Cách thức Bắc Kinh hỗ trợ thanh khoản cho các doanh nghiệp
Để cung cấp thêm thanh khoản cho các doanh nghiệp nhỏ, Ngân hàng trung ương Trung Quốc (PBoC, ngân hàng trung ương) vừa thông báo sẽ tạm thời mua lại khoản vay từ các ngân hàng thương mại đã phát hành tín dụng cho những doanh nghiệp này, với mức hạn ngạch 400 tỷ nhân dân tệ (NDT), 56,5 tỷ USD.
Đây được coi là một trong những biện pháp hỗ trợ nền kinh tế mới nhất của Bắc Kinh. Đặc biệt, không giống như kinh nghiệm trong các cuộc khủng hoảng trước đây, khi Chính phủ chỉ nhấn mạnh vào việc hỗ trợ các doanh nghiệp nhà nước quan trọng, hiện giờ cơ quan chức năng đang cố gắng giúp đỡ doanh nghiệp nhỏ bởi trong môi trường hiện tại, đây là bước đi hợp lý nhất.
Lần đầu tiên sau nhiều năm, Trung Quốc đã không đặt mục tiêu tăng trưởng GDP hàng năm. Thay vào đó là mục tiêu hướng tới tạo thêm việc làm và xóa đói giảm nghèo.
Doanh nghiệp nhỏ tạo ra đến 80% việc làm Trung Quốc, nhưng do dịch bệnh kéo dài đi kèm với sự gián đoạn chuỗi cung ứng và sụt giảm nhu cầu trong nước, doanh nghiệp nhỏ là những đối tượng đầu tiên bị ảnh hưởng. Do đó, việc hỗ trợ là đặc biệt quan trọng để hoàn thành các nhiệm vụ mà chính phủ đặt ra cho năm nay.
Chính phủ Trung Quốc kêu gọi các ngân hàng thương mại phát hành khoản vay hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ với lãi suất thấp. Tuy nhiên, các ngân hàng ban đầu đón nhận biện pháp này với sự hoài nghi bởi rủi ro tín dụng khi cho doanh nghiệp nhỏ vay cao hơn nhiều, với môi trường lãi suất thấp không tương ứng với tình huống giả định.Để giúp cho cả doanh nghiệp và ngân hàng, PBoC đã đưa ra hạn ngạch 400 tỷ NDT để mua lại nghĩa vụ nợ của các doanh nghiệp nhỏ đối với các ngân hàng. Sau một năm, các ngân hàng sẽ phải “chuộc” lại các khoản này và PBoC không chịu rủi ro tín dụng đồng thời không tính lãi suất. Biện pháp này nhằm mục đích cung cấp thanh khoản bổ sung. Các hạng mục hỗ trợ bao gồm thương mại đô thị, ngân hàng nông thôn, hợp tác xã tín dụng nông thôn, trong đó 40% danh mục cho vay là các khoản vay cho doanh nghiệp nhỏ. Trên thực tế, biện pháp mới của PBoC- một khoản vay cho các ngân hàng thương mại với lãi suất bằng 0 - là một cách tiếp cận sáng tạo để kích thích nền kinh tế.Trợ lý Giám đốc Jia Jinjing từ Trung tâm Nghiên cứu Tài chính Chongyang tại Đại học Nhân dân Trung Quốc chia sẻ với đài Sputnik: “Đây là một hỗ trợ đáng kể cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. PBoC cung cấp tín dụng ở mức 0%, đồng thời không thay đổi cấu trúc bảng cân đối kế toán, đây là một biện pháp rất sáng tạo”.Trong cuộc khủng hoảng lần này, Chính phủ Trung Quốc đã tự giới hạn một lượng ưu đãi tài chính trực tiếp khá khiêm tốn cho nền kinh tế. Bằng cách phát hành trái phiếu chính phủ đặc biệt, cũng như trái phiếu địa phương, chỉ có 3.600 tỷ nhân dân tệ được huy động, thậm chí còn ít hơn các ưu đãi tài chính năm 2008.Các kích thích quy mô lớn thời bấy giờ đã tạo ra sự mất cân bằng cơ bản trong nền kinh tế - sản xuất tăng quá mức trong một số ngành công nghiệp, cũng như lạm phát bong bóng tín dụng.
