Cách tính giá mua điện của dự án điện mặt trời trên mái nhà
Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) vừa có văn bản yêu cầu các đơn vị: Công ty Điện lực thành viên, Công ty Công nghệ thông tin Điện lực miền Nam và Trung tâm Chăm sóc khách hàng thực hiện mua bán điện đối với các dự án điện mặt trời trên mái nhà (ĐMTMN).
Theo đó, đối với các Công ty Điện lực, cơ chế mua bán điện và giá mua điện của dự án ĐMTMN được thực hiện theo chiều giao và chiều nhận riêng biệt của công tơ điện đo đếm hai chiều. Cụ thể, giá mua điện như sau: Trước ngày 01/01/2018, giá mua điện (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng) là 2.086 đồng/kWh (tương đương với 9,35 UScents/kWh nhân với tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với đô la Mỹ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố ngày 10/4/2017 là 22.316 đồng/USD). Từ ngày 01/01/2018 đến 31/12/2018, giá mua điện (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng) 2.096 đồng/kWh (tương đương với 9,35 UScents/kWh nhân với tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với đô la Mỹ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố áp dụng cho ngày 31/12/2017 là 22.425 đồng/USD). Từ ngày 01/01/2019 đến 31/12/2019, giá mua điện (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng) 2.134 đồng/kWh (tương đương với 9,35 UScents/kWh nhân với tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với đô la Mỹ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố áp dụng cho ngày 31/12/2018 là 22.825 đồng/USD). Kể từ năm 2020 và các năm tiếp theo, giá mua điện (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng) được xác định theo từng năm và được tính bằng tiền Việt Nam đồng tương đương với 9,35 UScents/kWh nhân với tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với đô la Mỹ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố áp dụng cho ngày cuối cùng của năm trước. Theo ông Nguyễn Văn Lý, Phó Tổng Giám đốc EVNSPC, Tổng Công ty đã uỷ quyền cho Công ty Điện lực được ký kết và thực hiện Hợp đồng mua bán điện (HĐMBĐ) từ các dự án ĐMTMN đấu nối vào lưới điện thuộc phạm vi quản lý của đơn vị. Các Công ty Điện lực theo dõi, kiểm soát chặt chẽ công suất lắp đặt của các dự án ĐMTMN đấu nối vào lưới điện nhằm đảm bảo tránh tình trạng gây quá tải đường dây, máy biến áp phân phối. Bên cạnh đó, các Công ty Điện lực thực hiện tư vấn cho chủ đầu tư lựa chọn lắp đặt tấm pin quang điện, bộ chuyển đổi điện một chiều thành xoay chiều (bộ inverter) thuộc dự án ĐMTMN có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, có giấy chứng nhận xuất xưởng/chứng nhận chất lượng thiết bị của nhà sản xuất, thiết bị có hiệu suất, tuổi thọ và thời gian bảo hành cao để đảm bảo hiệu quả đầu tư.Đồng thời khuyến khích chủ đầu tư lắp đặt bộ inverter có khả năng hoạt động ở cả chế độ bám lưới và chế độ độc lập với lưới khi lưới điện bị mất điện, hệ thống tích trữ điện (nếu cần thiết) để sử dụng lượng điện phát ra từ dự án ĐMTMN của khách hàng khi lưới điện bị quá tải phải sa thải phụ tải hoặc bị sự cố mất điện.
Trình tự, thủ tục đấu nối và mua điện từ các dự án ĐMTMN thực hiện như sau: Các Công ty Điện lực phổ biến và khuyến nghị các chủ đầu tư đăng ký nhu cầu lắp đặt ĐMTMN với công ty trước khi thực hiện đầu tư để được khảo sát về khả năng đấu nối vào lưới điện của dự án nhằm đảm bảo hiệu quả khi đầu tư dự án. Khi đăng ký nhu cầu, chủ đầu tư cần cung cấp thông tin ban đầu về địa điểm và công suất dự kiến lắp đặt của dự án ĐMTMN, mã khách hàng sử dụng điện (nếu là khách hàng đang mua điện của EVNSPC) để tiện liên hệ và khảo sát đấu nối.Công ty Điện lực tổ chức tiếp nhận đăng ký nhu cầu lắp đặt ĐMTMN của chủ đầu tư qua Trung tâm Chăm sóc khách hàng bằng các hình thức: điện thoại, email, Zalo, Chat box...).
