mạng công nghiệp 4.0: Bây giờ hoặc không bao giờ!
Trong bối cảnh các nước đang "chạy đua" để khai thác tiềm năng, lợi ích của Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (CMCN 4.0), Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho rằng, Việt Nam cần tham gia CMCN 4.0 với tinh thần “bây giờ hoặc không bao giờ”; đồng thời, quyết liệt thực hiện các giải pháp để có thể “bắt kịp, đi cùng và vượt lên” trong hệ thống kinh tế thế giới. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, Phóng viên TTXVN đã có trao đổi với Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng.
Phóng viên: Xin Bộ trưởng cho biết, hệ sinh thái khởi nghiệp của Việt Nam trong những năm vừa qua và tương lai sẽ như thế nào?
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Hệ sinh thái khởi nghiệp của Việt Nam trong những năm vừa qua đã tăng trưởng hết sức ấn tượng cả về số lượng và chất lượng.Nếu năm 2012, Việt Nam có khoảng 400 công ty khởi nghiệp (startup) thì đến năm 2015 đã tăng hơn 4 lần, đạt 1.800 startup. Trong hai năm 2017-2018 đã phát triển mạnh mẽ khoảng 3.000 doanh nghiệp.
Hiện nay, hệ sinh thái khởi nghiệp của Việt Nam đang phát triển với hơn 40 Quỹ đầu tư mạo hiểm, tăng gấp đôi so với năm 2015.
Nhiều tập đoàn lớn trong nước đã tham gia vào đầu tư mạo hiểm như Công ty cổ phần FPT (FPT), Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel), Tập đoàn Vingroup, CMC...
Cùng với đó, hơn 40 cơ sở ươm tạo, tổ chức thúc đẩy kinh doanh và 60 khu không gian làm việc chung trên cả nước. Năm 2018, nhiều tập đoàn lớn tăng cường đầu tư cho hệ sinh thái khởi nghiệp.
Cụ thể, Tập đoàn Vinacapital đã thành lập Quỹ Đầu tư Vinacapital Ventures (100 triệu USD); Vingroup thành lập Quỹ Hỗ trợ khởi nghiệp và Quỹ Hỗ trợ nghiên cứu khoa học công nghệ với mức đầu tư 2.000 tỷ đồng, Quỹ Đầu tư mạo hiểm với mức 300 triệu USD để hỗ trợ các ý tưởng sáng tạo đột phá về công nghệ.
Tuy nhiên, so với các nước trong khu vực, hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam vẫn còn tương đối non trẻ và chưa kết nối chặt chẽ với nhau.
Các yếu tố tạo nên sự thành công của startup bao gồm hạ tầng, thể chế chính sách, tài chính, nguồn vốn đầu tư, thị trường và văn hóa vẫn tiếp tục được hoàn thiện.
Mặc dù vậy, hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam bắt đầu thu hút sự quan tâm lớn của các Quỹ đầu tư mạo hiểm (venture capital fund) trên thế giới và trong khu vực.
Bên cạnh những nỗ lực đối thoại với cộng đồng khởi nghiệp thời gian qua, Chính phủ cần có chủ trương và chiến lược cụ thể nhằm tiếp cận một cách chủ động với các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm đến thị trường Việt Nam để hoàn thiện hệ sinh thái khởi nghiệp, tạo điều kiện hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo.
Phóng viên: Sự tích cực xây dựng Chiến lược quốc gia về CMCN 4.0 được xác định là một hướng đi nhằm tạo dựng con đường nhanh nhất để Việt Nam có thể tiếp cận CMCN 4.0? Xin Bộ trưởng cho biết, Bộ đang làm gì để hiện thực hóa Chiến lược này? Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Thực hiện nhiệm vụ Chính phủ giao, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang tích cực xây dựng Chiến lược quốc gia về CMCN 4.0.Trên thực tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã chủ động nghiên cứu, chuẩn bị xây dựng Chiến lược trước khi Thủ tướng Chính phủ và Chính phủ chính thức giao nhiệm vụ này.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng tích cực, chủ động tham gia CMCN 4.0 là cách tốt nhất để thực hiện chủ trương của Đảng và Chính phủ về đổi mới mô hình tăng trưởng, thu hẹp khoảng cách phát triển với các nước đi trước, vượt qua bẫy thu nhập trung bình và trở thành nước có thu nhập trung bình cao vào năm 2045.
