Cái giá phải trả khi Singapore kiềm chế lạm phát
Bài viết mới đây trên báo The Straits Times đưa ra nhận định, lạm phát tại Singapore dường như đã giảm dần sau khi gần đây đã chạm mức cao nhất trong 14 năm, do giá thực phẩm và năng lượng giảm, cũng như nhu cầu thấp hơn đối với các hàng hóa như thiết bị điện tử và đồ gia dụng.
Tuy nhiên, Singapore sẽ phải chịu một số tổn thương trên thị trường lao động và tăng trưởng kinh tế chậm hơn để giá cả có thể trở về mức trước đại dịch COVID-19. Lạm phát tại Singapore vẫn cao hơn nhiều so với mức 1,5% trước đại dịch, do chi tiêu tiêu dùng mạnh hơn cho các dịch vụ và du lịch.Khi biên giới mở cửa trở lại, các doanh nghiệp buộc phải tuyển dụng lao động trong một thị trường mà cầu vượt quá cung. Do nhu cầu cao đối với nhân tài, người lao động ở đây được hưởng những mức lương cho phép nhiều người tiếp tục chi tiêu cho các mặt hàng như vé máy bay và xem hòa nhạc.Sự thắt chặt này của thị trường lao động đã khiến lạm phát cơ bản của Singapore - không bao gồm chi phí ăn ở và đi lại cá nhân, và phản ánh tốt hơn chi tiêu của các hộ gia đình Singapore - đặc biệt khó khăn.Sự giảm tốc trong lạm phát tổng thể của tất cả các mặt hàng đang trở nên rõ ràng hơn - giảm xuống 5,1% trong tháng Năm, từ mức đỉnh 7,5% của tháng 9/2022. Trong khi đó, lạm phát cơ bản giảm ít hơn rất nhiều - giảm xuống 4,7% trong tháng Năm, từ mức đỉnh 5,5% của tháng 2/2023.Bà Selena Ling, nhà kinh tế trưởng của Ngân hàng OCBC, cho biết: “Lạm phát cơ bản đã trở nên khó khăn hơn một chút do nguồn nhân lực eo hẹp và nhu cầu tiêu dùng trong nước tương đối ổn định”. Bà cho rằng các chính sách của chính phủ về nguồn nhân lực như Mô hình lương lũy tiến giúp tăng lương cho người lao động thu nhập thấp, và hạn mức đối với việc thuê lao động nước ngoài nằm trong số những thách thức then chốt đối với các doanh nghiệp - điều này tiếp tục đẩy chi phí cao hơn sang người tiêu dùng.Bởi vậy, các nhà kinh tế cho rằng cần phải điều tiết mức lương hơn nữa để ngăn chặn sự gia tăng giá hàng hóa và dịch vụ do tăng lương gây ra. Cơ quan tiền tệ Singapore (MAS, ngân hàng trung ương) cho biết, họ dự kiến tăng trưởng tiền lương sẽ ở mức vừa phải, phù hợp với tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) yếu hơn của nước này.GDP của Singapore đã giảm 0,4% trong quý I/2023, so với mức tăng trưởng 0,1% của quý IV/2022, do nhu cầu bên ngoài yếu hơn đối với hàng hóa và dịch vụ được sản xuất trong nước.Lĩnh vực sản xuất của Singapore phải chịu áp lực. Tháng Năm, lĩnh vực này đã sụt giảm tháng thứ 8 liên tiếp, trong khi dịch vụ tài chính – động cơ khác của tăng trưởng – đã ngừng đà mở rộng liên tiếp từ giữa năm 2022. Các ngành phục vụ thị trường trong nước, chủ yếu là các ngành được lợi từ hoạt động du lịch và liên quan đến lữ hành ngày càng tăng, hiện đang thúc đẩy nền kinh tế địa phương.Tiến sỹ Chua Hak Bin, đồng Trưởng bộ phân nghiên cứu vĩ mô tại Ngân hàng Maybank, nhận thấy sự suy giảm làm giảm áp lực lạm phát dịch vụ và chi phí lương từ các mức hiện nay. Tăng trưởng trong thu nhập khả dụng của cá nhân đã ở mức vừa phải, 8% trong quý I/2023, so với 10% trong quý IV/2022. Điều này là do sự gia tăng chậm hơn đối với mức bồi thường cho nhân viên, ở mức 8,5% trong quý I/2023, giảm từ 10% trong quý IV/2022 (theo thống kê của Chính phủ).Trong khi đó, theo MAS, lực lượng lao động không phải là cư dân có dấu hiệu phục hồi. Điều này sẽ góp phần giảm bớt tình trạng thiếu hụt lao động trong các lĩnh vực như y tế và dịch vụ xã hội, vận tải và kho bãi. MAS cho biết thêm, bản thân nhu cầu về lao động đang giảm bớt, đặc biệt là trong các lĩnh vực như sản xuất, dịch vụ công nghệ thông tin và truyền thông.Tất cả những điều này sẽ giúp hạn chế việc tăng lương, và do đó, làm giảm chi tiêu trong nước. Nó cũng sẽ giới hạn mức mà các doanh nghiệp chuyển chi phí cao hơn sang người tiêu dùng.Tuy nhiên, Tiến sỹ Chua cảnh báo rằng lạm phát cơ bản có thể tăng vào năm 2024 khi thuế hàng hóa và dịch vụ (GST) của Singapore tăng thêm 1 điểm phần trăm nữa, và thuế carbon sẽ tăng lên 25 SGD (18,65 USD)/tấn, từ mức 5 SGD (3,73 USD) hiện nay. Ngoài ra, sẽ có thêm các đợt gia tăng trong Mô hình lương lũy tiến. Ông đánh giá lạm phát cơ bản của "đảo quốc sư tử" sẽ duy trì khoảng 3% trong năm 2024 và có thể không giảm xuống đến mức 1-2% như đã thấy trong những ngày trước đại dịch./.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
ADB và Singapore hợp tác thúc đẩy phát triển năng lượng sạch
16:02' - 11/07/2023
Ngày 11/7, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho biết ADB và Cơ quan Thị trường năng lượng (EMA) của Singapore đã ký bản ghi nhớ mở đường cho việc phát triển sản xuất và truyền tải năng lượng tái tạo.
