Cân nhắc mở rộng chủ thể ký kết thỏa thuận quốc tế đến cấp huyện, xã
Dự thảo Luật trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp này gồm 7 chương, 53 điều quy định về thẩm quyền, trình tự, thủ tục ký kết, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, chấm dứt hiệu lực, tạm đình chỉ thực hiện và tổ chức thực hiện thỏa thuận quốc tế.
Tại hội trường, đa số ý kiến đại biểu thống nhất với sự cần thiết ban hành Luật Thỏa thuận quốc tế. Việc ban hành luật nhằm tiếp tục thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng về hội nhập quốc tế, nhất là sau khi ban hành Hiến pháp năm 2013, Luật Điều ước quốc tế năm 2016 và đáp ứng đòi hỏi từ thực tiễn nhu cầu ký kết thỏa thuận quốc tế, thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập quốc tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội trong bối cảnh nước ta tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới.
Một số đại biểu cũng nêu ý kiến cần bổ sung, làm rõ hơn dự thảo luật và quy định chi tiết hơn về khái niệm thỏa thuận quốc tế để phân biệt với hợp đồng dân sự và làm rõ hơn phạm vi điều chỉnh của luật. Bên cạnh đó, để tăng cường quản lý, phòng ngừa rủi ro, một số ý kiến đề nghị cần quy định cụ thể một số nội dung yêu cầu bắt buộc đối với thỏa thuận quốc tế liên quan đến đầu tư.
Nêu tính khả thi trong thực tiễn của quy định mở rộng chủ thể ký kết thỏa thuận quốc tế đến Ủy ban nhân dân cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã, đại biểu Trần Văn Mão (Nghệ An) và đại biểu Nguyễn Thanh Xuân (Cần Thơ) đề nghị ban soạn thảo cần cân nhắc kỹ lưỡng vì cơ sở pháp lý và các nguồn lực hiện nay chưa bảo đảm cho việc ký kết và thực hiện các thỏa thuận quốc tế đến cấp huyện, xã.
Làm rõ hơn vấn đề này, đại biểu Đôn Tuấn Phong, Ủy viên Thường trực Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội đưa ra con số, trong 10 năm thực hiện Pháp lệnh thỏa thuận quốc tế, cấp huyện, xã đã ký 16 thỏa thuận, chiếm khoảng 0,8% tổng số thỏa thuận quốc tế được ký kết trong giai đoạn này.
Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu cho biết, nhiều ý kiến cho rằng việc mở rộng chủ thể ký kết thỏa thuận quốc tế đến Ủy ban nhân dân cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã cần được cân nhắc thận trọng.
Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội giải thích, hợp tác quốc tế luôn tiềm ẩn những vấn đề nhạy cảm về chính trị, đối ngoại, quốc phòng, an ninh; đòi hỏi cơ quan, tổ chức tham mưu và chủ thể ký kết phải có năng lực nhất định, do đó không phải cơ quan, tổ chức nào cũng được trao quyền ký kết thỏa thuận quốc tế.
Cho rằng không ít thỏa thuận quốc tế hiện nay chỉ mang tính chất ngoại giao, chưa thực chất, chưa gắn với cơ chế thực thi, thực hiện đầy đủ nội dung đã cam kết, đại biểu Trần Hồng Nguyên (Bình Thuận) đề nghị cần xác định rõ mục tiêu của việc sử dụng công cụ thỏa thuận quốc tế để xây dựng khung pháp luật cho phù hợp với việc ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế, đồng thời thiết kế cơ chế thực thi phù hợp bảo đảm hiệu quả, phù hợp với đặc điểm, điều kiện quốc gia.
Giải trình ý kiến của đại biểu Quốc hội, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh cho biết, Ban soạn thảo sẽ tiếp thu toàn bộ ý kiến của các đại biểu Quốc hội để chỉnh sửa dự thảo Luật.
Ban soạn thảo nhận thấy, các đại biểu nhất trí cao với sự cần thiết ban hành Luật Thỏa thuận quốc tế để thay cho Pháp lệnh thỏa thuận quốc tế.
