FDI toàn cầu giảm mạnh do đại dịch COVID-19
Theo phóng viên TTXVN tại Geneva (Thụy Sĩ), báo cáo Đầu tư Thế giới năm 2020 của Hội nghị Liên hợp quốc (LHQ) về thương mại và phát triển (UNCTAD) cho biết FDI toàn cầu trong năm nay sẽ giảm 40%, lần đầu tiên trong 15 năm qua xuống dưới 1.000 tỷ USD.
Tổng Thư ký UNCTAD Mukhisa Kituyi nhận định nền kinh tế toàn cầu đang trong tình trạng khó khăn khi cú sốc từ đại dịch COVID-19 sẽ ngày càng phức tạp gây tác động đến an ninh lương thực, nhất là việc sản xuất các mặt hàng thực phẩm chính lại tập trung ở một số quốc gia lớn - nơi đại dịch vẫn diễn biến khó lường.
Viễn cảnh về một cuộc suy thoái sâu sắc sẽ buộc các doanh nghiệp đa quốc gia (MNE) phải đánh giá lại các dự án đầu tư mới vì lợi nhuận thấp hơn sẽ ảnh hưởng đến hoạt động tái đầu tư, mà trung bình chiếm hơn 50% vốn FDI.
Theo UNCTAD, 5.000 MNE hàng đầu thế giới, trong đó chiếm phần lớn vốn FDI toàn cầu, dự kiến điều chỉnh giảm trung bình 40% mức thu nhập trong năm nay với một số ngành bị thua lỗ.
Trong những tháng đầu năm 2020, các dự án thuộc hình thức đầu tư mới (GI), hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A) xuyên biên giới đã giảm hơn 50% so với năm ngoái.
Các giao dịch mới trong các dự án tài chính toàn cầu, một nguồn đầu tư quan trọng trong các dự án cơ sở hạ tầng, cũng đã giảm hơn 40%.
Mức độ tác động nhìn chung được đánh giá là nghiêm trọng ở mọi nơi song thay đổi theo khu vực.
Các nền kinh tế đang phát triển dự kiến sẽ chứng kiến sự sụt giảm lớn nhất về vốn FDI vì bị phụ thuộc nhiều hơn về đầu tư vào chuỗi giá trị toàn cầu (GVC), trong khi cũng không thể áp dụng các biện pháp hỗ trợ kinh tế giống như các nền kinh tế phát triển.
Trong số các nước phát triển, dòng vốn FDI vào châu Âu dự kiến sẽ giảm từ 30 - 45%, nhiều hơn so với mức giảm trung bình từ 20 - 35% của các nền kinh tế phát triển khu vực khác, do châu lục này rơi vào cuộc khủng hoảng dựa trên một nền tảng tương đối mong manh hơn.
Ở châu Á, đại dịch được dự đoán sẽ làm giảm thu nhập từ việc tái đầu tư của các công ty liên doanh nước ngoài trong khu vực này, theo đó vốn FDI vào khu vực năm 2020 dự kiến sẽ giảm 30 - 45%.
Ở khu vực Đông Nam Á, nơi được coi là động lực tăng trưởng FDI của châu Á, đầu tư vào lĩnh vực sản xuất ô tô và điện tử quý I/2020 cũng đã giảm lần lượt 67% và 36%, so với mức trung bình hàng quý năm ngoái.
Vốn FDI đổ vào khu vực Mỹ Latinh và Caribe sẽ giảm tới 50% trong năm 2020.
Đại dịch COVID-19 cùng với những yếu kém về cấu trúc chính trị và xã hội đẩy các nền kinh tế khu vực Mỹ Latinh vào suy thoái sâu sắc và làm gia tăng các thách thức trong việc thu hút đầu tư nước ngoài.
Trong khi đó, dòng vốn FDI đổ vào châu Phi sẽ giảm từ 25-40% trong năm nay do cú sốc kép của đại dịch COVID-19 và giá cả hàng hóa thấp, đặc biệt là dầu mỏ.
