Cải thiện tình trạng ngập nước tại sân bay Tân Sơn Nhất
Chỉ trong vòng chưa đầy một tháng vừa qua, những cơn mưa lớn đã khiến nhiều điểm giao thông trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh tê liệt; trong đó có cả Cảng Hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất, cửa ngõ nối liền Việt Nam với thế giới.
* Lênh láng nước trên bãi đỗ tàu bay
Cơn mưa lớn ngày 26/8 và ngày 11/9 đã khiến 5/50 vị trí bãi đỗ tại sân bay Tân Sơn Nhất chìm trong biển nước. Một số điểm độ ngập sâu hơn 20 cm, thậm chí có nơi ngập hơn 30 cm.
Tới chiều ngày 26/9 vừa qua, trận mưa lớn lịch sử với lượng mưa đo được lên tới 101 – 204,3 mm tại một số trạm quan trắc của thành phố đã một lần nữa khiến Tân Sơn Nhất lâm vào tình trạng ngập cục bộ cả trong, lẫn ngoài sân bay.
Theo Giám đốc Cảng Hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất, Đặng Tuấn Tú, do lượng mưa lớn nên tại một số sân đỗ tàu bay số 11,12,24 và 27 đã xảy ra tình trạng ngập. Tuy nhiên, việc nhiều tàu bay không cất/hạ cánh được tại thời điểm này là do mưa to và gió lớn gây hạn chế tầm nhìn của máy bay chứ không phải do ngập đường băng. Hai đường cất/hạ cánh không có hiện tượng ngập nước nhờ được xây rất cao so với mặt bằng.
Lãnh đạo Cảng Hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất cũng cho biết, so với hai lần mưa trước (26/8 và 11/9) thì lần này tốc độ thoát nước đã nhanh hơn rất nhiều. Nếu như những lần mưa lớn trước phải mất gần 2 giờ đồng hồ nước mới thoát hết thì lần này chỉ mất 1 giờ 20 phút, toàn bộ nước ngập tại khu vực sân đậu tàu bay đã rút hết.
Nguyên nhân chính gây ra tình trạng ngập cục bộ tại Tân Sơn Nhất, ý kiến từ Cảng Hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất và Trung tâm Điều hành Chương trình chống ngập nước Tp. Hồ Chí Minh cho rằng, tuyến kênh A41 thoát nước ra đường Cộng Hòa nhiều năm qua bị lấn chiếm, làm tắc dòng chảy, khiến nước thoát không kịp gây ùn ứ cục bộ.
Ông Phạm Vũ Cường, Phó Giám đốc Cảng Hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất khẳng định đơn vị này đã nhiều lần kiến nghị phía UBND Tp. Hồ Chí Minh để tiến hành nạo vét, khơi thông dòng chảy nhưng chưa thực hiện.
Tuy nhiên, ông Nguyễn Ngọc Công, Giám đốc Trung tâm Điều hành Chương trình chống ngập nước Tp. Hồ Chí Minh lại cho rằng đã thường xuyên tổ chức nạo vét, nhưng chỉ một thời gian con kênh này lại bị bồi lấp.
Tuyến kênh A41 dài gần 2km, từ đường Hậu Giang ra đường Cộng Hòa, trước đây rộng hơn 8m, sâu 4m, nhưng do bị lấn chiếm, con kênh này đã bị thu hẹp đi rất nhiều, có nơi chỉ còn 0,5m với lòng kênh rất cạn.
* Rốt ráo tìm giải pháp chống ngập
Đánh giá về tình hình có cải thiện hơn đối với công tác chống ngập tại Cảng Hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất sau trận mưa lớn chiều ngày 26/9, Trung tâm Điều hành Chương trình ngập nước Tp. Hồ Chí Minh cho biết là do đơn vị này đã rốt ráo thực hiện việc cải tạo xong 7 vị trí cống thoát nước trong khu vực sân bay.
Thời gian tới, Trung tâm này sẽ tiếp tục nạo vét tuyến mương để đồng bộ với 7 đoạn cống thoát nước nhằm tăng khả năng thoát nước cho toàn bộ khu vực.
Đây là một trong những giải pháp chống ngập dành cho Tân Sơn Nhất được Trung tâm Điều hành Chương trình ngập nước Tp. Hồ Chí Minh thực hiện theo kết luận của Bí Thư Thành ủy Tp. Hồ Chí Minh, Đinh La Thăng tại cuộc họp giữa Lãnh đạo Tp. Hồ Chí Minh cùng Bộ Giao thông vận tải và Bộ Quốc phòng vào ngày 19/9.
Theo đó, các giải pháp chống ngập trước mắt cho Cảng Hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất sẽ được giao cho Trung tâm Điều hành Chương trình ngập nước Tp. Hồ Chí Minh khảo sát và sửa chữa đoạn cống bị sụp băng qua đường Phan Thúc Duyên, tăng cường thêm nhân sự để nạo vét, vớt rác khi có mưa lớn trên kênh A41, đồng thời bổ sung máy bơm để xử lý nước đọng khi có mưa lớn, tránh gây ngập sân bay.
Đối với các giải pháp dài hạn, UBND Tp. Hồ Chí Minh đã có chủ trương cải tạo kênh A41 giai đoạn 2016 – 2017 với mức kinh phí lên tới 200 tỷ đồng. Để đảm bảo công tác chống ngập cho Tân Sơn Nhất, UBND Tp. Hồ Chí Minh đã yêu cầu đẩy nhanh tiến trình giải phóng mặt bằng và thi công dự án này, phấn đấu hoàn thành vào năm 2018, sớm hơn 1 năm so với dự kiến ban đầu.