Nguyên tắc thoả thuận đấu nối là tổng công suất lắp đặt của các dự án ĐMTMN đấu nối vào lưới điện trung, hạ áp phải đảm bảo không được vượt quá công suất định mức của đường dây, máy biến áp phân phối trung, hạ áp. Trường hợp tổng công suất lắp đặt của các dự án ĐMTMN đấu nối vào lưới điện (kể cả dự án đang khảo sát) nhỏ hơn công suất định mức của đường dây, máy biến áp phân phối hạ áp, Công ty Điện lực/Điện lực thống nhất với chủ đầu tư về công suất lắp đặt và phương án đấu nối như sau: Dự án có công suất lắp đặt < 03 kWp sẽ đấu nối vào lưới điện hạ áp bằng 1 pha hoặc 3 pha tuỳ theo hiện trạng sẵn có. Dự án có công suất lắp đặt ≥ 03 kWp được đấu nối vào lưới điện hạ áp bằng 3 pha. Nếu chủ đầu tư là khách hàng sử dụng điện đang đấu nối vào lưới điện hạ áp bằng 1 pha, cho phép dự án có công suất lắp đặt ≥ 03 kWp đấu nối vào lưới điện bằng 1 pha nếu lưới điện vẫn đảm bảo điều kiện vận hành an toàn, ổn định. Trường hợp tổng công suất lắp đặt của các dự án ĐMTMN lớn hơn công suất định mức của đường dây, máy biến áp phân phối hạ áp, Công ty Điện lực/Điện lực có văn bản thông báo về khả năng quá tải của đường dây, máy biến áp phân phối hạ áp và thỏa thuận chủ đầu tư giảm công suất lắp đặt của dự án hoặc xây dựng đường dây, máy biến áp nâng áp để được đấu nối vào lưới điện trung áp gần nhất. Trình tự, thủ tục thỏa thuận đấu nối dự án ĐMTMN vào lưới điện trung áp thực hiện theo quy định từ Điều 43 đến Điều 51 của Thông tư 39/2015/TT-BCT ngày 18/11/2015 của Bộ Công Thương quy định hệ thống điện phân phối (gọi tắt là Thông tư số 39/2015/TT-BCT). Trường hợp lưới điện hiện hữu chưa đáp ứng về công suất đấu nối của dự án ĐMTMN, Công ty Điện lực/Điện lực có văn bản thông báo cho chủ đầu tư về việc lưới điện không còn khả năng tiếp nhận công suất phát lên lưới điện của dự án. EVNSPC cho biết, trước 3 ngày so với ngày dự kiến hoàn thành lắp đặt dự án, chủ đầu tư gửi một bộ hồ sơ đề nghị bán điện cho Công ty Điện lực/Điện lực, gồm: Giấy đề nghị bán điện; Hồ sơ kỹ thuật (nếu có) như: tài liệu kỹ thuật về tấm pin quang điện, bộ inverter; giấy chứng nhận xuất xưởng/chứng nhận chất lượng thiết bị của nhà sản xuất; các biên bản thí nghiệm các thông số kỹ thuật đáp ứng quy định hiện hành bởi một đơn vị có đủ năng lực. Đối với dự án ĐMTMN có công suất ≥ 01 MWp, chủ đầu tư cần thực hiện thủ tục bổ sung quy hoạch phát triển điện mặt trời, thủ tục cấp phép hoạt động điện lực theo quy định tại Thông tư 16/2017/TT-BCT, Thông tư số 12/2017/TT-BCT ngày 31/7/2017 của Bộ Công Thương và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có). Trong vòng 3 ngày kể từ sau ngày tiếp nhận giấy đề nghị bán điện từ dự án ĐMTMN của chủ đầu tư, Công ty Điện lực/Điện lực phải hoàn thành việc kiểm tra các thông số kỹ thuật của dự án và ký kết hợp đồng mua bán điện với chủ đầu tư. Trong đó, không đồng ý mua điện nếu dự án ĐMTMN của chủ đầu tư không đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật theo quy định. Để bán được điện cho EVNSPC, chủ đầu tư phải khắc phục, sửa chữa dự án ĐMTMN đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật theo quy định. Đối với chủ đầu tư đã có hợp đồng mua điện tại địa điểm lắp đặt dự án, ngay sau khi kiểm tra và đồng ý mua điện, Công ty Điện lực/Điện lực thay thế công tơ đo đếm 1 chiều bằng công tơ đo đếm 2 chiều và ký hợp đồng mua điện từ dự án với chủ đầu tư. Trường hợp phải chuyển đổi điểm đấu nối với lưới điện hạ áp từ 1 pha sang 3 pha để đấu nối dự án ĐMTMN, chủ đầu tư chịu trách nhiệm nâng cấp dây dẫn sau công tơ, Công ty Điện lực/Điện lực chịu trách nhiệm nâng cấp dây dẫn từ công tơ đến điểm đấu nối và công tơ. Đối với chủ đầu tư chưa có hợp đồng mua điện tại địa điểm lắp đặt dự án (khách hàng đề nghị cấp điện mới), ngay sau khi kiểm tra và đồng ý mua điện, Công ty Điện lực/Điện lực lắp đặt công tơ đo đếm 2 chiều và ký hợp đồng mua điện từ dự án của chủ đầu tư đồng thời với hợp đồng bán điện cho chủ đầu tư sử dụng tại địa điểm lắp đặt dự án.Trong quá trình vận hành dự án ĐMTMN của chủ đầu tư, Công ty Điện lực/Điện lực có trách nhiệm kiểm tra, giám sát vận hành và xử lý theo quy định tại Điều 52 Thông tư số 39/2015/TT-BCT và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có).
