Cách Singapore “bình thản chiến thắng” COVID-19
Theo tạp chí “Tín báo” (Hong Kong) tháng 4/2022, trong hơn hai năm dịch COVID-19 hoành hành trên khắp thế giới, Hong Kong (Trung Quốc) và Singapore đã áp dụng chính sách phòng chống dịch bệnh hoàn toàn khác nhau.
Năm 2021, Singapore chọn cách “Sống chung an toàn với COVID-19”, trong khi Hong Kong vẫn thực hiện “Không COVID”. Mặc dù số trường hợp mắc mới COVID-19 ở Singapore vẫn ở mức cao nhưng các hoạt động kinh tế và đời sống xã hội ở nước này diễn ra bình thường. Nhiều người Hong Kong thậm chí đã phải sang Singapore. Vậy, Singapore có kinh nghiệm gì đáng học hỏi?Tom - một người Hong Kong đang khởi nghiệp tại Singapore - cho biết khi anh kể với những người bạn ở Hong Kong rằng mình đã đi du lịch Thái Lan vào tháng 12/2021, họ tỏ ra ghen tị với anh. Tom chuyển đến Singapore khoảng hai năm trước, sau khi dịch COVID-19 bùng phát không lâu. Trong khoảng thời gian này, anh từng lên kế hoạch trở lại Hong Kong thông qua sáng kiến “Bong bóng du lịch”, song kế hoạch này đến nay vẫn chưa được thực thi do diễn biến dịch bệnh.Tom cho biết ở Singapore, người dân về cơ bản vẫn duy trì cuộc sống bình thường, chẳng hạn như trung tâm mua sắm luôn đông đúc, các nhà hàng yêu cầu khách phải đặt chỗ, người dân có thể đi bơi và tập gym... Chính phủ Singapore không khuyến khích người dân ở nhà. Thay vào đó, họ khuyến khích tập thể dục nhiều hơn, cho phép tập các môn thể thao ngoài trời mà không cần đeo khẩu trang.Xét về số trường hợp nhiễm COVID-19 được xác nhận trong một ngày, Singapore và Hong Kong đều ở mức cao. Tuy nhiên, người dân Singapore không hề hoảng sợ. Ở Singapore, chính phủ đã dành nhiều thời gian để đơn giản hóa quy trình khám chữa bệnh.Sau khi chuyển sang “Sống chung an toàn với COVID-19”, Singapore đã phân chia ca bệnh nhẹ và nặng để người dân không quá lo lắng. Ngay cả khi được xác nhận dương tính, người dân cũng không cần hoảng sợ vì hệ thống y tế sẽ không bị quá tải. Singapore ban đầu thực hiện bao vây quét sạch ca bệnh, thực thi cơ chế “ngắt mạch”, sau đó chuyển hướng sang “Sống chung an toàn với COVID-19” và chưa bao giờ phong tỏa đất nước.Ngô Mộc Phan, Phó Giáo sư tại Trường chính sách công Lý Quang Diệu thuộc Đại học quốc gia Singapore, giải thích rằng điều này là do Singapore xác định mình là một “thành phố quốc tế”. Bộ trưởng Y tế nước này khi giải thích về chính sách, đã nói rằng việc phong tỏa dài hạn là quá tốn kém vì kinh tế Singapore phụ thuộc nhiều vào các hoạt động logistics và dòng người bên ngoài.Vậy tại sao Hong Kong không làm theo? Phó Giáo sư Ngô Mộc Phan từng so sánh hai nền kinh tế và chỉ ra rằng mặc dù có những điểm tương đồng nhưng thực tế mô hình phát triển lại khác nhau, Hong Kong dựa nhiều hơn vào xã hội dân sự, trong khi Singapore có sự điều hành linh hoạt của chính phủ.Điểm khác biệt lớn nhất giữa hai nơi là Singapore có Temasek Holdings (một cơ quan thuộc bộ phận đầu tư của Chính phủ Singapore và thuộc 100% sở hữu của Bộ Tài chính Singapore), có thể chia sẻ một phần công việc của chính phủ và thực hiện các mệnh lệnh của chính phủ. Ví dụ, Singapore ban đầu không có khẩu trang nên Temasek mua ngay toàn bộ dây chuyền sản xuất từ Đài Loan (Trung Quốc) về nước sản xuất sau đó phát miễn phí cho công chúng, ngay cả người có thị thực lao động cũng được hưởng lợi.Tom thừa nhận rằng anh có chút may mắn là không mắc COVID-19 sau các làn sóng dịch ở Singapore. Ngược lại ở Hong Kong, người dân căng thẳng vì tinh thần chống dịch. Các quan chức Chính phủ Singapore sẽ nói với công chúng rằng không cần phải xấu hổ khi bị lây nhiễm, vì về lâu dài, mọi người đều có cơ hội bị lây nhiễm, miễn là họ biết cách đối phó với nó. Khi thực hiện “Sống chung an toàn với COVID-19”, Singapore tập trung vào việc bảo vệ các nhóm người nguy cơ cao.