Hiện giờ Bắc Kinh đang cố gắng tránh vấn đề này. PBoC giúp các tổ chức tín dụng bằng cách cung cấp cho họ thanh khoản. Việc tài trợ này vẫn được thực hiện trên cơ sở thị trường để hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ.Cơ quan quản lý Trung Quốc có thể kiểm soát chính xác mục tiêu mà các quỹ được sử dụng. Nói cách khác, Ngân hàng trung ương có nhiều đòn bẩy hơn để kiểm soát việc sử dụng các quỹ nhằm hỗ trợ cho doanh nghiệp nhỏ và khu vực thực sự cần thiết trong nền kinh tế.
Dù vậy, chuyên gia Jia Jinjing cho rằng biện pháp này sẽ không thể giải quyết tất cả các vấn đề. Ông nói: “Điều này chắc chắn sẽ hỗ trợ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nhưng để có cơ hội tránh tình trạng phát triển quá nóng, tôi nghĩ đây là một vấn đề kinh tế vi mô.Việc sử dụng các công cụ liên quan đến vấn đề định giá doanh nghiệp, tài liệu nhấn mạnh sự cần thiết phải hành động thận trọng hơn là cần thiết. Trong hai phiên họp qua, các biện pháp quy mô lớn để giảm gánh nặng thuế của các doanh nghiệp đã được công bố. Chúng ta có thể nói các ưu đãi tài chính, cùng với tiền tệ, là một tập hợp hoàn chỉnh cần thiết để hỗ trợ nền kinh tế”.
Năm 2019, khi nền kinh tế gặp khó khăn liên quan đến mâu thuẫn thương mại giữa Mỹ-Trung, Chính phủ Trung Quốc bắt đầu thực hiện các biện pháp khuyến khích. Sau đó họ tuyên bố Trung Quốc sẽ áp dụng các biện pháp kích thích tài khóa tích cực, đồng thời tuân thủ chính sách tiền tệ vừa phải.Mức trần thu nhập không chịu thuế của các cá nhân đã tăng lên 5.000 NDT, trong đó một số loại thuế, bao gồm VAT, bị cắt giảm. Tổng cộng, ưu đãi tài chính lên tới 2.300 tỷ NDT./.
- Từ khóa :
- pboc
- trung quốc
- xóa đói giảm nghèo
- đồng nhân dân tệ
Tin liên quan
-
Ý kiến và Bình luận
Trung Quốc: Xuất khẩu sụt giảm mạnh trong tháng 5/2020
18:20' - 07/06/2020
Kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc đã sụt giảm trong tháng 5/2020, giữa lúc các biện pháp phong tỏa nhằm ngăn chặn COVID trên toàn cầu tiếp tục tác động xấu đến nhu cầu.
-
Ý kiến và Bình luận
Xuất khẩu của Trung Quốc có thể giảm trong tháng 5/2020
09:56' - 06/06/2020
Một cuộc thăm dò của Reuters công bố ngày 5/6 cho thấy xuất khẩu của Trung Quốc có thể giảm trong tháng 5 sau khi phục hồi đáng kể vào tháng trước do lệnh giãn cách xã hội phòng chống dịch COVID-19.
-
Kinh tế Thế giới
Hong Kong (Trung Quốc) cam kết hợp tác đầy đủ về luật an ninh quốc gia
21:17' - 04/06/2020
Trưởng Đặc khu hành chính Hong Kong (Trung Quốc) Lâm Trịnh Nguyệt Nga tuyên bố chính quyền đặc khu sẽ hợp tác đầy đủ liên quan tới luật an ninh quốc gia về Hong Kong.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc nhập khẩu 1,58 tỷ mét khối khí đốt tự nhiên của Nga
20:05' - 04/06/2020
Giới chức Trung Quốc cho biết nước này đã nhập khẩu 1,58 tỷ mét khối khí đốt tự nhiên trong 6 tháng qua của Nga thông qua đường ống dẫn khí đốt xuyên biên giới giữa hai nước.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc: Biện pháp trừng phạt thương mại của Mỹ nhằm vào Hong Kong vi phạm quy định WTO
19:01' - 04/06/2020
Trung Quốc ngày 4/6 cho rằng việc Mỹ quyết định tước bỏ quy chế thương mại đặc biệt dành cho Khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc) là vi phạm quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
-
Kinh tế Thế giới
“Đốm lửa” mới trong mối quan hệ đầy căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc
14:14' - 04/06/2020
Căng thẳng Mỹ-Trung được dự báo sẽ còn “tăng nhiệt” hơn nữa sau động thái trả đũa mới nhất giữa Washington và Bắc Kinh liên quan đến nối lại các hoạt động chở khách bằng đường không giữa hai nước.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Bloomberg: Mỹ dỡ bỏ hạn chế xuất khẩu phần mềm thiết kế chip sang Trung Quốc
12:27'
Hãng tin Bloomberg dẫn tuyên bố của Tập đoàn Siemens AG của Đức cho biết công ty đã nhận được thông báo từ Chính phủ Mỹ về việc chấm dứt các hạn chế xuất khẩu phần mềm thiết kế chip sang Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Mercosur và EU tiến gần tới FTA
10:37'
Ngoại trưởng Brazil Mauro Vieira bày tỏ tin tưởng khả năng khối Thị trường chung Nam Mỹ (Mercosur) và Liên minh châu Âu (EU) sớm ký kết Hiệp định tự do thương mại (FTA).
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ tiếp tục kêu gọi Chủ tịch Fed sớm từ chức
10:28'
Ngày 2/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tiếp tục nhắc lại lời kêu gọi Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell từ chức.
-
Kinh tế Thế giới
Kênh đào Suez vẫn hoạt động bình thường sau sự cố chìm giàn khoan
10:27'
Hoạt động hàng hải qua kênh đào này vẫn diễn ra bình thường theo cả hai hướng và không bị ảnh hưởng do vụ chìm giàn khoan ADMARINE-12 xảy ra mới đây ở cửa Vịnh Suez.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ thông báo đạt được thỏa thuận thương mại với Việt Nam
21:57' - 02/07/2025
Tổng thống Trump viết: “Tôi vừa đạt được một thỏa thuận thương mại với Việt Nam. Các chi tiết sẽ được cung cấp sau!”
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Hàn Quốc lo ngại tác động từ thuế đối ứng sau ngày 9/7
17:59' - 02/07/2025
Hiện Hàn Quốc đang tiến hành đàm phán với Mỹ về chính sách thuế mới nhằm tránh mức thuế đối ứng 25% sẽ được áp dụng kể từ ngày 9/7, khi lệnh hoãn áp thuế hiện nay sẽ chính thức hết hạn sau 90 ngày.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia ưu tiên tăng sức đề kháng của nền kinh tế trong năm 2026
15:55' - 02/07/2025
Định hướng chính sách kinh tế và tài khóa của Indonesia trong năm 2026 sẽ tập trung vào việc xây dựng và củng cố khả năng phục hồi quốc gia trong bối cảnh bất định toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Nhóm Bộ tứ (Quad) thúc đẩy hợp tác chuỗi cung ứng khoáng sản
12:01' - 02/07/2025
Ngày 1/7, Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio đã tiếp đón những người đồng cấp từ Australia, Ấn Độ và Nhật Bản đến thủ đô Washington để họp nhóm Bộ tứ (Quad).
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ khẳng định không gia hạn thời gian tạm hoãn áp thuế
11:27' - 02/07/2025
Ngày 1/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố không gia hạn thời gian tạm hoãn áp thuế với các nước, trong đó có Nhật Bản.