Hợp đồng mua điện từ dự án ĐMTMN của chủ đầu tư được thực hiện theo mẫu tại Thông tư số 05/2019/TT-BCT với các thỏa thuận cụ thể như: Ngày vận hành thương mại là ngày hai bên ký biên bản chốt chỉ số công tơ thực hiện giao nhận điện năng của dự án. Đối với các dự án đã đưa vào vận hành trước thời điểm ban hành văn bản này, ngày vận hành thương mại của dự án là ngày hai bên ký Biên bản thỏa thuận tạm thời về việc xác nhận chỉ số công tơ và điện năng giao nhận của dự án theo Văn bản số 2155/EVN SPC-KD ngày 3/4/2018.
Công ty Điện lực/Điện lực ghi chỉ số công tơ 1 lần/tháng cùng với kỳ ghi chỉ số công tơ chiều mua điện từ lưới của chủ đầu tư. Đối với chủ đầu tư là khách hàng sử dụng điện ghi chỉ số công tơ nhiều kỳ/tháng, ghi chỉ số công tơ chiều bán điện lên lưới cùng với kỳ ghi chỉ số công tơ cuối cùng trong tháng. Hợp đồng bán điện từ lưới điện cho chủ đầu tư chưa có hợp đồng mua điện tại địa điểm lắp đặt dự án (khách hàng đề nghị cấp điện mới) được thực hiện ký mới theo mẫu tại bộ Quy trình kinh doanh điện năng của EVNSPC căn cứ vào mục đích sử dụng điện của chủ đầu tư. Đối với chủ đầu tư đã có hợp đồng mua điện tại địa điểm lắp đặt dự án, thực hiện theo hợp đồng đã ký kết trước đó. Tiền điện thanh toán bằng đồng Việt Nam (VNĐ) được xác định cho từng năm và được tính đến hàng đơn vị đồng (không làm tròn số) với hình thức thanh toán bằng chuyển khoản. Phí chuyển khoản do chủ đầu tư chịu. Đối với chủ đầu tư là doanh nghiệp có phát hành hóa đơn, hàng tháng Công ty Điện lực/Điện lực nhận hóa đơn, kiểm tra và thanh toán tiền điện theo hóa đơn do chủ đầu tư phát hành theo quy định.Đối với chủ đầu tư là hộ gia đình, cá nhân không phát hành hóa đơn, hàng tháng, bộ phận Kinh doanh của Công ty Điện lực/Điện lực lập bảng kê thanh toán tiền điện trên hệ thống CMIS, trình lãnh đạo đơn vị phê duyệt và chuyển sang bộ phận tài chính kế toán để thanh toán tiền điện cho chủ đầu tư, tiền thanh toán không bao gồm thuế GTGT.
Sau thời điểm kết thúc hàng năm hoặc sau khi kết thúc hợp đồng mua điện từ dự án, căn cứ “Biên bản xác nhận chỉ số công tơ, điện giao nhận và tiền điện thanh toán”, hai bên sẽ thực hiện quyết toán tiền thuế GTGT theo quy định (nếu có).