UNCTAD dự báo FDI toàn cầu sẽ còn giảm thêm 5-10% vào năm 2021 nhưng khả năng sẽ phục hồi vào năm 2022 với dòng vốn FDI có thể quay trở lại xu hướng cơ bản trước đại dịch.
Triển vọng này chưa thực sự chắc chắn vì còn phụ thuộc vào thời gian kéo dài của cuộc khủng hoảng COVID-19 và hiệu quả của các biện pháp can thiệp chính sách của các quốc gia nhằm giảm thiểu hậu quả kinh tế của đại dịch.
Tương lai vẫn còn khá bất định khi những rủi ro địa chính trị, tài chính và căng thẳng thương mại tiếp tục gia tăng./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ cần thu hút 800 tỷ USD vốn FDI để vực dậy nền kinh tế
11:01' - 03/07/2020
Ấn Độ cần lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trị giá 50.000-60.000 tỷ rupee (670 - 800 tỷ USD) để thúc đẩy nền kinh tế bị tác động nặng nề do dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
-
Kinh tế Thế giới
Xu hướng các dòng chảy FDI đến và đi từ Trung Quốc thời kỳ hậu COVID-19
05:00' - 22/06/2020
Có những thay đổi quan trọng trong mô hình của các quốc gia đang rót vốn FDI vào Trung Quốc, một số trong đó liên quan tới những thay đổi dòng chảy thương mại.
-
Kinh tế Thế giới
Dòng vốn FDI toàn cầu sẽ giảm 40% trong năm 2020 do dịch COVID-19
14:55' - 16/06/2020
Theo báo cáo công bố ngày 16/6 của Liên hợp quốc, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) toàn cầu có khả năng giảm 40% năm nay và thậm chí tệ hơn trong năm 2021, do tác động từ dịch COVID-19.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc: Phát hiện mỏ vàng trữ lượng siêu lớn ở tỉnh Hồ Nam
20:39' - 23/11/2024
Mỏ mới ở độ sâu 2.000m bên dưới mỏ vàng Wangu ở huyện Bình Giang.
-
Kinh tế Thế giới
Các nhà điều hành kinh tế trong chính phủ của Tổng thống đắc cử Donald Trump
15:46' - 23/11/2024
Ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã đề cử nhà đầu tư Scott Bessent làm Bộ trưởng Tài chính trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống đắc cử Mỹ công bố loạt đề cử nhân sự mới
10:55' - 23/11/2024
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã công bố một loạt đề cử nhân sự trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc thiết lập cơ chế liên ngành kinh tế đối ngoại để ứng phó thay đổi chính sách từ Mỹ
08:46' - 23/11/2024
Chính phủ Hàn Quốc đang nỗ lực nhằm ổn định nền kinh tế và đảm bảo sinh kế cho người dân.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia tăng biện pháp trả đũa EU
19:36' - 22/11/2024
Ngày 22/11, Trung Quốc mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ EU, bao gồm các chương trình trợ cấp của EU và của các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Italy và Hà Lan.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Thái Lan phê duyệt kế hoạch kích thích kinh tế
18:26' - 22/11/2024
Ủy ban chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ Thái Lan do Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra làm Chủ tịch đã phê duyệt kế hoạch 5 điểm nhằm thúc đẩy nền kinh tế đất nước trong cả ngắn và dài hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Sạc xe điện - cú hích tỷ USD cho kinh tế châu Âu
17:24' - 22/11/2024
Mặc dù doanh số xe điện (EV) đang chậm lại ở châu Âu, ngành công nghiệp sạc xe điện vẫn kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ nhờ tỷ lệ xe điện ở châu Âu tăng đều đặn.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực hiện chính sách miễn thị thực đơn phương cho 29 nước
16:03' - 22/11/2024
Nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01' - 22/11/2024
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.