Cần nghiêm túc thực hiện lộ trình xăng E5
Tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng nhấn mạnh sự cần thiết phải chuyển đổi sang kinh doanh mặt hàng xăng E5. Ngày 1/1/2018 là mốc không thể rời đối với việc sản xuất kinh doanh xăng E5. “Phải quyết tâm, không có đường lùi, cần đưa ra giải pháp thực hiện nghiêm túc theo lộ trình”.
Thứ trưởng nhấn mạnh, việc đưa vào sản xuất, kinh doanh xăng E5 có lợi ích to lớn trong việc bảo vệ môi trường. Hiện nay, yêu cầu về môi trường ngày càng khắt khe, là thành viên trong Hội nghị lần thứ 21 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP21), Việt Nam là một trong những nước có cam kết cao cùng cộng đồng thế giới về bảo vệ môi trường. Đây là nỗ lực của Việt Nam trong bảo vệ môi trường cùng cộng đồng quốc tế. Về lợi ích kinh tế, Thứ trưởng cho rằng, nếu đưa xăng E5 vào sản xuất sẽ tạo cơ hội cho 4 nhà máy nhiên liệu sinh học của Việt Nam quay lại sản xuất. Hơn nữa, sản xuất ra E5 dùng nguyên liệu chủ yếu là sắn. Hiện tại, Việt Nam có 500.000 ha đất cằn cỗi đang trồng sắn. Điều này sẽ tạo điều kiện cho nông dân ở vùng đất hoang hóa có công ăn việc làm. Chính vì vậy, Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng đề nghị: năm đầu mối kinh doanh xăng dầu lớn trong nước cần nhanh chóng đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng để đến năm 2017 có đủ năng lực phối trộn xăng E5 đáp ứng nhu cầu thị trường. Với kế hoạch dự kiến đầu tư mà các doanh nghiệp đưa ra, Thứ trưởng tin tưởng hoàn toàn đáp ứng đủ xăng E5. Về một số đầu mối kinh doanh xăng dầu không nhất thiết phải có trạm trộn, có thể lấy xăng E5 từ các đầu mối lớn. Đây là bài toán kinh tế, cần cân nhắc giữa tự đầu tư hay mua lại. Đến cuối năm 2017 năng lực cung ứng phải đảm bảo trên địa bàn cả nước. Đối với các đầu mối nhà nước nắm cổ phần chi phối, Thứ trưởng yêu cầu, không cần đợi đến thời điểm ngày 1/1/2018 mới chuyển đổi mà cây xăng nào có thể chuyển đổi thì sẽ tiến hành chuyển luôn để làm sao từ nay cuối 2017 nâng lượng cây xăng bán E5. Thứ trưởng cũng đề nghị Vụ Thị trường trong nước có văn bản gửi Bộ Tài chính về cơ chế thuế môi trường, xuất nhập khẩu E100 (ethanol – nhiên liệu sinh học dùng để phối trộn) để khuyến khích đầu tư nhà máy sản xuất E100 trong nước nhằm bảo vệ người tiêu dùng. Cần xây dựng bộ định mức về chi phí kinh doanh xăng E5 để đảm bảo chênh lệch giá đủ khuyến khích người tiêu dùng sử dụng xăng E5 thay vì dùng xăng A95. Đối với Vụ Khoa học và Công nghệ, Thứ trưởng đề nghị, cần tiếp tục nghiên cứu xem có nên duy trì sản xuất xăng A92 mức 2 như hiện nay hay không? Làm thể nào để thực hiện nghiêm túc Quyết định 49/2011/QĐ-TTg của Chính phủ về việc quy định lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải đối xe ô tô, xe mô tô hai bánh sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới nhưng vẫn tạo điều kiện cho kinh doanh xăng dầu thuận lợi hơn? Ngay sau cuộc họp, Thứ trưởng yêu cầu có văn bản gửi cho các địa phương để tạo sự đồng thuận cao trong cả nước. Trên thực tế, tại Việt Nam, ngay sau khi Đề án phát triển nhiên liệu sinh học được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào năm 2007 và Lộ trình áp dụng tỷ lệ phối trộn nhiên liệu sinh học với nhiêu liệu truyền thống được đưa ra vào năm 2012, một số doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu lớn trong nước như Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) hay Tổng Công ty Dầu Việt Nam (PV Oil) đã bắt tay vào sản xuất, phối trộn, để đưa mặt hàng xăng E5 ra thị trường thành công. Tuy nhiên, sau một thời gian dài “ra mắt”, đến nay, sản phẩm này vẫn chưa được đại bộ phận người dùng tiếp nhận. Trong khi, lộ trình sử dụng xăng E5 đang đến rất gần. Tại cuộc họp ngày 6/7, ông Phạm Đức Thắng, Phó Tổng giám đốc Petrolimex chia sẻ, quá trình triển khai kinh doanh mặt hàng xăng E5 chưa đạt được như kỳ vọng của doanh nghiệp. Nguyên nhân chính được doanh nghiệp nhận định là do cơ chế chính sách chưa quyết liệt, sản xuất gặp khó khăn. Ông Thắng cho rằng, để có thể triển khai được vào đầu năm 2018, đối với doanh nghiệp, cần có cơ chế, chính sách khuyến khích hơn nữa. Đối với đầu mối kinh doanh, cần đặt vấn đề giá lên hàng đầu, bởi doanh nghiệp kinh doanh chỉ nghĩ đến yếu tố hiệu quả. Đối với người tiêu dùng, mức chênh lệch giữa E5 và các loại xăng khác cần tạo ra sự hấp dẫn, để người tiêu dùng lựa chọn. “Chính phủ đã có biện pháp triển khai quyết liệt để đưa xăng E5 vào thực tiễn bằng cách ngừng kinh doanh xăng Ron 92 và E5 Ron 92 từ ngày 