Cải cách để đón làn sóng đầu tư
Công bố dịch vụ công thứ 1.000 vào ngày 15/8
Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ là hệ thống thu thập, tích hợp dữ liệu báo cáo của các cơ quan hành chính nhà nước, nhằm tổng hợp, phân tích dữ liệu, phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; là kênh giao tiếp thúc đẩy mối quan hệ trong nội bộ các cơ quan hành chính nhà nước.
Theo báo cáo, hiện đã có 15 bộ, cơ quan đang kết nối thử nghiệm Hệ thống thông tin báo cáo, Hệ thống thông tin chuyên ngành, Trung tâm điều hành với Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ (tăng 3 cơ quan, cụ thể: Bộ Xây dựng, Bộ Ngoại giao và Ngân hàng Nhà nước); 78/200 chỉ tiêu kinh tế - xã hội phục vụ chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ theo Quyết định số 293/QĐ-TTg được triển khai trên các hệ thống thông tin của bộ, cơ quan.
Dự kiến, ngày 15/8/2020 tới đây, Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ và Trung tâm thông tin, chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sẽ được khai trương.
Đáng chú ý, cũng vào ngày 15/8, dịch vụ công đăng ký ô tô, xe máy mới nhập khẩu và sản xuất, lắp ráp trong nước dự kiến sẽ được tích hợp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia, đánh dấu thời điểm công bố dịch vụ công thứ 1.000 được tích hợp trên Cổng này.
Theo đó, khi dịch vụ đăng ký ô tô, xe máy mới nhập khẩu và sản xuất, lắp ráp trong nước được tích hợp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia, người dân, doanh nghiệp không cần đến gặp cơ quan hành chính nhà nước mà thực hiện đăng ký trực tuyến theo hướng thủ tục sẽ hết sức rút gọn.
Cải cách để đón làn sóng đầu tư
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết, thời gian qua, Thủ tướng Chính phủ rất quyết liệt chỉ đạo xây dựng Chính phủ điện tử, tiến tới nền kinh tế số, xã hội số. Theo đó, ngày 9/12/2019, đã khai trương Cổng Dịch vụ công quốc gia. Sau 7 tháng vận hành, Cổng đã có 188.000 tài khoản đăng nhập hệ thống, trên 49 triệu người truy cập, trên 11 triệu hồ sơ đồng bộ trạng thái, trên 16.000 cuộc gọi đề nghị giải đáp...
Kết quả trên có sự đóng góp rất lớn của các bộ, cơ quan, trong đó có Bộ Tài chính và các đơn vị thuộc Bộ như cơ quan thuế, hải quan đã có nhiều cải cách; Bộ Công an, Bộ Giao thông vận tải là những đơn vị đi đầu trong việc tích hợp dịch vụ công lên Cổng Dịch vụ công quốc gia.
Đối với Hệ thống thông tin báo cáo quốc gia, mục tiêu có 200 chỉ tiêu kinh tế-xã hội kết nối với Hệ thống. Bộ Kế hoạch và Đầu tư là đơn vị có nhiều chỉ tiêu cần kết nối nhất với 101 chỉ tiêu, sau đó là Bộ Tài chính.
"Mong muốn của Thủ tướng, của người dân, của doanh nghiệp còn rất lớn để đón làn sóng đầu tư, để Việt Nam là điểm đến thuận lợi sau dịch COVID-19. Nếu không tạo điều kiện để môi trường đầu tư thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân thì sẽ mất cơ hội này", Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ chia sẻ.
Đối với nội dung làm việc về kết nối Cổng Dịch vụ công Bộ Tài chính với Cổng Dịch vụ công quốc gia, tích hợp Hệ thống Thông tin báo cáo Bộ Tài chính với Hệ thống Thông tin báo cáo Chính phủ, ông Mai Tiến Dũng nhấn mạnh Bộ Tài chính là cơ quan tiên phong trong cải cách thủ tục hành chính. Những cải cách của Bộ có ý nghĩa lớn, tạo niềm tin cho doanh nghiệp khi liên quan đến nhiều lĩnh vực như: thuế, phí, tài chính, lĩnh vực đầu tư tài chính, tài sản công, kho bạc, hải quan...
Vì vậy, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ đề nghị Bộ Tài chính và các bộ liên quan tập trung kết nối dịch vụ công với Cổng Dịch vụ công quốc gia, kết nối các chỉ tiêu báo cáo chỉ tiêu kinh tế-xã hội với Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ, thực hiện chuẩn hóa chế độ báo cáo để đúng kế hoạch khai trương. Bên cạnh đó, Bộ Tài chính đẩy mạnh dịch vụ công của cơ quan hải quan, thuế lên Cổng Dịch vụ công quốc gia bởi dịch vụ công của 2 cơ quan này liên quan nhiều đến người dân, doanh nghiệp; đề nghị Bộ đẩy mạnh kết nối các dịch vụ công liên quan môi trường đầu tư, kinh doanh bởi các dịch vụ này sẽ góp phần cải thiện các đánh giá về môi trường đầu tư tại Việt Nam.