Điện mua từ các dự án ĐMTMN được ghi nhận vào sản lượng điện mua tại các Công ty Điện lực. Chi phí mua điện từ các dự án ĐMTMN được ghi nhận vào chi phí mua điện của các Công ty Điện lực. EVNSPC yêu cầu Công ty Công nghệ thông tin Điện lực miền Nam phối hợp với Công ty Viễn thông Điện lực và Công nghệ thông tin thử nghiệm và cập nhập phân hệ Quản lý điện mặt trời trên mái nhà trên chương trình CMIS 3.0 và tổ chức hướng dẫn các Công ty Điện lực đảm bảo các tính năng quản lý theo dõi, khai thác thông tin và thanh toán tiền cho các chủ đầu tư có dự án ĐMTMN bán điện cho EVNSPC; quản lý và theo dõi việc mua bán điện từ các dự án ĐMTMN trước ngày 03/4/2019. Văn bản này được thực hiện theo yêu cầu của Tập đoàn Điện lực Việt Nam về việc hướng dẫn thực hiện đối với các dự án điện mặt trời trên mái nhà./.>>> Tp. Hồ Chí Minh khuyến khích hộ dân phát triển điện mặt trời mái nhà
Tin liên quan
-
DN cần biết
Quảng Ngãi khuyến khích phát triển năng lượng điện mặt trời áp mái
18:13' - 16/03/2019
Hiện nay, tỉnh Quảng Ngãi đang khuyến khích các hộ gia đình, cơ quan, doanh nghiệp sử dụng công nghệ năng lượng điện mặt trời áp mái.
-
Doanh nghiệp
Quảng Trị dự kiến vận hành nhà máy điện mặt trời đầu tiên vào tháng 6
11:28' - 14/03/2019
Với những nỗ lực của tỉnh Quảng Trị, đến nay việc xây dựng, lắp đặt Nhà máy điện mặt trời LIG - Quảng Trị đã đạt trên 70%, dự kiến đến cuối tháng 6/2019 sẽ đi vào hoạt động chính thức.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Thảo luận về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp
07:55'
Sáng 29/11, Quốc hội biểu quyết thông qua: Luật Địa chất và khoáng sản; Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng công ty hàng hải Việt Nam mong muốn tăng cường hợp tác với các đối tác Ấn Độ
07:50'
Tổng công ty hàng hải Việt Nam mong muốn tăng cường kết nối, hợp tác với các đối tác, bạn hàng của Ấn Độ trong thời gian tới nhằm đẩy mạnh 3 mục tiêu chính.
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh nghiệp Trung Quốc quan tâm dự án Nhà máy đốt rác phát điện tại Cần Thơ
21:24' - 28/11/2024
CGGC mong muốn hợp tác với thành phố Cần Thơ xây dựng một nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt để phát điện, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Trao quyết định bổ nhiệm Bộ trưởng Bộ Tài chính và Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải
20:22' - 28/11/2024
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã trao quyết định của Chủ tịch nước bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Văn Thắng giữ chức Bộ trưởng Bộ Tài chính và đồng chí Trần Hồng Minh giữ chức Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
-
Kinh tế Việt Nam
Khu Công nghệ cao Đà Nẵng thu hút thêm dự án FDI 177 triệu USD
19:59' - 28/11/2024
Đến nay, đã có tổng cộng 521 dự án đầu tư vào Khu công nghệ cao, Khu công nghệ thông tin tập trung – giai đoạn 1 và các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
-
Kinh tế Việt Nam
Trao Nghị quyết bổ nhiệm Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội đối với ông Lê Quang Tùng
19:58' - 28/11/2024
Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Đảng đoàn Quốc hội đã tổ chức Lễ công bố và trao Nghị quyết về công tác nhân sự đối với ông Lê Quang Tùng.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải được phê chuẩn giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Tài chính
19:00' - 28/11/2024
Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng được phê chuẩn giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Tài chính.
-
Kinh tế Việt Nam
Bí thư tỉnh ủy Quảng Trị được phê chuẩn giữ chức vụ Tổng thư ký Quốc hội
18:54' - 28/11/2024
Tân Tổng Thư ký Quốc hội Lê Quang Tùng sinh ngày 30/10/1971 tại xã Vượng Lộc, huyện Can Lộc , Hà Tĩnh.
-
Kinh tế Việt Nam
Bí thư tỉnh ủy Cao Bằng được phê chuẩn giữ chức Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải
18:47' - 28/11/2024
Bí thư tỉnh ủy Cao Bằng Trần Hồng Minh được phê chuẩn giữ chức Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải.