Cải thiện chất lượng môi trường, bảo vệ sức khỏe người dân
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, sáng 26/5, các đại biểu Quốc hội nghe Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự án Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi); Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Phan Xuân Dũng trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật.
* Thu hẹp đối tượng phải đánh giá tác động môi trường Tờ trình của Chính phủ đã nêu rõ sự cần thiết sửa đổi Luật Bảo vệ môi trường. Theo ban soạn thảo, Luật Bảo vệ môi trường hiện hành chưa tiếp cận và cập nhật kịp với những thay đổi nhanh chóng của thực tiễn; cách thức quản lý còn mang nặng tính mệnh lệnh hành chính.Bên cạnh đó, chất lượng môi trường tại một số nơi đã vượt ngưỡng cho phép, không còn khả năng tiếp nhận chất thải; đã xuất hiện những sự cố môi trường lớn, sự bùng phát dịch bệnh. Đặc biệt, đại dịch COVID-19 đang gióng lên hồi chuông cảnh báo, đòi hỏi phải nhanh chóng thay đổi phương thức quản lý, kiểm soát về môi trường.
Ngoài ra, nhiều quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển bền vững, bảo vệ môi trường và cam kết quốc tế mới liên quan đến môi trường cần sớm được thể chế hóa; thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đòi hỏi cần đổi mới tư duy, cách thức trong quản lý môi trường. “Đã đến lúc cần hình thành đạo luật về bảo vệ môi trường một cách tổng thể, toàn diện, đồng bộ và thống nhất, bảo đảm tính hiệu lực, hiệu quả”, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà nhấn mạnh.
Mục tiêu xây dựng dự án Luật nhằm thể chế hóa kịp thời chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước, đặc biệt là Kết luận số 56-KT/TW ngày 23/8/2019 của Bộ Chính trị; cải cách thể chế môi trường của Việt Nam tiệm cận hài hòa với chính sách pháp luật bảo vệ môi trường trên thế giới, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Mục tiêu cao nhất là cải thiện chất lượng môi trường, bảo vệ sức khỏe người dân, cân bằng sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển kinh tế bền vững. Dự thảo Luật đã được tiếp thu, hoàn thiện gồm 16 chương, 186 điều. Dự thảo Luật cải cách mạnh mẽ, cắt giảm trên 40% thủ tục hành chính, giảm thời gian thực hiện các thủ tục hành chính từ 20-75 ngày; góp phần giảm chi phí tuân thủ của doanh nghiệp thông qua các quy định: thu hẹp khoảng 20% đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường; tích hợp các thủ tục hành chính vào giấy phép môi trường... Dự thảo Luật đã bổ sung quy định về đánh giá sơ bộ tác động môi trường, bao gồm đối tượng, nội dung đánh giá sơ bộ tác động môi trường, trong đó làm rõ chỉ những dự án có tác động xấu đến môi trường mới phải thực hiện.Cụ thể là: dự án đầu tư công có cấu phần xây dựng thuộc loại hình công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường; dự án đầu tư xây dựng theo phương thức đối tác công tư; dự án đầu tư xây dựng được Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc dự án đầu tư xây dựng thuộc đối tượng phải đánh giá tác động môi trường và thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Chủ tịch UBND cấp tỉnh theo quy định của pháp luật về đầu tư.
Dự thảo Luật trình Quốc hội cũng đã thu hẹp đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường chỉ bao gồm những dự án đầu tư sử dụng diện tích đất, mặt nước lớn và có ảnh hưởng xấu đến môi trường, cảnh quan thiên nhiên quan trọng, hệ sinh thái, đa dạng sinh học; những dự án có phát sinh chất thải lớn, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Ngoài ra, dự thảo Luật sửa đổi quy định về thẩm quyền thẩm định đánh giá tác động môi trường của các bộ, cơ quan ngang bộ.Theo đó, dự thảo Luật quy định giao các bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành theo quy định của pháp luật về xây dựng (Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư của mình, trừ đối tượng thuộc thẩm quyền thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
* Rà soát, bổ sung đánh giá tác động Trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Phan Xuân Dũng cho biết, dự thảo Luật đã sửa đổi, bổ sung toàn diện các quy định về quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong hoạt động bảo vệ môi trường; trách nhiệm quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường… theo hướng đổi mới mạnh mẽ cơ chế, biện pháp, công cụ quản lý trong hoạt động bảo vệ môi trường phù hợp với thực tiễn và thông lệ quốc tế.Tuy nhiên, theo Chủ nhiệm Phan Xuân Dũng, việc đánh giá tác động của các chính sách còn chưa thật sự sâu sắc và toàn diện. Do vậy, cơ quan chủ trì soạn thảo cần tiếp tục rà soát, bổ sung đánh giá tác động, đặc biệt là các chính sách làm phát sinh nghĩa vụ tài chính đối với các đối tượng chịu tác động.