Đồng thời, Bộ Tài chính và các bộ liên quan chọn dịch vụ đăng ký xe ô tô, xe máy mới nhập khẩu và sản xuất, lắp ráp trong nước là dịch vụ công thứ 1.000 kết nối trên Cổng Dịch vụ công quốc gia và công bố dịch vụ này vào ngày khai trương dự kiến là 15/8./.
>>>FDI toàn cầu giảm mạnh do đại dịch COVID-19
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ cần thu hút 800 tỷ USD vốn FDI để vực dậy nền kinh tế
11:01' - 03/07/2020
Ấn Độ cần lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trị giá 50.000-60.000 tỷ rupee (670 - 800 tỷ USD) để thúc đẩy nền kinh tế bị tác động nặng nề do dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
-
Kinh tế Việt Nam
6 tháng năm 2020: Thu hút FDI đạt hơn 15,6 tỷ USD
07:57' - 28/06/2020
Tính đến ngày 20/6/2020, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài (ĐTNN) đạt hơn 15,67 tỷ USD, bằng 84,9% so với cùng kỳ năm 2019.
-
Chuyển động DN
Doanh nghiệp FDI trên hành trình phát triển nền kinh tế tuần hoàn
11:41' - 26/06/2020
Theo các chuyên gia kinh tế, các doanh nghiệp FDI đang góp phần thúc đẩy và phát triển xu hướng kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Giao thông Vận tải trao Kỷ niệm chương cho Trưởng đại diện JICA tại Việt Nam
18:48'
Bộ Giao thông Vận tải tổ chức trao tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp phát triển Giao thông Vận tải Việt Nam cho ông Shimizu Akira, Trưởng đại diện Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao: Nhật Bản mời Việt Nam dự Hội nghị cấp cao G7 mở rộng
18:18'
Bộ Ngoại giao cho biết, Chính phủ Nhật Bản đã công bố việc mời lãnh đạo Việt Nam dự Hội nghị cấp cao G7 mở rộng tại Hiroshima, dự kiến diễn ra từ ngày 20-21/5/2023.
-
Kinh tế Việt Nam
Lào tạm ngừng nhập khẩu thịt lợn: Thị trường tiêu thụ của Việt Nam ảnh hưởng ra sao?
18:13'
Theo Cục Thú y, do Việt Nam chưa xuất khẩu chính ngạch thịt lợn sang Lào nên việc Lào dừng nhập khẩu thịt lợn của Việt Nam không có ảnh hưởng lớn đến việc tiêu thụ thịt lợn trong nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển là mục tiêu chung của mọi quốc gia
18:03'
Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng khẳng định: Hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển là mục tiêu chung của mọi quốc gia và các nước có trách nhiệm đóng góp vào mục tiêu chung này.
-
Kinh tế Việt Nam
Tái định vị vai trò và đóng góp của doanh nghiệp trong bối cảnh mới
17:56'
Những biến động trên thị trường tài chính thế giới và trong nước đang khiến các doanh nghiệp đặt câu hỏi: "Phải định vị lại doanh nghiệp như thế nào để tồn tại và phát triển trong bối cảnh hiện nay?"
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam mong muốn và sẵn sàng hợp tác với Hoa Kỳ
17:19'
Sau 10 thăm thiết lập, quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ đã phát triển sâu rộng, hiệu quả và thực chất trên cả ba bình diện: Song phương, khu vực và quốc tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Đảm bảo vùng trồng, cơ sở đóng gói đáp ứng yêu cầu của nước nhập khẩu
17:06'
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn yêu cầu Sở Nông nghiệp các tỉnh, thành phố giao nhiệm vụ, chỉ đạo cơ quan chuyên môn về bảo vệ, kiểm dịch thực vật tại địa phương thực hiện.
-
Kinh tế Việt Nam
Vụ 4 tiếp viên hàng không xách ma túy: "Vẫn còn có lỗ hổng" của doanh nghiệp
16:58'
Với vụ 4 tiếp viên hàng không xách ma túy xảy ra vừa qua, lãnh đạo Cục Hàng không Việt Nam thừa nhận "vẫn còn có lỗ hổng", trong trường hợp này nằm ở khâu thực thi của doanh nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Chấm dứt hợp đồng nhà thầu không đủ năng lực xây dựng sân vận động Đà Lạt
16:41'
Công trình sân vận động Đà Lạt có quy mô 20.000 chỗ ngồi với tổng mức đầu tư gần 300 tỷ đồng, được khởi công vào tháng 2/2020, dự kiến hoàn tất vào tháng 2/2022, nhưng đến nay vẫn chưa hoàn thành.