Trong bối cảnh các nước đang chạy đua để khai thác tiềm năng, lợi ích của CMCN 4.0, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, Việt Nam cần quyết liệt tham gia CMCN 4.0 với tinh thần “bây giờ hoặc không bao giờ”, quyết liệt thực hiện các giải pháp cần thiết để Việt Nam có thể “bắt kịp, đi cùng và vượt lên” trong hệ thống kinh tế thế giới.
Chúng ta sẽ tạo dựng các điều kiện cần thiết để bắt kịp, đi cùng trong các lĩnh vực công nghệ và kinh doanh của CMCN 4.0, đồng thời tập trung nguồn lực, nỗ lực đột phá, vươn lên trong một số lĩnh vực công nghệ và kinh doanh mới, đưa Việt Nam lên vị trí đầu của một số chuỗi giá trị toàn cầu.
Phóng viên: Thông điệp của Chính phủ là ủng hộ Quỹ đầu tư, quỹ đầu tư mạo hiểm về cơ chế chính sách về tiếp cận các cơ hội đầu tư để các Quỹ đầu tư yên tâm đầu tư vào Việt Nam. Xin Bộ trưởng cho biết quan điểm về vấn đề này? Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Chính phủ đang thực hiện chủ trương, định hướng đổi mới mô hình tăng trưởng, chuyển từ tăng trưởng theo chiều rộng sang tăng trưởng theo chiều sâu trên cơ sở khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.Đồng thời, Chính phủ đang tích cực, chủ động thực hiện các chính sách thúc đẩy nền kinh tế tham gia cuộc CMCN 4.0.
Trong bối cảnh này, việc tạo dựng môi trường kinh doanh thuận lợi cho đổi mới sáng tạo, hệ sinh thái đổi mới sáng tạo hoàn chỉnh là điều rất cần thiết.
Trong hệ sinh thái này, vai trò của các nguồn đầu tư mạo hiểm, bao gồm Quỹ đầu tư mạo hiểm và Quỹ đầu tư thiên thần là rất lớn. Đầu tư mạo hiểm là không thể thay thế được trong quá trình phát triển nền kinh tế đổi mới sáng tạo.
Chính phủ luôn đánh giá cao vai trò của đầu tư mạo hiểm; đồng thời có nhiều hành động cụ thể để tạo môi trường đầu tư thuận lợi nhất cho các Quỹ đầu tư mạo hiểm yên tâm hoạt động tại Việt Nam.
Chính phủ đã ban hành Nghị định số 38/2018/NĐ-CP ngày 11/3/2018 về đầu tư cho doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo; trong đó, có quy định về hoạt động của Quỹ đầu tư mạo hiểm.
Hiện nay, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ một số chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo; trong đó, có giải pháp tạo thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận vốn đầu tư mạo hiểm, qua đó tạo một thị trường hấp dẫn cho các quỹ đầu tư hoạt động.
Với những quy định pháp luật và chính sách thiết thực như vậy, chắc chắn các Quỹ đầu tư mạo hiểm sẽ tìm thấy một môi trường kinh doanh thuận lợi, rõ ràng và ổn định tại Việt Nam.
Phóng viên: Vậy những nỗ lực của cá nhân Bộ trưởng trong việc tạo dựng một môi trường tốt nhất để phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo là gì?
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan tham mưu của Đảng, Nhà nước và Chính phủ về các quyết sách, chiến lược phát triển của đất nước.
