Cải cách thể chế - Bài 2: Nghị định 113 làm khó hải quan
Theo quy định tại khoản 1, Điều 13, Nghị định 113/2017/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Hóa chất, các trường hợp được miễn trừ giấy phép xuất, nhập khẩu gồm hàng hóa chứa tiền chất công nghiệp nhóm 1 có hàm lượng nhỏ hơn 1% khối lượng; hàng hóa chứa tiền chất công nghiệp nhóm 2 có hàm lượng nhỏ hơn 5% khối lượng.
Chính quy định chung chung, định tính và quá rộng về hàng hóa chứa tiền chất này đã dẫn đến nhiều bất cập, gây bế tắc cho doanh nghiệp và gây khó cho cơ quan Hải quan.
*Nhiều hàng hóa có chứa tiền chất
Cơ quan Hải quan hiện đang thực hiện phân loại hàng hóa theo danh mục và mã số hàng hóa (HS).
Để xác định được hàng hóa có chứa tiền chất, phải có danh mục và để biết đó là tiền chất gì thì phải qua kiểm nghiệm.
Đơn cử như mặt hàng mực in, cán bộ hải quan cũng chỉ biết một số mực in có chứa tiền chất, nhưng cũng không biết là loại mực in nào bởi có rất nhiều loại mực in pha nhiều thành phần, có loại có tiền chất, có loại không.
“Chúng tôi cũng nghe thông tin một số lô mực in có chứa tiền chất mà doanh nghiệp đã xin giấy phép nhập về nhưng không phải mực in nào cũng có. Vậy làm sao biết mực in nào có tiền chất, và những tài liệu mà doanh nghiệp xuất trình có phải cơ sở pháp lý để hải quan cho phép thông quan đối với những hàng hóa không chứa tiền chất hay không? Trong Nghị định không quy định về các loại giấy tờ chứng nhận, phân tích thành phần mà doanh nghiệp phải xuất trình để cơ quan hải quan có căn cứ xem xét”, một cán bộ hải quan cho hay. Không riêng gì mực in mà rất nhiều loại hàng hóa khác cũng có thể bị ách lại với nghi ngờ có chứa tiền chất, bởi, trên thực tế, có rất nhiều mặt hàng chứa tiền chất.Chẳng hạn, trong bình ắc quy chì có chứa axit sulfuric, trong các sản phẩm chống nắng thường có axit aminobenzoic.
Chất axit acetic dùng làm dung môi hữu cơ, dược phẩm, cao su, sơn, thuốc nhuộm, thực phẩm, tẩy vải…
Acetone được sử dụng trong các chất tẩy rửa, dụng cụ làm sạch, dùng để pha sơn, vecni.
Còn safrol hay safrole được sử dụng rộng rãi như là một loại phụ gia thực phẩm. Axit phennylacetic là một loại hoocmon thực vật, được tìm thấy chủ yếu trong trái cây. Axit tartaric có trong nhiều loại thực vật, đặc biệt là nho, chuối, trong rượu vang, chất này còn được thêm vào các loại thực phẩm khác…
Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 08/2015/NĐ-CP (quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan) các hàng hóa chứa tiền chất này không thuộc danh mục quản lý bằng giấy phép nên chỉ làm thủ tục bình thường tại các chi cục hải quan cửa khẩu.Trong các văn bản pháp quy liên quan, khái niệm hàng hóa chứa tiền chất không được định danh.
Bên cạnh đó, Điều 12 Nghị định 113 cũng chỉ quy định hồ sơ, thủ tục xin phép xuất nhập khẩu tiền chất mà không có quy định đối với hàng hóa chứa tiền chất, cơ quan cấp giấy phép xuất nhập khẩu tiền chất là Bộ Công Thương.Nếu chiếu theo những loại hàng hóa như phân tích ở trên thì có thể thấy rất nhiều hàng hóa chứa tiền chất không thuộc đối tượng quản lý của Bộ Công Thương.
* “Tay sờ, mắt thấy, làm sao biết hàng hóa đó có tiền chất”
Do không có danh mục quản lý đối với hàng hóa chứa tiền chất và đa số hàng hóa chứa tiền chất không thể nhận biết bằng cảm quan hoặc các phương pháp thủ công đơn thuần nên việc yêu cầu phân tích giám định tràn lan là điều hiển hiện, gây phiền hà, tốn kém cho doanh nghiệp.
