Cách Trung Quốc thâu tóm lĩnh vực bán dẫn châu Âu
Năm 2020, Trung Quốc nhập khẩu 350 tỷ USD chip bán dẫn, cao hơn so với nhập khẩu dầu mỏ. Đây là mặt hàng chiến lược cần thiết cho điện thoại thông minh, máy tính, xe hơi và cả tên lửa đạn đạo.
Thông qua các quỹ tư nhân, Chính phủ Trung Quốc can dự trong mỗi thương vụ mua bán các đơn vị nghiên cứu, sản xuất chất bán dẫn. Tuy nhiên, không phải quốc gia châu Âu nào cũng biết điều này.Liên quan đến vấn đề này, tờ Le Monde có đăng tải bài viết với tựa đề “Trung Quốc tìm cách kiểm soát các công ty bán dẫn châu Âu như thế nào”, trong đó nhận định Trung Quốc đang âm thầm thâu tóm công nghệ chất bán dẫn, kể cả tại Pháp.Thông qua mua bán, sáp nhậpNgày 13/5, quỹ đầu tư Trung Quốc Wise Road Capital đã đề nghị mua lại công ty Pháp Unity Semiconductor (SC) SAS. Quỹ này được thành lập năm 2017 để đầu tư vào các công ty công nghệ, nhất là chất bán dẫn.Trang web của Wise Road Capital khẳng định họ có “quyết định độc lập” trong thương vụ này. Thế nhưng, theo cơ quan tình báo kinh tế Datenna, nhiều cổ đông của Wise Road Capital có liên hệ chặt chẽ với nhà nước Trung Quốc và thực tế quỹ này là công cụ để Trung Quốc nâng cao sức mạnh công nghệ.UnitySC tuy ít được biết đến, nhưng lại có tương lai rất sáng sủa. Nhờ trung tâm nghiên cứu ở “thung lũng Silicon mini” Grenoble, các công nghệ của công ty này rất cần thiết đối với những sản phẩm chip bán dẫn ngày càng được thu nhỏ.Theo tờ South China Morning Post, nhiều trung tâm nghiên cứu, đơn vị sản xuất đã rơi vào tay Wise Road Capital và được chuyển giao cho Trung Quốc. Chỉ một tháng sau khi bị mua lại, United Test and Assembly Center (UTAC) của Singapore thông báo xây nhà máy tại Sơn Đông, tương tự là công ty Huba Control (Đức) được đưa về Tứ Xuyên. Công ty liên doanh với Áo AMS thì xây nhà máy tại An Huy.Chip điện tử là mặt hàng không thể thiếu trong thế giới kỹ thuật số. Sản phẩm nhỏ bé này có mặt trong điện thoại thông minh, máy tính, xe hơi và cả tên lửa đạn đạo. Một chiếc xe hơi cần từ 1.000 đến 1.400 con chip. Tuy nhiên, việc sản xuất thường chỉ tập trung vào một số ít quốc gia và Trung Quốc vốn chỉ sản xuất được 15% số chip tiêu thụ lại đang lệ thuộc vào Nhật Bản và vùng lãnh thổ Đài Loan (Trung Quốc).Năm 2020, Trung Quốc nhập khẩu 350 tỷ USD chip bán dẫn, cao hơn cả dầu mỏ. Do đó, trong bối cảnh căng thẳng quan hệ Mỹ-Trung, dù chỉ 1% chip bán dẫn được sử dụng trong quân sự, Mỹ vẫn thận trọng hạn chế xuất khẩu chip bán dẫn sang Trung Quốc.Quan ngại của phương TâyTheo Viện Nghiên cứu Trung Quốc Mercator (MERICS), với kế hoạch "Made in China 2025" (Sản xuất tại Trung Quốc năm 2025) tung ra năm 2015, Trung Quốc đặt mục tiêu sẽ đứng đầu thế giới ở 10 công nghệ chủ chốt trong 10 năm tới và lập ra trên 1.800 quỹ đầu tư công về kỹ thuật số với số tiền 390 tỷ euro.Cơ quan tình báo kinh tế Datenna nhấn mạnh rằng riêng về lĩnh vực bán dẫn, nhà nước Trung Quốc có sự can dự trong mỗi thương vụ thông qua các quỹ tư nhân. Chính vì vậy, điều này đã gây ra không ít quan ngại đối với các nước phương Tây.
Ủy ban Đầu tư nước ngoài ở Mỹ đã bác việc Wise Road Capital thông qua hai chi nhánh ở quần đảo Caiman và bang Delaware mua lại nhà sản xuất bán dẫn Magnachip của Hàn Quốc niêm yết tại Phố Wall.
Trong khi đó, Vương quốc Anh chặn việc bán Newport Wafer Fab cho chi nhánh ở Hà Lan của một công ty điện tử Trung Quốc.