Trước những cơ hội và thách thức của đất nước, tôi luôn đau đáu về một con đường phát triển đột phá cho đất nước trong giai đoạn sắp tới, đó chính là con đường phát triển dựa trên khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.
Theo đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã và đang thực hiện nhiều hành động cụ thể để thực hiện định hướng phát triển này.
Cụ thể, Bộ đã chỉ đạo việc xây dựng Mạng lưới đổi mới sáng tạo Việt Nam và năm 2018 đã tổ chức Hội nghị của Mạng lưới với hơn 100 chuyên gia công nghệ người Việt trên khắp thế giới tại Hà Nội.
Tôi đã trực tiếp gặp gỡ, trao đổi và kêu gọi nhiều chuyên gia và nhân tài công nghệ tham gia Mạng lưới, hợp tác với các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức ở Việt Nam để nâng cao tiềm lực công nghệ của đất nước.
Và gần đây nhất, ngày 10/6, Bộ đã tổ chức Diễn đàn Quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam 2019 (Vietnam Venture Summit 2019) để kêu gọi các quỹ đầu tư mạo hiểm quốc tế đầu tư vào các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam, tăng cường nguồn lực tài chính cần thiết cho cộng đồng đổi mới sáng tạo trong nước.
Bên cạnh đó, Bộ cũng đã chủ động kiến nghị Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư thành lập Trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia.
Cùng với đó, Bộ đã trực tiếp tìm kiếm, huy động nguồn lực xã hội để thành lập một chương trình đào tạo tại Trung tâm nhằm hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực đổi mới sáng tạo.
Các hoạt động này đã nhận được sự quan tâm của Chính phủ và sự ủng hộ của các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân.
Phóng viên: Theo Bộ trưởng, con đường nào nhanh nhất để Việt Nam tiếp cận CMCN 4.0?Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Tôi cho rằng, CMCN 4.0 đang đem lại nhiều cơ hội to lớn cho nền kinh tế. Chúng ta có thể ứng dụng các công nghệ của CMCN 4.0 và đem lại lợi ích cho nhiều bộ phận xã hội; bao gồm cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân; trong đó, thành phần có khả năng tham gia, khai thác lợi ích của CMCN 4.0 nhanh nhất là các doanh nghiệp.
Để hỗ trợ các doanh nghiệp sớm hưởng lợi từ CMCN 4.0, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang xây dựng nhiều giải pháp thiết thực, bao gồm hỗ trợ tiếp cận vốn, hỗ trợ kỹ thuật, đào tạo nhân lực…, đặc biệt, Diễn đàn Vietnam Venture Summit 2019 là một trong các hoạt động hỗ trợ đó.
Bên cạnh đó, thông qua Trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia mà Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang xây dựng, Bộ sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp khởi nghiệp công nghệ nói riêng một cách toàn diện, cung cấp cho họ các dịch vụ chất lượng quốc tế.
Cùng với các đối tác của mình, Trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia sẽ là một hệ sinh thái đổi mới sáng tạo hoàn chỉnh; trong đó, các doanh nghiệp có điều kiện tốt nhất để nghiên cứu phát triển và ứng dụng các công nghệ mới nhất của CMCN 4.0, từ đó thu được lợi ích kinh tế nhanh nhất từ CMCN 4.0.
Phóng viên:Xin cám ơn Bộ trưởng!Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng chỉ đạo kiểm tra vấn đề Bnews đưa về nguồn nhân lực cách mạng công nghiệp 4.0
19:56' - 12/06/2019
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giao một số bộ nghiên cứu, đề xuất về vấn đề báo chí phản ánh: Thách thức trong Công nghiệp 4.0 của Việt Nam là nguồn nhân lực đang tụt hậu so với các nước ASEAN khác.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Viettel cần đi đầu trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4
13:06' - 01/06/2019
Sáng 1/6, tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tới dự Lễ kỷ niệm 30 năm ngày thành lập (01/06/1989 – 01/06/2019) Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel).