Theo quy định của Nghị định 113, để xác định lượng acid sunfuric có trong bình ắc quy chì hoặc lượng axit acetic có trong dưa chuột muối, doanh nghiệp chắc chắn phải tiến hành giám định…
Phó Cục trưởng Cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Hữu Nghiệp cho biết, lường trước những bất cập khi Nghị định có hiệu lực thi hành, Cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh đã báo cáo Tổng cục Hải quan và Tổng cục cũng đã có báo cáo gửi Bộ Công Thương về những bất cập này.“Đúng như doanh nghiệp phản ứng, cơ quan Hải quan làm thủ tục, thậm chí có kiểm tra thực tế hàng hóa cũng chỉ tay sờ, mắt thấy, làm sao biết hàng hóa đó có tiền chất hay không. Phải qua phân tích, phân loại của các phòng thí nghiệm, phân chất ra mới biết trong hàng hóa có tiền chất hay không”, ông Nguyễn Hữu Nghiệp cho hay.
Phó Cục trưởng này cũng cho rằng hàng hóa nào Hải quan cũng nghi ngờ, cũng đưa đi phân tích, phân loại thì thời gian, chi phí phát sinh cho doanh nghiệp vô cùng nhiều.Nhưng “nếu Hải quan không làm, để doanh nghiệp đưa hàng hóa có chứa tiền chất vào trong nội địa, chiết ly tiền chất ra để làm chuyện nào đó, Hải quan có phải chịu trách nhiệm không?”, ông Nghiệp đặt vấn đề.
Theo ông Nguyễn Hữu Nghiệp, những vấn đề này phải được quy định cụ thể trong văn bản quy phạm pháp luật, Hải quan chỉ là cơ quan thực thi, không phải là cơ quan soạn thảo và ban hành văn bản này nên nói Hải quan phải đề xuất, giải quyết ngay cho doanh nghiệp sẽ là làm khó cho cơ quan này. Điều duy nhất ông Nguyễn Hữu Nghiệp cho rằng có thể làm được, đó là cùng với doanh nghiệp báo cáo với Tổng cục Hải quan và Chính phủ để tháo gỡ một số điểm nghẽn của Nghị định. “Kiểm tra là nhiệm vụ của các cơ quan quản lý nhưng kiểm tra như thế nào thì cần phải gỡ chỗ này. Chắc phải đợi Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo xử lý. Cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh trước mắt cũng sẽ cùng doanh nghiệp ghi nhận những vướng mắc và đề xuất cách thức để giải quyết”, ông Nghiệp nói. Từ thực tế làm việc tại cửa khẩu, nhất là trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, phòng chống ma túy, ông Nguyễn Xuân Bình, Trưởng phòng Giám sát quản lý, Cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, hàng năm phát hiện nhiều vụ việc hàng hóa có tiền chất gửi đi các nước trong khu vực hoặc ngược lại, trong đó có nhiều loại tiền chất mới.Do vậy, việc ban hành, cập nhật bổ sung các nghị định quy định về vấn đề quản lý hóa chất, trong đó có tiền chất là cần thiết.
Danh mục tiền chất phải được bổ sung thường xuyên. Có trường hợp, khi cơ quan Hải quan, cơ quan Công an phát hiện ra rất khó xử lý bởi không có trong danh mục.
“Nhưng tôi cũng nghĩ rằng khi xây dựng nghị định này, bản thân Bộ Công Thương và Bộ Công an cũng phải trao đổi rõ ràng, cặn kẽ về mặt danh mục”, ông Nguyễn Xuân Bình nói. Tương tự như đề xuất của các doanh nghiệp, ông Bình cho rằng khi ban hành văn bản, phải có thời gian, có độ trễ để doanh nghiệp chuẩn bị, có tiêu chí để đi giám định, xác định, phương pháp giám định phải thuận lợi cho doanh nghiệp và chặt chẽ. Nhiều ý kiến nhìn nhận cho dù hàng hóa có chứa tiền chất thì cũng cần phân định hàm lượng tiền chất trong hợp chất đó là bao nhiêu.Cần có phương pháp quản lý cho phù hợp, không thể quản lý mọi hàng hóa có tiền chất giống như quản lý tiền chất./.