Trong thời gian chờ hoàn thành dự án cải tạo kênh A41, phương án xây hồ điều tiết nước ngay tại khu vực sân bay Tân Sơn Nhất cũng đã được Lãnh đạo Tp. Hồ Chí Minh, Bộ Giao thông vận tải và Bộ Quốc phòng thống nhất lên kế hoạch thực hiện. Việc thiết kế hồ điều tiết, giảm ngập trong phạm vi sân bay và lấy ý kiến đóng góp của các sở, ngành sẽ phải hoàn thành trước ngày 30/9.
Về phía Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam sẽ thuê tư vấn nghiên cứu tổng thể hệ thống thoát nước khu vực Cảng Hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất đánh giá tổng thể hệ thống thoát nước nội bộ và có đề xuất kế hoạch dài hạn, đảm bảo không tái diễn hiện tượng ngập nước tại sân bay Tân Sơn Nhất./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Kiến nghị cơ chế đầu tư đặc thù giảm ùn tắc giao thông tại sân bay Tân Sơn Nhất
17:13' - 27/09/2016
UBND Tp.HCM vừa có văn bản kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, chấp thuận một số cơ chế đặc thù để triển khai ngay 2 dự án cấp bách, nhằm đảm bảo hoạt động ổn định tại sân bay Tân Sơn Nhất.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ GTVT: Cần giải pháp đồng bộ chống ùn tắc, ngập lụt cho sân bay Tân Sơn Nhất
12:40' - 13/09/2016
Để chống ùn tắc, ngập lụt cho sân bay Tân Sơn Nhất, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Nhật cho rằng cần phải xử lý các việc như giao thông kết nối bên ngoài đến sân bay, khẩn cấp mở rộng sân bay...
-
Kinh tế Việt Nam
Sân bay Tân Sơn Nhất lại ngập sau mưa lớn kéo dài
21:11' - 11/09/2016
Đại diện Hãng hàng không Vietjet cho biết, trong chiều ngày 11/9 do mưa lớn, gió to giật mạnh tại Tp. Hồ Chí Minh, máy bay không thể cất và hạ cánh tại sân bay Tân Sơn Nhất.
-
Kinh tế Việt Nam
Sẽ điều chỉnh quy hoạch sân bay Tân Sơn Nhất
19:49' - 31/08/2016
Bộ Giao thông Vận tải sẽ chủ trì, phối hợp Bộ Quốc phòng điều chỉnh quy hoạch Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất.
-
Kinh tế Việt Nam
Hơn 70 chuyến bay đến Tân Sơn Nhất bị ảnh hưởng do mưa lớn
16:04' - 27/08/2016
Cơn mưa to kéo dài trong chiều tối 26/8 cũng đã khiến nhiều nơi trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh (quận Tân Bình) ngập nặng, đặc biệt là trong Cảng Hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Ùn tắc giao thông kéo dài, BOT cầu Rạch Miễu liên tục xả trạm
19:34' - 12/07/2025
Chiều 12/7, Trạm thu phí BOT cầu Rạch Miễu đã tiến hành xả trạm nhiều lần để giảm ùn tắc kéo dài theo yêu cầu của Cảnh sát giao thông.
-
Kinh tế Việt Nam
Giải ngân vốn đầu tư công chuyển biến rõ rệt nhờ loạt giải pháp quyết liệt
16:10' - 12/07/2025
Tiến độ giải ngân vốn đầu tư công đã có chuyển biến rõ rệt nhờ hàng loạt giải pháp tháo gỡ khó khăn và sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ.
-
Kinh tế Việt Nam
Hải Phòng giữ vững vai trò đầu tàu phát triển phía Bắc
15:42' - 12/07/2025
Ngày 12/7, Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng triệu tập tổ chức Hội nghị Thành ủy lần 2 cho ý kiến nhiều nội dung quan trọng.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Xây dựng đôn tốc tiến độ dự án Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh
13:53' - 12/07/2025
Ngày 12/7, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh trực tiếp khảo sát, kiểm tra công trình đường Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất chuyển đổi số toàn diện trong cấp phù hiệu và giấy phép kinh doanh vận tải
13:48' - 12/07/2025
Sau khi hợp nhất, TP. Hồ Chí Minh (mới) có số lượng hồ sơ tiếp nhận giải quyết cấp giấy phép kinh doanh vận tải, phù hiệu kinh doanh vận tải… rất lớn.
-
Kinh tế Việt Nam
Chỉ thị của Thủ tướng về giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường
13:46' - 12/07/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 20/CT-TTg về một số nhiệm vụ cấp bách, quyết liệt ngăn chặn, giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Xây dựng thị sát tiến độ cầu Rạch Miễu 2
12:51' - 12/07/2025
Sáng 12/7, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh cùng đoàn công tác đã đến kiểm tra thực tế tại hiện trường tiến độ dự án đầu tư xây dựng cầu Rạch Miễu 2 nối hai tỉnh Đồng Tháp và Vĩnh Long.
-
Kinh tế Việt Nam
Từ cựu thù đến đối tác chiến lược toàn diện
10:04' - 12/07/2025
Việt Nam đã chuyển mình từ một đối tác thương mại nhỏ trở thành đối tác thương mại lớn thứ 8 của Mỹ vào năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Quan hệ Việt - Mỹ: Kết nối doanh nghiệp – Gắn kết quốc gia
09:39' - 12/07/2025
30 năm sau khi bình thường hóa quan hệ (1995-2025), Việt Nam và Mỹ đã đi một chặng đường dài, từ cựu thù thành bạn bè và đối tác, rồi trở thành đối tác chiến lược toàn diện vào năm 2023.