Các quan chức Singapore có thể giải thích rõ ràng ý định ban đầu của chính sách này với công chúng. Tại sao thời gian cách ly lại được rút ngắn từ 14 ngày xuống còn 7 ngày? Vì các đặc tính của biến thể Omicron là khác nhau. Tại sao lại chuyển từ thừa nhận kết quả xét nghiệm axit axit nucleic sang công nhận kết quả xét nghiệm nhanh kháng nguyên? Vì xét nghiệm nhanh có thể cho kết quả đúng đến 90%.Singapore là nền kinh tế mở cửa nên càng không thể đánh mất chức năng đầu mối trọng yếu. Người dân cũng thấu hiểu cách điều hành của chính phủ vì chìa khóa để đánh bại dịch bệnh nằm ở nguồn vốn xã hội, bao gồm cả lòng tin.Sau khi làn sóng dịch bệnh thứ 5 ở Hong Kong bùng phát mạnh, ban đầu chính quyền Hong Kong có kế hoạch thực hiện xét nghiệm bắt buộc toàn dân, cấm ra khỏi nhà, khiến nhiều người Hong Kong đã bắt đầu chạy sang Singapore để “trốn dịch”, đặc biệt là người lớn tuổi.Vào tháng 1/2022, số lượng hành khách đến từ Hong Kong có mặt tại sân bay Changi là gần 8.000 người, tăng 88% so với tháng 12/2021 và là mức cao nhất kể từ tháng 3/2020.Jenny – một người Hong Kong đã chuyển đến Singapore làm việc vào năm 2019 và hiện đang làm việc trong lĩnh vực thương mại điện tử - cho biết vì dịch bệnh, cô đã thay đổi kế hoạch và sắp xếp để bố mẹ chuyển tới Singapore vì họ đã bị bệnh nhiều năm nên không muốn tiêm vaccine ngừa COVID-19. Theo cô, về nghiệp vụ tài chính, hiệu quả công việc và tính linh hoạt, Singapore vẫn kém Hong Kong. Cô nói: “Chỉ mất 10 phút để đổi được USD ở Hong Kong, còn Singapore thì sao? Nó có thể khiến bạn mất nửa ngày”.Jenny mô tả rằng Singapore rõ ràng là đang “bình thản chiến thắng”. Rất nhiều dòng tiền đang đổ vào Singapore. Trước đây, cô chưa bao giờ nghĩ đến việc định cư ở Singapore, nhưng đến giờ đã bắt đầu dao động./.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Singapore tăng cường hợp tác trên nhiều lĩnh vực với Mỹ
12:57' - 26/03/2022
Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long sẽ có chuyến thăm làm việc tại Mỹ trong vòng 7 ngày 26/3 tới ngày 02/4/2022, với hai điểm dừng chân tại thủ đô Washington DC và thành phố New York.
-
Kinh tế Thế giới
Singapore và Malaysia mở cửa đường biên đi lại không cần xét nghiệm COVID-19
17:42' - 24/03/2022
Từ 1/4, Singapore và Malaysia sẽ mở cửa đường biên giới cho đi lại bình thường, cả đường hàng không, đường bộ và đường thủy với những người đã tiêm đủ vaccine mà không cần phải xét nghiệm COVID-19.
-
Kinh tế & Xã hội
Singapore bước sang giai đoạn mới
15:24' - 24/03/2022
Singapore bắt đầu bước sang giai đoạn mới sống chung với COVID-19. Đó là nhận định của Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long trong bài phát biểu được truyền hình trực tiếp ngày 24/3.