- Từ khóa :
- cải cách thể chế
- Nghị định 113
- hải quan
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Cải cách thể chế: Bài 1 - Doanh nghiệp điêu đứng vì Nghị định 113
07:59' - 25/12/2017
Nghị định 113/2017/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Hóa chất mới có hiệu lực từ ngày 25/11 vừa qua nhưng đã làm cho không ít doanh nghiệp điêu đứng.
-
Kinh tế Việt Nam
Cải cách bộ máy hành chính nhà nước: Từ chủ trương đến hiện thực hóa
07:50' - 25/12/2017
Trong 17 năm thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước, số số đơn vị hành chính thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, thuộc tổng cục...vẫn tiếp tục tăng cao.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động: Cải cách tiền lương sẽ nâng cao năng suất lao động
09:37' - 19/12/2017
Mức lương cơ sở hiện hành quá thấp so với mức tiền lương tối thiểu vùng áp dụng cho khu vực có quan hệ lao động theo Bộ luật Lao động, chưa phản ánh được quan hệ tiền lương trên thị trường.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
EVNSPC tiếp tục đóng điện thêm 4 công trình 110kV
10:24'
Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) phối hợp với các đơn vị liên quan tiếp tục đóng điện 4 công trình lưới điện trọng điểm 110kV tại thành phố Cần Thơ và các tỉnh Vĩnh Long, Trà Vinh, Đồng Tháp.
-
Doanh nghiệp
Trạm biến áp 220kV KonTum được nâng công suất lên 500MVA
10:22'
EVNNPT cùng NPTPMB đã phối hợp với các đơn vị liên quan đóng điện công trình Nâng công suất Trạm biến áp 220kV Kon Tum từ 375MVA lên 500MVA.
-
Doanh nghiệp
Điện lực miền Trung xây dựng các kịch bản cung ứng điện linh hoạt
09:00'
Tổng công ty Điện lực miền Trung sẽ chủ động xây dựng các kịch bản cung ứng điện linh hoạt, đẩy nhanh tiến độ, đảm bảo chất lượng các dự án lưới điện được giao, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.
-
Doanh nghiệp
Bổ sung thêm hơn 1.000MW cho miền Bắc trước mùa nắng nóng năm nay
12:15' - 26/04/2025
Việc hoàn thành dự án Lắp đặt bổ sung tụ bù ngang trên lưới điện miền Bắc năm 2025 sẽ giúp tăng cường bổ sung thêm hơn 1.000MW cho miền Bắc trước mùa nắng nóng năm nay.
-
Doanh nghiệp
VCCI: Cân nhắc quy định thuế GTGT với tài nguyên khoáng sản và xuất khẩu
10:39' - 26/04/2025
Theo doanh nghiệp, các quy định thuế GTGT hiện chưa phù hợp, không phân biệt sản phẩm tài nguyên khoáng sản thô hay đã chế biến sâu. Quy định cũng cần cân nhắc ở việc tăng chi phí doanh nghiệp
-
Doanh nghiệp
Bỉ cân nhắc hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ trước tác động thuế quan của Mỹ
10:07' - 26/04/2025
Bộ trưởng Doanh nghiệp vừa và nhỏ Éléonore Simonet cho biết sẽ tiến hành phân tích tình hình cùng các cơ quan chức năng liên quan để đánh giá khả năng triển khai các biện pháp hỗ trợ phù hợp.
-
Doanh nghiệp
Mảng quảng cáo cốt lõi chiếm gần 3/4 tổng doanh thu của Google
08:04' - 26/04/2025
Doanh thu từ mảng quảng cáo cốt lõi của Google chiếm gần 3/4 tổng doanh thu trong quý I/2025, tăng 8,5% lên 66,89 tỷ USD.
-
Doanh nghiệp
Gắn biển dự án nâng công suất Javen 100.000 tấn/năm tại Hóa chất Việt Trì
21:34' - 25/04/2025
Dự án nâng công suất Javen 100.000 tấn/năm tại Hóa chất Việt Trì đã được gắn biển công trình chào Đại hội đại biểu Đảng bộ Tập đoàn Hóa chất Việt Nam lần thứ IV.
-
Doanh nghiệp
Chuyển đổi số - Khai mở toàn bộ tiềm năng nền tảng Tiêu dùng - Bán lẻ - Công nghệ của Masan
20:07' - 25/04/2025
Số hóa và tự động hóa toàn diện – “Go Digital” là mảnh ghép chiến lược cuối cùng trong hành trình tối ưu toàn bộ chuỗi giá trị của Masan.