-
Kinh tế Thế giới
Cách mạng công nghiệp 4.0: Cơ hội và thách thức của Việt Nam
06:30' - 29/05/2019
Trang mạng của Trường Nghiên cứu Quốc tế RSIS (Singapore) mới đây đăng bài viết, trong đó đánh giá về những cơ hội và thách thức đối với Cách mạng công nghiệp 4.0 của Việt Nam.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Financial Times: Châu Âu sẽ siết thuế với doanh nghiệp lớn
17:12' - 12/07/2025
Theo Financial Times, Liên minh châu Âu (EU) có kế hoạch đánh thuế đối với các công ty lớn hoạt động tại châu Âu, trong nỗ lực tạo ra các nguồn thu mới cho ngân sách chung của khối.
-
Ý kiến và Bình luận
Ngoại trưởng Mỹ Rubio ca ngợi "hành trình phi thường" trong quan hệ Việt-Mỹ
08:15' - 12/07/2025
Cách đây 30 năm, đêm 11/7/1995 (giờ Mỹ), Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã chính thức tuyên bố bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam.
-
Ý kiến và Bình luận
Tổng thống Mỹ: Fed nên hạ lãi suất sau thành công của Nvidia
11:26' - 11/07/2025
Theo Tổng thống Mỹ Donald Trump, thành công của Nvidia trên thị trường chứng khoán, cùng với đà tăng chung của thị trường, là bằng chứng cho thấy ông Powell nên hạ lãi suất.
-
Ý kiến và Bình luận
Căng thẳng ở Trung Đông: Israel nêu điều kiện để đàm phán ngừng bắn vĩnh viễn
08:59' - 11/07/2025
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho biết Israel sẵn sàng đàm phán về một lệnh ngừng bắn vĩnh viễn tại Gaza trong thời gian ngừng bắn 60 ngày được đề xuất.
-
Ý kiến và Bình luận
30 năm bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ: Lòng tin thúc đẩy quan hệ song phương
08:17' - 10/07/2025
Sự phát triển của kinh tế Việt Nam có sự gắn kết với kinh tế Mỹ, trong khi với Mỹ, Việt Nam là thị trường lớn đầy tiềm năng với 100 triệu dân.
-
Ý kiến và Bình luận
Quan hệ Việt - Mỹ: Chuyên gia đánh giá tích cực triển vọng mở rộng hợp tác trong tương lai
09:00' - 09/07/2025
Trong suốt 30 năm, hai nước đã chuyển từ cựu thù sang đối tác và đó là công sức của chính phủ và nhiều cá nhân tại Việt Nam và Mỹ trong 3 thập kỷ qua.
-
Ý kiến và Bình luận
Giám đốc ITC của Liên hợp quốc cảnh báo bất ổn từ chính sách thuế quan của Mỹ
20:24' - 08/07/2025
Theo Giám đốc điều hành Trung tâm Thương mại quốc tế của Liên hợp quốc, quyết định của Mỹ về gia hạn đàm phán thuế quan có thể kéo dài tình trạng bất ổn và khó lường cho các nước trên thế giới.
-
Ý kiến và Bình luận
Nước cờ thuế quan mới của Mỹ
17:40' - 08/07/2025
Tổng thống Mỹ đã chính thức công bố mức thuế 25% với hàng hóa từ Nhật Bản và Hàn Quốc nhưng cũng để ngỏ khả năng tiếp tục đàm phán và trì hoãn thời điểm áp thuế. Đây là nước cờ mới của Tổng thống Mỹ?
-
Ý kiến và Bình luận
Hàn Quốc hy vọng tổ chức sớm hội nghị thượng đỉnh Hàn - Mỹ
09:04' - 08/07/2025
Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc ngày 8/7 cho biết phía Hàn Quốc hy vọng sẽ tổ chức một hội nghị thượng đỉnh giữa hai tổng thống sớm nhất nhằm thúc đẩy một kết quả có lợi cho cả hai bên.