31/12/2017. Đây là yếu tố quyết định để người dân tiến tới sử dụng xăng E5” ông Thắng nhấn mạnh. Petrolimex cũng đang triển khai tích cực việc nâng cấp các trạm phối trộn để đạt công suất khoảng 3-3,5 triệu m3/năm. Tuy nhiên, để đảm bảo có thể thay thế hoàn toàn xăng Ron 92, thì công suất và phối trộn phải được nâng lên khoảng 7,5 triệu m3/năm. Ngoài việc kinh doanh chưa đạt được như kỳ vọng của doanh nghiệp, thì phí kinh doanh đối với mặt hàng xăng E5 hiện nay vẫn cao hơn so với xăng khoáng (khoảng 150 đồng/lít). Cùng với đó, hiện nay E100 mới chỉ sản xuất được 200 nghìn m3/ năm. Chính vì vậy, cần ổn định nguồn nguyên liệu, điều chỉnh thuế nhập khẩu E100 để các doanh nghiệp trong nước không độc quyền; bảo đảm khi trong nước có vấn đề sẽ nhập khẩu để kinh doanh ổn định. Đồng tình với những khó khăn mà ông Phạm Đức Thắng đưa ra, đại diện PV Oil cũng kiến nghị nên có cơ chế về thuế nhập khẩu. Còn về chi phí kinh doanh, do doanh nghiệp phải đầu tư vào nâng cấp hệ thống, phối trộn, khấu hao, PV Oil sẽ có kiến nghị gửi đến liên Bộ Công Thương - Tài Chính xin được điều chỉnh. Là doanh nghiệp đã có thị trường tại Cần Thơ, Công ty cổ phần Thương mại và Đầu tư Dầu khí Nam Sông Hậu chia sẻ, để kinh doanh được mặt hàng xăng E5 tại Cần Thơ là nhờ chủ trương của UBND tỉnh Cần Thơ bắt buộc người dân phải sử dụng xăng E5. Tuy nhiên, để bán được hàng cho một số công ty con, doanh nghiệp phải cắt lỗ 1.000 đồng/lít mới bán được. Còn đối với các đại lý, tuy rằng doanh nghiệp bán đúng giá quy định nhưng phải cắt ngoài từ 100-150 đồng/lít. Đại diện Công ty cổ phần Thương mại Đầu tư Dầu khí Nam Sông Hậu đề xuất nên xem xét chính sách nhập khẩu nguyên liệu, tăng thuế môi trường cho xăng E5, đồng thời nâng cao hiệu quả về mặt tuyên truyền để người tiêu dùng đồng thuận và thấy được hiệu quả của việc sử dụng xăng E5. Bên cạnh đó, giá xăng E5 phải khuyến khích người tiêu dùng sử dụng…/.- Từ khóa :
- bộ côn thương
- bộ tài chính
- xăng e5
- xăng ron 92
- giá xăng e5
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Gỡ khó để đẩy mạnh tiêu thụ xăng E5
08:59' - 23/02/2017
Xăng E5 đã nhiều lần được “gia hạn” về lộ trình để chính thức thay thế hoàn toàn xăng khoáng RON 92 tại một số tỉnh thành và tiến tới trên toàn quốc.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia
19:57'
Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Petronas sớm xây dựng chiến lược, thúc đẩy đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam phù hợp với khuôn khổ quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện vừa được thiết lập giữa hai nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Đầu tư xây dựng các dự án trọng điểm tại Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng trong năm 2025
19:32'
Giám đốc Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng ông Phan Kiều Hưng cho biết, đơn vị sẽ triển khai đầu tư xây dựng hai dự án trọng điểm trong năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Học tập kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng Khu thương mại tự do Đà Nẵng
17:22'
Vừa qua, tại Nghị quyết số 136/2024/QH15 ngày 26/6/2024 của Quốc hội đã cho phép nghiên cứu thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối chuỗi cung ứng tiêu thụ nông sản Việt Nam - Nhật Bản
16:44'
Với lợi thế của Việt Nam và sự hỗ trợ kỹ thuật của Nhật Bản, Việt Nam có thể trở thành cường quốc về nông nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi): cần tính toán để có lộ trình phù hợp
14:36'
Chính phủ cần phải tính toán để có lộ trình phù hợp đối với phát triển kinh tế xã hội và đời sống người dân, chứ không phải cứ nghĩ tăng thuế là tạo nguồn thu tốt hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Cân nhắc kỹ lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt
13:45'
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Huy động tối đa nguồn lực hoàn thành 2 tuyến cao tốc
13:04'
Nhằm đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, tỉnh Hậu Giang triển khai đợt cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia)
12:39'
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, sáng 22/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm và phát biểu tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia).
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện chính sách phát triển năng lượng nguyên tử
12:17'
Qua 15 năm triển khai, Việt Nam phải triển khai các điều ước quốc tế đã đặt ra yêu cầu nội luật hóa, hoàn thiện chính sách, pháp luật năng lượng nguyên tử.