Cách mạng công nghiệp 4.0: Cơ hội và thách thức của Việt Nam
Theo nội dung bài viết, Việt Nam đang phát triển một chiến lược về khoa học, công nghệ và đổi mới được định hướng bởi “tầm nhìn Việt Nam 2035”, nơi công nghệ sẽ được áp dụng cho tất cả các ngành và lĩnh vực. Việt Nam cũng đang khai thác những lợi ích tiềm năng của Vạn vật kết nối (IoT). Việt Nam có một lực lượng lao động trẻ thích nghi công nghệ mới rất nhanh.
Chính phủ Việt Nam đang khuyến khích sử dụng Trí tuệ nhân tạo (AI) để xây dựng một Việt Nam thịnh vượng. Sáng kiến AI sẽ là toàn diện, một mô hình cho các quốc gia khác học tập. Ví dụ, một phái đoàn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đến Mỹ vào tháng 4/ 2018 để làm việc với Viện Michael Dukakis (MDI) và Diễn đàn Toàn cầu Boston (BGF) để thảo luận về việc hỗ trợ của họ trong việc phát triển một chiến lược kinh tế AI cho Việt Nam.
Việt Nam đang nỗ lực hoàn thiện các kỹ năng để thúc đẩy ngành công nghiệp công nghệ đang phát triển của mình. Xuất khẩu phần mềm của Việt Nam đạt 2,5 tỷ USD trong năm 2017. Được biết, đã có 291 triệu USD được đầu tư vào các công ty khởi nghiệp Việt Nam trong năm 2017, tăng 42% so với năm 2016.
Năm 2012, Việt Nam khởi động Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn 2011-2020, trong đó nhấn mạnh khoa học và công nghệ đóng một vai trò quan trọng và quyết định để đổi mới, nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế và đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Theo chiến lược này, các sản phẩm và ứng dụng công nghệ cao dự sẽ chiếm 45% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam vào năm 2020.
Năm 2018, Việt Nam đưa ra “Kế hoạch hành động quốc gia về việc thực hiện Chương trình 2030 vì sự phát triển bền vững”, nhắc lại rằng khoa học và công nghệ là nền tảng, động lực cho sự phát triển bền vững của đất nước.
Tuy nhiên, bên cạnh một chiến lược tốt về khoa học và công nghệ và mong muốn tận dụng cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0, Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với nhiều thách thức.
Về nguồn nhân lực, mặc dù Việt Nam có một số lượng lớn các nhà khoa học và kỹ sư, song chất lượng vẫn là một vấn đề. Việt Nam đang tụt hậu so với các nước ASEAN khác trong Bảng xếp hạng các tổ chức nghiên cứu và trường đại học. Các nhà khoa học và kỹ sư Việt Nam có xu hướng nổi trội trong các lĩnh vực toán học và khoa học máy tính, nơi đòi hỏi ít vốn để thành lập phòng thí nghiệm.
Các tổ chức nghiên cứu có xu hướng tiến hành nghiên cứu độc lập với rất ít hoặc không có sự hợp tác với các tổ chức trong nước khác. Các giáo sư đại học không có kinh nghiệm trong ngành công nghiệp.
Về mặt quản lý, Việt Nam không có một chính sách hay ưu tiên rõ ràng nào để định hướng cho khoa học và công nghệ. Ví dụ, sinh viên tốt nghiệp ngành khoa học máy tính không đủ để đáp ứng nhu cầu trong các lĩnh vực công nghệ cao như Phân tích dữ liệu, Vạn vật kết nối hoặc AI, trong khi Việt Nam có nhiều kỹ sư, nhà khoa học trong các lĩnh vực khác.
Sự mất cân đối trong cung-cầu có thể thúc đẩy sinh viên trẻ học bất cứ thứ gì khác ngoài lĩnh vực kỹ thuật. Việc chuyển giao công nghệ giữa các nhà nghiên cứu và nhà đầu tư là yếu và các cơ chế để thúc đẩy mối liên kết là rất cần thiết.
Việt Nam cần thiết lập một tầm nhìn rõ ràng cho Công nghiệp 4.0 và xây dựng chiến lược để thực hiện và hiện thực hóa tầm nhìn đó. Minh bạch là điều phải làm. Khi Việt Nam nhận ra tầm quan trọng của Công nghiệp 4.0, nước này phải hồi sinh giáo dục và đào tạo kết hợp với phát triển kinh doanh.
Ngoài ra, Việt Nam phải cung cấp đủ nguồn lực và tài chính để đầu tư cho các cơ sở nghiên cứu và tạo môi trường khuyến khích sự đổi mới. Điều này có nghĩa là tăng mức độ linh hoạt trong nghiên cứu, tự chủ và minh bạch trong phát triển nghề nghiệp.