Tại Pháp, cả Bộ Kinh tế lẫn UnitySC đều từ chối bình luận về khả năng được Trung Quốc mua lại. Ngoài ra, từ ngày 1/4/2020, việc nước ngoài mua các công ty bán dẫn của nước này phải được cơ quan chức năng xét duyệt vì lý do an ninh quốc gia.Mùa Xuân năm 2019, Liên minh châu Âu (EU) đã thông báo cơ chế thanh lọc, trong đó các quốc gia thành viên phải cung cấp thông tin về mọi đầu tư khoản ngoại quốc trong công nghệ nhạy cảm.Tuy nhiên, Tòa Thẩm kế châu Âu - tổ chức kiểm toán của EU - vẫn gặp khó khăn trong việc có được dữ liệu hoàn chỉnh cập nhật, và vì vậy vẫn chưa có được cái nhìn chung về các hoạt động thâu tóm của Trung Quốc./.Tin liên quan
-
Công nghệ
Tập đoàn công nghệ Trung Quốc trình làng 3 loại chip bán dẫn mới
17:12' - 04/11/2021
Ngày 3/11, Tencent công bố 3 loại chip bán dẫn mới, đánh dấu lần đầu tiên hãng công nghệ hàng đầu của Trung Quốc công khai thông tin về những tiến bộ đạt được trong lĩnh vực chất bán dẫn.
-
Ô tô xe máy
Ngành công nghiệp ô tô tiếp tục điêu đứng vì thiếu hụt chip bán dẫn
08:13' - 29/10/2021
Tình trạng thiếu hụt chip bán dẫn trên toàn cầu ngày một trở nên nghiêm trọng và khiến các hãng sản xuất ô tô điêu đứng.
-
Công nghệ
Mỹ sẽ dẫn đầu thế giới trong lĩnh vực sản xuất chất bán dẫn
08:38' - 19/10/2021
Tổng thống Mỹ Joe Biden đã giao cho Bộ trưởng Thương mại nước này là bà Gina Raimondo nhiệm vụ phải đảm bảo rằng Mỹ sẽ dẫn đầu thế giới trong lĩnh vực sản xuất chất bán dẫn.
-
Công nghệ
TSMC xây dựng nhà máy sản xuất chất bán dẫn tại Nhật Bản
07:41' - 15/10/2021
Công ty sản xuất chất bán dẫn (TSMC) của vùng lãnh thổ Đài Loan (Trung Quốc) thông báo kế hoạch xây dựng một nhà máy mới chuyên sản xuất chất bán dẫn tại Nhật Bản.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Trung Quốc và bàn cờ ảnh hưởng tại lục địa Đen
06:30'
Theo tờ The Economist, hàng hóa giá rẻ từ Trung Quốc, bao gồm từ quần áo đến nồi chiên không dầu tràn ngập thị trường, đang thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của tầng lớp trung lưu ở châu Phi.
-
Phân tích - Dự báo
Chi phí và lợi ích của các chuỗi giá trị toàn cầu
05:30'
Tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu (GVC) không phải lúc nào cũng mang lại lợi ích, song lập luận kinh tế để rút lui khỏi chúng cũng không hề rõ ràng.
-
Phân tích - Dự báo
Nhà Trắng và Fed: Cuộc đọ sức định hình lại trật tự tài khoá Mỹ
06:30' - 01/07/2025
Trong hàng loạt phát biểu và bài đăng trên mạng xã hội, ông Trump công khai chỉ trích Chủ tịch Fed Jerome Powell vì từ chối hạ lãi suất.
-
Phân tích - Dự báo
Cuộc đua chuyển đổi năng lượng: Đức có lỡ nhịp?
05:30' - 01/07/2025
Theo Chiến lược hydro quốc gia của chính phủ liên bang, đến năm 2030, Đức sẽ xây dựng các nhà máy sản xuất hydro xanh với tổng công suất 10 gigawatt (GW).
-
Phân tích - Dự báo
Đông Á già đi: "Trung tâm tăng trưởng toàn cầu" dời bước
06:30' - 30/06/2025
Do tỷ lệ sinh thấp dẫn đến suy giảm dân số và ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế, Đông Á đang bị buộc phải từ bỏ danh xưng “trung tâm tăng trưởng của thế giới” và nhường cho khu vực khác.
-
Phân tích - Dự báo
WB mở khóa điện hạt nhân: Ván cờ mới trong cuộc chơi năng lượng toàn cầu
05:30' - 30/06/2025
Trong một thỏa thuận lịch sử với Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), Ngân hàng Thế giới (WB) mới đây đã cam kết sẽ hỗ trợ rộng rãi cho việc xây dựng các nhà máy điện hạt nhân nhỏ mới.
-
Phân tích - Dự báo
Cuộc đua xe điện: Những mắt xích yếu trong giấc mơ xanh của Canada
06:30' - 29/06/2025
Trong nỗ lực định vị mình là trung tâm sản xuất xe điện (EV) toàn cầu, Canada đã đầu tư hàng chục tỷ CAD vào các dự án sản xuất EV và pin.
-
Phân tích - Dự báo
Túi xách hàng hiệu và nạn phá rừng tại Amazon
05:30' - 29/06/2025
Chăn nuôi gia súc để lấy da dùng để sản xuất túi xách và các sản phẩm thời trang cao cấp chính là nguyên nhân hàng đầu gây ra nạn phá rừng quy mô lớn trong những năm gần đây tại lưu vực Amazon.
-
Phân tích - Dự báo
Kỷ nguyên kinh tế mới: Chính phủ Anh vào cuộc
06:30' - 28/06/2025
Nước Anh có một di sản đậm nét về thương mại và doanh nghiệp. Ba thỏa thuận thương mại gần đây – với Ấn Độ, Mỹ và EU – đã giúp Anh đã khôi phục vị thế là nhà vô địch toàn cầu về thương mại tự do.