-
Kinh tế Việt Nam
Cơ hội hợp tác về đổi mới sáng tạo cho doanh nghiệp Singapore và Việt Nam
12:44' - 08/07/2023
Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia Việt Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Đại học Quốc gia Singapore (NUS) vừa ký Biên bản ghi nhớ thúc đẩy các hoạt động nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo ở cả 2 nước.
-
Kinh tế Thế giới
Doanh số bán lẻ của Singapore kết thúc chuỗi ba tháng tăng trưởng liên tiếp
14:55' - 07/07/2023
Tổng doanh số bán lẻ tháng Năm của Singapore đã giảm 0,2% so với tháng Tư tính trên cơ sở điều chỉnh theo mùa, phá vỡ chuỗi tăng kéo dài ba tháng trước đó.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Căng thẳng thuế quan: Bài học đắt giá
19:54'
Triển vọng thương mại toàn cầu đã xấu đi đáng kể do những lo ngại từ các biện pháp thuế quan khó lường của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump và bất ổn trong chính sách thương mại.
-
Phân tích - Dự báo
Chiến lược bán dẫn mới của Thái Lan: Thách thức và tham vọng
06:30'
Thái Lan có những kế hoạch đầy tham vọng để mở rộng sang các phân khúc cao cấp hơn của chuỗi sản xuất chất bán dẫn (chip) như thiết kế chip và chế tạo đĩa bán dẫn (wafer).
-
Phân tích - Dự báo
Đồng euro có thể trở thành “nơi trú ẩn an toàn”?
05:30'
Theo trang mạng của tổ hợp truyền thông DW, đồng euro đã tăng hơn 10% so với đồng USD kể từ tháng 1/2025, đạt mức 1,1369 USD đổi 1 euro vào ngày 14/4.
-
Phân tích - Dự báo
Chuỗi cung ứng đất hiếm toàn cầu và cơ hội của Đông Nam Á
05:30' - 16/04/2025
Theo trang mạng Fulcrum, Đông Nam Á có cơ hội tham gia vào quá trình đa dạng hóa chuỗi cung ứng nguyên tố đất hiếm (REE).
-
Phân tích - Dự báo
Nhiều CEO hàng đầu dự đoán kinh tế Mỹ suy thoái trong 6 tháng tới
11:00' - 15/04/2025
Theo Chief Executive, 60% trong số hơn 300 CEO được khảo sát trong tháng 4/2025 dự đoán kinh tế Mỹ suy thoái hoặc đi xuống sẽ diễn ra trong vòng sáu tháng tới.
-
Phân tích - Dự báo
Hy vọng mới cho ngành cà phê Cuba
05:30' - 15/04/2025
Cà phê không chỉ là thức uống quen thuộc mà còn là biểu tượng văn hóa của người dân Cuba.
-
Phân tích - Dự báo
Bài toán khó về chiến lược phát triển xe điện của Australia
06:30' - 14/04/2025
Nỗ lực chuyển đổi sang xe điện sẽ giúp giảm sự phụ thuộc của Australia vào nguồn dầu mỏ nhập khẩu, qua đó hỗ trợ tăng cường an ninh năng lượng.
-
Phân tích - Dự báo
Câu hỏi về chủ quyền công nghiệp của châu Âu
05:30' - 14/04/2025
Quyết định mới đây của liên doanh Automotive Cells Company (ACC) hợp tác với một đối tác Trung Quốc nhằm giải cứu dây chuyền sản xuất pin tại Pháp đã làm dấy lên nhiều tranh cãi.
-
Phân tích - Dự báo
Vị thế thống trị của đồng USD – Bài cuối: Sự “lung lay” được báo trước?
06:30' - 13/04/2025
Đồng USD vẫn giữ vững vị thế là đồng tiền thống trị toàn cầu trong nhiều thập kỷ, nhưng những chính sách trong nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Trump có thể tạo ra nguy cơ đe dọa đối với vị thế đó.