Cần hơn 11.700 tỷ đồng xử lý bất cập 7 dự án BOT đường bộ
Báo cáo về giải pháp xử lý vướng mắc, bất cập tại một số dự án BOT giao thông do Bộ Giao thông Vận tải quản lý tại buổi làm việc của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành với Bộ Giao thông Vận tải diễn ra ngày 17/5 về nội dung xử lý các dự án BOT, Bộ Giao thông Vận tải cho biết cần hơn 11.700 tỷ đồng để xử lý những bất cập tại 7 dự án BOT đường bộ.
Cụ thể, ông Lê Kim Thành, Vụ trưởng Vụ đối tác công - tư (Bộ Giao thông Vận tải) cho hay, từ năm 2018 Bộ Giao thông Vận tải đã phối hợp với các bộ, ngành và địa phương, các nhà đầu tư và các cơ quan liên quan thực hiện rà soát tổng thể các trạm thu phí BOT trên các tuyến quốc lộ; đánh giá bất cập và lựa chọn giải pháp xử lý phù hợp với điều kiện cụ thể của từng trạm thu phí.
Đến nay, Bộ Giao thông Vận tải đã xử lý vướng mắc, bất cập tại 14 trạm thu phí. Các trạm sau khi xử lý vướng mắc đã nhận được sự đồng thuận của người sử dụng dịch vụ; tình hình an ninh trật tự an toàn giao thông đã được bảo đảm, công tác thu phí hoàn vốn cơ bản ổn định.
"Đối với 7 dự án BOT còn lại, giải pháp tháo gỡ khó khăn vướng mắc cần bổ sung vốn nhà nước nên vượt thẩm quyền của Bộ Giao thông Vận tải", ông Lê Kim Thành cho hay. Cũng theo ông Lê Kim Thành, tại các dự án BOT nêu trên, nhà đầu tư đã hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng dự án. Đồng thời, các dự án đã hoàn thành, đưa vào khai thác và phát huy hiệu quả đầu tư. Tuy vậy, việc chưa được thu phí tại các dự án BOT hoặc đã thu phí nhưng bị sụt giảm doanh thu chủ yếu xuất phát từ những nguyên nhân khách quan, không thể lường trước.Theo các quy định tại hợp đồng dự án BOT, trường hợp xảy ra tình huống bất khả kháng làm ảnh hưởng đến việc thu phí hoặc doanh thu thu phí, Bộ Giao thông Vận tải có trách nhiệm báo cáo cấp có thẩm quyền để hỗ trợ cho nhà đầu tư đảm bảo việc thu hồi vốn và lợi nhuận theo hợp đồng. Đồng thời, thanh toán, bồi thường các khoản chi phí do nhà đầu tư đã thực hiện, được xác định thông qua kiểm toán.
Luật Đầu tư theo hình thức đối tác công tư (Luật PPP) cũng quy định, việc chấm dứt hợp đồng dự án PPP trước thời hạn áp dụng khi dự án bị ảnh hưởng bởi sự kiện bất khả kháng mà các bên đã thực hiện các biện pháp khắc phục nhưng không bảo đảm việc tiếp tục thực hiện hợp đồng dự án PPP. Về thẩm quyền quyết định chấm dứt hợp đồng trước thời hạn, ông Lê Kim Thành cho hay, các dự án BOT giai đoạn trước đây được Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư, nên thẩm quyền cho phép chấm dứt hợp đồng dự án trước thời hạn thuộc Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên, nếu xét về giải pháp tổng thể để xử lý vướng mắc, bất cập tại 7 dự án BOT cần bố trí vốn ngân sách nhà nước khoảng 11.710 tỷ đồng. Theo quy định của pháp luật về đầu tư công, phải trình Quốc hội quyết định chủ trương. Tại cuộc họp, ông Đào Minh Tú, Phó Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam mong muốn, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành tiếp tục chỉ đạo các cơ quan, đơn vị quyết liệt thực hiện chủ trương và những giải pháp của Chính phủ để giải quyết các vấn đề liên quan đến BOT. Theo ông Đào Minh Tú, nếu giải quyết được vấn đề BOT thì sẽ giải quyết được vấn đề rất lớn của đất nước hiện nay đó là nguồn lực đầu tư cho các công trình hạ tầng. Nếu không xử lý sớm, dứt điểm những tồn tại của BOT sẽ phải tiếp tục sử dụng nguồn ngân sách để đầu tư, trong khi chủ trương của Chính phủ là xã hội hoá đầu tư các hạ tầng. Ngoài ra, các ngân hàng thương mại cũng sẽ e ngại cho vay vào lĩnh vực này trong thời gian tới và cũng không thể sử dụng ngân sách nhà nước mãi được. Cũng theo Phó Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam Đào Minh Tú, hiện còn rất nhiều dự án khác ngoài 7 dự án BOT mà Bộ Giao thông Vận tải đã báo cáo đang gặp khó khăn cần xử lý. Theo văn bản kiến nghị của các nhà đầu tư, những vướng mắc mà họ gặp phải đến từ lý do khách quan ở cơ chế, chính sách và sự điều hành của cơ quan quản lý nhà nước chứ không phải lỗi từ nhà thầu, nhà đầu tư. Ông Đào Minh Tú đề xuất, bên cạnh 7 dự án mà Bộ Giao thông Vận tải kiến nghị các giải pháp xử lý, cần quan tâm đến các dự án khác vì nếu không sẽ có dự án phải chuyển nợ xấu. Điều này khiến doanh nghiệp càng khó khăn vì không thể huy động nguồn lực vốn từ đâu khác. Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đề nghị Bộ Giao thông Vận tải cùng các cơ quan liên quan khẩn trương rà soát, lên phương án giải quyết nhằm tháo gỡ, bồi hoàn cho doanh nghiệp, không thể để doanh nghiệp đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng làm BOT phải phá sản vì không thu được phí. Tiếp thu chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể giao Vụ trưởng Vụ đối tác công - tư (Bộ Giao thông Vận tải) trong tháng 5/2022 phải có báo cáo chi tiết các trạm BOT để trình Thủ tướng Chính phủ để thống nhất giải pháp tháo gỡ, xử lý. Theo kiến nghị của Bộ Giao thông Vận tải, 7 dự án BOT cần xử lý bất cập gồm: Trạm thu phí La Sơn - Túy Loan (dự án xây dựng hầm đường bộ qua Đèo Cả); trạm thu phí Bỉm Sơn (hoàn vốn cho đường vành đai phía Tây thành phố Thanh Hóa đoạn Km0 - Km6); trạm thu phí Km1747 (dự án BOT đầu tư nâng cấp, mở rộng đường Hồ Chí Minh đoạn Km1738+148 - Km1763+610); trạm thu phí T2 (dự án BOT cải tạo, nâng cấp QL91 đoạn Km14 - Km50+889); trạm thu phí Quốc lộ 3 (dự án BOT xây dựng tuyến đường Thái Nguyên - Chợ Mới và cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 3 đoạn Km75 - Km100). Cùng với đó là trạm thu phí cầu Thái Hà thuộc dự án BOT đầu tư xây dựng công trình cầu Thái Hà vượt sông Hồng trên đường nối hai tỉnh Thái Bình và Hà Nam với đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình và dự án cải tạo, nâng cấp luồng sông Sài Gòn đoạn từ cầu đường sắt Bình Lợi tới cảng Bến Súc theo hình thức hợp đồng BOT./.Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Bộ Giao thông Vận tải đồng ý thí điểm giảm giá vé qua trạm BOT cầu Thái Hà
13:03' - 31/03/2022
Bộ GTVT vừa có văn bản gửi Tổng cục Đường bộ VN; Công ty cổ phần BOT cầu Thái Hà về thí điểm giảm mức giá dịch vụ sử dụng đường bộ để tháo gõ khó khăn tại trạm thu phí cầu Thái Hà, tỉnh Thái Bình.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu siết chặt chống gian lận, thất thoát doanh thu dự án BOT
19:24' - 25/02/2022
Bộ Giao thông Vận tải vừa có văn bản yêu cầu Tổng cục Đường bộ Việt Nam, nhà đầu tư triển khai nhiều giải pháp chống gian lận, thất thoát doanh thu dự án BOT.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Học tập kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng Khu thương mại tự do Đà Nẵng
17:22'
Vừa qua, tại Nghị quyết số 136/2024/QH15 ngày 26/6/2024 của Quốc hội đã cho phép nghiên cứu thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối chuỗi cung ứng tiêu thụ nông sản Việt Nam - Nhật Bản
16:44'
Với lợi thế của Việt Nam và sự hỗ trợ kỹ thuật của Nhật Bản, Việt Nam có thể trở thành cường quốc về nông nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi): cần tính toán để có lộ trình phù hợp
14:36'
Chính phủ cần phải tính toán để có lộ trình phù hợp đối với phát triển kinh tế xã hội và đời sống người dân, chứ không phải cứ nghĩ tăng thuế là tạo nguồn thu tốt hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Cân nhắc kỹ lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt
13:45'
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Huy động tối đa nguồn lực hoàn thành 2 tuyến cao tốc
13:04'
Nhằm đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, tỉnh Hậu Giang triển khai đợt cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia)
12:39'
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, sáng 22/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm và phát biểu tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia).
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện chính sách phát triển năng lượng nguyên tử
12:17'
Qua 15 năm triển khai, Việt Nam phải triển khai các điều ước quốc tế đã đặt ra yêu cầu nội luật hóa, hoàn thiện chính sách, pháp luật năng lượng nguyên tử.
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Dương bổ nhiệm nhiều nhân sự mới
11:43'
Sáng 22/11, Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Nguyễn Văn Lợi, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh chủ trì Hội nghị trao quyết định cho các cán bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội thống nhất chủ trương xây 3 cây cầu Tứ Liên, Trần Hưng Đạo, Ngọc Hồi
10:26'
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội thống nhất chủ trương thực hiện 3 cây cầu qua sông Hồng nêu trên bằng nguồn vốn ngân sách.