Các trao đổi, đóng góp, ý kiến tập trung vào một số nội dung lớn như: Phạm vi điều chỉnh nội hàm, nội dung cốt lõi của Luật Thỏa thuận quốc tế; làm rõ chủ thể của thỏa thuận quốc tế khi dự thảo Luật đã mở rộng nhiều về chủ thể ký kết các thỏa thuận quốc tế so với Pháp lệnh trước đó; thẩm quyền, trách nhiệm của các cơ quan ký thỏa thuận quốc tế được quy định như thế nào trong dự thảo luật; xem xét, bổ sung thêm một số chủ thể, trong đó có các tổ chức chính trị nghề nghiệp hoặc đơn vị sự nghiệp công lập vào phạm vi điều chỉnh trong dự thảo luật…
“Đây là những nội dung lớn, Ban soạn thảo xin tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội và sẽ tiếp tục phối hợp với cơ quan thẩm tra và các cơ quan liên quan để hoàn thiện dự thảo Luật Thoả thuận quốc tế để đảm bảo chất lượng, đặc biệt là tính thống nhất của dự thảo luật so với các văn bản quy phạm pháp luật”, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh cho biết./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Không đưa hộ kinh doanh vào Luật Doanh nghiệp (sửa đổi)
10:27' - 17/06/2020
Quốc hội đã thông qua Luật Doanh nghiệp (sửa đổi), trong đó, thống nhất không đưa hộ kinh doanh vào quy định trong Luật để xây dựng một luật riêng về đối tượng này.
-
Kinh tế Việt Nam
Khơi nội lực, nâng cao khả năng thích ứng và sức chống chịu của nền kinh tế
19:43' - 15/06/2020
Ngày 15/6, Quốc hội tiếp tục thảo luận tại hội trường về kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước. Nội dung này đã được Quốc hội cho ý kiến trong cả ngày 13/6.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Tài chính: Đã có các kịch bản tác động đến cân đối ngân sách nhà nước
19:31' - 15/06/2020
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV, chiều 15/6, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng đã giải trình, làm rõ hơn một số ý kiến của các đại biểu Quốc hội.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam huy động hơn 7 tỷ USD cho chuyển đổi năng lượng công bằng
16:59'
Việt Nam xác định 24 dự án phù hợp JETP với tổng vốn cần huy động 7,04 tỷ USD, trong đó 3 dự án đầu tiên đã đạt thỏa thuận tín dụng từ các đối tác quốc tế thuộc nhóm IPG.
-
Kinh tế Việt Nam
Đà Nẵng thu hồi một phần dự án “treo” Hòn Ngọc Á Châu để làm công viên
16:34'
Hiện Sở Xây dựng thành phố Đà Nẵng đang tổng hợp trình UBND thành phố xem xét phê duyệt Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án.
-
Kinh tế Việt Nam
Thiết kế đồng bộ hệ thống giám sát điều hành giao thông cho Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh
12:44'
Hiện nay, dự án thành phần 1A thuộc đoạn Tân Vạn - Nhơn Trạch do Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận (Bộ Xây dựng) làm chủ đầu tư đang triển khai thi công.
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh tế phục hồi, thu nhập lao động tăng hơn 10%
10:46'
Các chính sách an sinh và quản lý hỗ trợ người lao động đang dần phát huy hiệu lực, hiệu quả. Số người lao động được bảo đảm tốt hơn về thu nhập, phúc lợi, bảo hiểm đang tăng lên.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng nêu 5 đề xuất quan trọng vì môi trường, y tế toàn cầu tại Hội nghị BRICS
08:13'
Tại Phiên họp cấp cao về chủ đề “Môi trường, COP30 và Y tế toàn cầu” ngày 7/7 (giờ địa phương), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nêu 5 đề xuất quan trọng vì môi trường, y tế toàn cầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng đề nghị thúc đẩy ký Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Brazil và Mercosur
08:12'
Chiều 7/7 (giờ địa phương), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã làm việc với lãnh đạo các tập đoàn kinh tế và tổ chức nghiệp đoàn doanh nghiệp Brazil để thúc đẩy ký FTA Việt Nam - Brazil và Mercosur.
-
Kinh tế Việt Nam
Dừng sử dụng vốn ODA của Ngân hàng Tái thiết Đức cho dự án metro Bến Thành - Tham Lương
21:24' - 07/07/2025
Sau khi dừng sử dụng vốn ODA, dự án dự kiến chuyển sang đầu tư công từ ngân sách thành phố và bổ sung quy mô (bao gồm công trình kết nối đồng bộ tuyến metro số 1, số 2 tại ga Trung tâm Bến Thành).
-
Kinh tế Việt Nam
Mở rộng đoạn cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành theo công trình khẩn cấp
19:40' - 07/07/2025
Dự án mở rộng đường cao tốc đoạn Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành có phạm vi đầu tư mở rộng tuyến có tổng chiều dài gần 22km.
-
Kinh tế Việt Nam
Đưa vụ án sản xuất, buôn bán hàng giả là thực phẩm tại Công ty ZHolding vào diện Ban Chỉ đạo Trung ương theo dõi
18:47' - 07/07/2025
Chiều 7/7, tại Hà Nội, Ban Nội chính Trung ương tổ chức họp báo thông báo kết quả Phiên họp thứ 28 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.