-
Phân tích - Dự báo
Singapore với những thách thức trong chuỗi cung ứng toàn cầu
05:30' - 23/03/2022
Do quy mô của nền kinh tế trong nước, các công ty có trụ sở ở Singapore từ lâu đã được khuyến khích đầu tư ra nước ngoài để khám phá các thị trường mới và mở rộng hoạt động.
-
Thị trường
Thị trường việc làm Singapore phục hồi chậm và không đồng đều trong năm 2022
07:50' - 19/03/2022
Theo Báo cáo thị trường lao động năm 2021 được Bộ Nhân lực Singapore, thị trường việc làm của nước này dự kiến sẽ duy trì đà phục hồi trong năm nay.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Thế khó của OPEC+ trong việc cân bằng thị trường dầu mỏ
16:04' - 21/11/2024
Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đối tác do Nga dẫn đầu, còn được gọi là OPEC+, sẽ có rất ít khả năng điều chỉnh chính sách dầu mỏ khi nhóm họp vào tháng 12 tới.
-
Phân tích - Dự báo
Nhiệm kỳ Trump 2.0: Thách thức lớn đối với ngành nông nghiệp thực phẩm
05:30' - 21/11/2024
Theo trang mạng sasktoday.ca, việc ông Trump tái đắc cử chắc chắn là một sự kiện quan trọng, và lần này, người dân Canada có thể sẽ tiếp cận sự kiện này với nhiều sự dè dặt hơn.
-
Phân tích - Dự báo
Giá thực phẩm leo thang- Thách thức đối với kinh tế Nga
06:30' - 20/11/2024
Người dân Nga vật lộn với giá thực phẩm tăng cao ngay cả trước giai đoạn tăng đỉnh điểm trong năm nay.
-
Phân tích - Dự báo
Dầu khí sẽ là một trong những ưu tiên của chính quyền Trump
05:30' - 20/11/2024
Trong chiến dịch tranh cử của mình, ông Trump cam kết sẽ tối đa hóa sản lượng dầu thô của Mỹ và tiếp tục phủ nhận biến đổi khí hậu.
-
Phân tích - Dự báo
Cải cách thuế EU - Bài cuối: Giải pháp cho sự thịnh vượng
06:30' - 19/11/2024
Mặc dù mức thuế trung bình đối với người lao động thông thường có thể có tác động đáng kể, nhưng mức thuế suất biên cao đối với người có thu nhập cao cũng đi kèm với chi phí kinh tế đặc biệt.
-
Phân tích - Dự báo
Cải cách thuế EU - Bài 1: Khác biệt giữa Mỹ và châu Âu
05:30' - 19/11/2024
Mạng tin Gisreportsonline mới đây đăng bài viết của ông Adam Michel, Giám đốc nghiên cứu chính sách thuế tại Viện Cato, cho rằng việc giảm thuế lao động là cần thiết để tăng sức cạnh tranh của EU.
-
Phân tích - Dự báo
Cơ hội để dòng vốn đổ về Việt Nam
14:46' - 18/11/2024
Các thị trường mới nổi, trong đó có Việt Nam có thể tận dụng cơ hội khi các nhà đầu tư bắt đầu rút vốn chuyển về Mỹ sau khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống thứ 47 của Mỹ ngày 5/11 vừa qua.
-
Phân tích - Dự báo
Kinh tế toàn cầu sau bầu cử Mỹ - Bài cuối: “Bóng ma” lạm phát quay về?
06:02' - 18/11/2024
Các biện pháp được ông Trump công bố "sẽ có thể gây thiệt hại kinh tế ước tính khoảng 33 tỷ euro chỉ riêng ở Đức", theo tính toán của Viện nghiên cứu kinh tế (IFO).
-
Phân tích - Dự báo
Kinh tế toàn cầu sau bầu cử Mỹ - Bài 1: Hiệu ứng đảo ngược
05:30' - 18/11/2024
Sau khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống, dự kiến sẽ có nhiều chính sách kinh tế lớn của Mỹ sẽ có sự điều chỉnh, làm ảnh hưởng tới nhiều nền kinh tế và có thể gây gia tăng bất ổn toàn cầu.