Bên cạnh đó, có ý kiến trong Ủy ban cho rằng, đây là dự án Luật có phạm vi điều chỉnh rất rộng, có tác động sâu rộng đến kinh tế - xã hội cũng như đời sống của nhân dân; đồng thời trong giai đoạn mới, công tác bảo vệ môi trường yêu cầu ở mức cao và toàn diện hơn. Do đó, có thể chuyển thành Bộ luật về Bảo vệ môi trường và đề nghị xem xét thông qua tại 3 kỳ họp. Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường đánh giá cao những đổi mới về phương thức, công cụ quản lý môi trường trong dự thảo Luật, thể hiện vai trò kiến tạo của Nhà nước, trong đó có nội dung về cải cách thủ tục hành chính. Về phân loại đối tượng phải đánh giá sơ bộ tác động môi trường và phân loại dự án đầu tư thực hiện đánh giá tác động môi trường, Ủy ban cho rằng, cần phân định chi tiết hơn nữa các nhóm dự án và trình tự thủ tục cho từng nhóm dự án thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá sơ bộ tác động môi trường và đối tượng không phải thực hiện đánh giá sơ bộ tác động môi trường để dễ thực hiện; đồng thời phải thống nhất nội dung này với các quy định trong Luật Đầu tư (sửa đổi), Luật Đầu tư công và Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công - tư (PPP) đang được trình Quốc hội tại Kỳ họp này. Về thẩm quyền thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường (Điều 42), phần lớn ý kiến trong Ủy ban đồng tình với việc giao cho UBND cấp tỉnh thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường để quản lý thống nhất và gắn với trách nhiệm theo dõi cấp phép, giám sát, thanh tra, kiểm tra việc triển khai dự án trên địa bàn quản lý của địa phương.Cũng có ý kiến đề nghị giao cho các bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, quá trình thẩm định phải có sự tham gia và thống nhất của UBND cấp tỉnh nơi triển khai dự án./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIV: Quan điểm khác nhau về quy định kinh doanh dịch vụ đòi nợ
09:07' - 26/05/2020
Chính phủ đề xuất bổ sung ngành “kinh doanh dịch vụ đòi nợ” vào Danh mục ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh theo quy định tại Điều 6 của Luật Đầu tư
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Quốc hội: Miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp giúp người dân gắn bó với ruộng đồng
17:36' - 25/05/2020
Nhiều cử tri cho rằng, chính sách miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp là giải pháp có tác động lớn, góp phần thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước về nông nghiệp, nông dân, nông thôn...
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội thảo luận dự thảo Nghị quyết về miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp
07:51' - 25/05/2020
Theo lịch làm việc sáng nay 25/5, Quốc hội sẽ nghe Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng trình bày Tờ trình về dự thảo Nghị quyết về miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thị trường nông sản: Xuất khẩu gạo đã vượt 8 triệu tấn
17:25'
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, đến 15/11, xuất khẩu gạo Việt Nam đã đạt 8,05 triệu tấn với trị giá 5,05 tỷ USD.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng thống Bulgaria đến Hà Nội, bắt đầu thăm chính thức Việt Nam
16:21'
Đây là chuyến thăm đầu tiên sau 11 năm của Tổng thống Bulgaria và cũng là chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của ông Rumen Radev trên cương vị Tổng thống.
-
Kinh tế Việt Nam
Phối hợp giải đáp những vướng mắc về chính sách sản xuất nông nghiệp
13:26'
Ngày 24/11, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Diễn đàn “Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam - Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường lắng nghe nông dân nói”.
-
Kinh tế Việt Nam
Giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Kiên Giang tăng 11,49%
12:44'
Trong 11 tháng năm 2024, giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Kiên Giang tăng 11,49% so cùng kỳ, đạt 94,3% kế hoạch năm với hơn 51.343 tỷ đồng.
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng cơ chế thu hút đầu tư phát triển hệ thống cảng biển
10:55'
Nhằm tạo đột phá, phát huy lợi thế cạnh tranh khác biệt, thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Long An quyết tâm xây dựng cơ chế, chính sách thu hút đầu tư trong và ngoài nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Hiện thực mục tiêu vươn mình trong kỷ nguyên mới
10:06'
Trong giai đoạn phát triển mới, tỉnh Quảng Nam tiếp tục phát huy các lợi thế cạnh tranh để thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp, hiện thực mục tiêu vươn mình trong kỷ nguyên mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Triển vọng ngành bán dẫn nơi “thủ phủ” công nghiệp
08:50'
Thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) theo hướng ít đất, ít sử dụng lao động nhưng hiệu quả kinh tế và công nghệ cao, tỉnh Bắc Ninh đang hội tụ các yếu tố để phát triển ngành bán dẫn.
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện các tiêu chí để đưa Phú Mỹ lên quy mô thành phố
21:04' - 23/11/2024
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Việt Hùng đề nghị UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chú trọng quan tâm khắc phục những tiêu chí còn thiếu, đặc biệt là về phục vụ dân sinh đô thị.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các doanh nghiệp Nhà nước
19:21' - 23/11/2024
Một số đại biểu cho rằng cần làm rõ các khái niệm, phạm vi điều chỉnh, chính sách cần thể hiện, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các doanh nghiệp Nhà nước.