Hơn nữa, Việt Nam cần tận dụng các học viện quốc tế và các tổ chức đa phương để chuyển giao kiến thức tiên tiến cho các tổ chức nghiên trong nước. Việt Nam nên tiếp cận để nhận được hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế đa phương như Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Liên hợp quốc (UN), Liên minh châu Âu (EU) cũng như các tập đoàn đa quốc gia./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Cách mạng công nghiệp 4.0: Cơ hội và thách thức với doanh nghiệp
12:32' - 01/03/2019
Các ngành công nghiệp mới của Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ là động lực tăng trưởng chính của Việt Nam, đồng thời, hỗ trợ các ngành khác tăng doanh thu và phát triển dịch vụ mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh tế số trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0
15:44' - 18/01/2019
Kinh tế số mang lại nhiều tiềm năng và cơ hội cho các nền kinh tế thay đổi, tạo ra những mô hình kinh doanh mới, giúp thúc đẩy GDP trên toàn cầu,...
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0
06:30' - 03/01/2019
Indonesia hiện là nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á với tốc độ tăng trưởng năm 2017 đạt 5,1%, nhưng quốc gia vạn đảo này vẫn chỉ xếp thứ 87/127 quốc gia về Chỉ số đổi mới toàn cầu (GII) năm 2017.
-
Doanh nghiệp
Thích ứng với Cách mạng công nghiệp 4.0 – Bài cuối: Đổi mới từ đào tạo
08:35' - 14/12/2018
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tạo ra sự thay đổi lớn trong đời sống, kinh tế - xã hội và đây là thách thức cho tất cả các trường học trong việc đào tạo nguồn nhân lực.
-
Doanh nghiệp
Thích ứng với Cách mạng công nghiệp 4.0 – Bài 2: Nỗi lo về nguồn nhân lực
08:28' - 14/12/2018
Thay đổi công nghệ nhằm mục đích tối ưu hóa hiệu quả sản xuất, kinh doanh, đồng thời hội nhập quốc tế đã trở thành xu hướng trong những năm gần đây của các doanh nghiệp Việt Nam.
-
Doanh nghiệp
Thích ứng với Cách mạng công nghiệp 4.0 - Bài 1: Chuyển mình với công nghệ
08:18' - 14/12/2018
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang tạo nên nhiều cơ hội cho các nền kinh tế, nhưng vấn đề nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra nhiều bài toán khó cho cho doanh nghiệp.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Nhật Bản và Hàn Quốc đẩy mạnh đàm phán
10:43'
Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba ngày 8/7 cho biết nước này sẽ tiếp tục tiến hành các cuộc đàm phán với Mỹ nhằm tìm kiếm một thỏa thuận thương mại song phương.
-
Kinh tế Thế giới
Eurogroup thống nhất ưu tiên củng cố tài khóa và thúc đẩy vai trò quốc tế của đồng euro
09:21'
Ngày 7/7, tại Brussels (Bỉ), nhóm các Bộ trưởng Tài chính khu vực đồng euro (Eurogroup) đã tổ chức cuộc họp định kỳ nhằm trao đổi và thống nhất quan điểm về các vấn đề trọng tâm của khu vực.
-
Kinh tế Thế giới
Hội nghị Thượng đỉnh BRICS 2025 khép lại với nhiều đồng thuận
09:01'
Ngày 7/7, Hội nghị Thượng đỉnh BRICS năm 2025 tại thành phố Rio de Janeiro của Brazil đã bế mạc sau 2 ngày họp với nhiều đồng thuận.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ Donald Trump nêu điều kiện có thể gia hạn thuế tiếp sau ngày 1/8
08:01'
Ngày 7/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định ngày 1/8 là mốc thời hạn mới cho việc áp thuế đối ứng với các đối tác thương mại của Mỹ nhưng có thể sẽ được tiếp tục gia hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump công bố mức thuế quan mới đối với 14 quốc gia kể từ 1/8
06:55'
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 7/7 tuyên bố ít nhất 14 quốc gia sẽ phải đối mặt với các mức thuế quan cao đối với hàng nhập khẩu vào nền kinh tế lớn nhất thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Donald Trump: Mỹ sẽ áp thuế quan 25% đối với Nhật Bản, Hàn Quốc từ ngày 1/8
23:59' - 07/07/2025
Hàng hóa của Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ chịu mức thuế quan 25% của Mỹ kể từ ngày 1/8/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: EU và Mỹ tăng cường trao đổi cấp cao trước hạn chót
21:24' - 07/07/2025
Theo các nguồn thạo tin, nếu không có đột phá, mức thuế quan mà Mỹ áp đối với hàng hóa EU có thể tăng đáng kể, thậm chí lên tới 50% đối với một số mặt hàng.
-
Kinh tế Thế giới
Tín hiệu tiêu cực từ nền kinh tế Nhật Bản
20:02' - 07/07/2025
Văn phòng Nội các Nhật Bản ngày 7/7 đã hạ thấp đánh giá kinh tế nước này trong tháng 5 xuống mức "tồi tệ", lần đầu tiên sử dụng thuật ngữ này trong 5 năm, cho thấy kinh tế ngấp nghé bờ vực suy thoái.
-
Kinh tế Thế giới
Nỗ lực giảm phụ thuộc vào đồng USD của BRICS gặp khó
17:54' - 07/07/2025
Tham vọng của khối các nền kinh tế mới nổi BRICS về việc xây dựng một hệ thống thanh toán xuyên biên giới độc lập, vốn được ấp ủ suốt một thập kỷ, một lần nữa lại chưa có những bước tiến đột phá.