Cần nhiều thời gian để phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên
Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều Tiên tại Singapore đã thành công ở khía cạnh mở ra con đường đối thoại thực chất giữa hai nước để cùng hướng đến mục tiêu đem lại hòa bình trên bán đảo Triều Tiên, song để hiện thực hóa tiến trình phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên có thể cần rất nhiều thời gian.
Đây là những nhận định được đưa ra trong một cuộc thảo luận do Viện Korea Society tổ chức tại New York ngày 14/6.
Theo phóng viên TTXVN tại New York, cuộc thảo luận tập trung phân tích những kết quả đạt được từ cuộc gặp lịch sử giữa Tổng thống Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và dự đoán những bước đi tiếp theo của các bên liên quan.
Diễn giả của cuộc thảo luận là hai chuyên gia kỳ cựu của Mỹ về vấn đề Triều Tiên gồm Chủ tịch Tổ chức Mansfield, ông Frank Jannuzi và Giám đốc điều hành Ủy ban Quốc gia về Triều Tiên, ông Keith Luse.
Theo ông Frank Jannuzi, khía cạnh tích cực của hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều Tiên là hai nhà lãnh đạo lần đầu tiên đã ngồi cùng nhau và đưa ra cam kết hòa bình và phi hạt nhân hóa.
Tuy nhiên, ông cho rằng tuyên bố chung quá sơ sài, vì vậy, trong quá trình Mỹ và Triều Tiên cùng theo đuổi phi hạt nhân hóa này, sẽ nảy sinh một số vấn đề thực sự hóc búa, trong đó có việc liệu Triều Tiên có đặt kỳ vọng được công nhận là một cường quốc hạt nhân hòa bình hay không.
Trong trường hợp đó, Triều Tiên sẽ sản xuất nhiên liệu bằng urani có độ làm giàu thấp để phục vụ các nhà máy điện hạt nhân của mình. Ông Jannuzi lưu ý chừng nào Bình Nhưỡng chưa trình bày cụ thể định nghĩa phi hạt nhân hóa thì sẽ không thể dự đoán khi nào có thể đạt được một thỏa thuận thực sự với Triều Tiên.
Trong khi đó, ông Keith Luse đặc biệt nhấn mạnh đến lợi ích mà Mỹ và Triều Tiên thu được từ cuộc gặp thượng đỉnh, cho rằng đến với hội nghị thượng đỉnh này, cả Mỹ và Triều Tiên đều được nhiều hơn là mất. Theo ông, cái lợi lớn nhất mà hai nước thu được sau cuộc gặp thượng đỉnh, đó là thiết lập được đường dây liên lạc trực tiếp giữa nguyên thủ hai nước.
Cả ông Jannuzi lẫn ông Luse đều đặc biệt đánh giá cao công lao của Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in (Mun Chê In) trong việc tạo ra bầu không khí đối thoại với Bình Nhưỡng sau thời gian dài thù địch, từ hội nghị thượng đỉnh liên Triều diễn ra ngày 27/4 tại Panmunjeom đến hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều diễn ra ngày 12/6 tại Singapore.
Ông Jannuzi nhận định trong thời gian tới, Tổng thống Moon Jae-in sẽ tiếp tục dẫn đầu nỗ lực giải quyết vấn đề hạt nhân Triều Tiên bằng con đường ngoại giao..
Về vai trò của Liên hợp quốc (LHQ) trong tiến trình phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên, hai chuyên gia lưu ý trong nhiều năm qua, LHQ đi đầu các hoạt động viện trợ cho Triều Tiên, làm cầu nối cho các nỗ lực ngoại giao.Chuyến thăm của Phó Tổng thư ký LHQ Jeffrey Feltman tới Bình Nhưỡng hồi tháng 12/2017 được đánh giá là nỗ lực hạ nhiệt đầu tiên cho bán đảo Triều Tiên sau một năm bị đẩy đến miệng hố chiến tranh do các vụ thử hạt nhân và tên lửa của Bình Nhưỡng.
Hai chuyên gia dự đoán trong thời gian tới, LHQ sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động thẩm định việc đóng cửa các cơ sở hạt nhân của Triều Tiên, bãi bỏ bao vây cấm vận Triều Tiên và trợ giúp quốc gia này phát triển kinh tế.
Tuy nhiên, cả hai chuyên gia này đều tỏ ý hoài nghi trước việc sớm đạt được mục tiêu giải giáp hạt nhân bán đảo Triều Tiên, vì giữa Triều Tiên và các nước tham gia đàm phán 6 bên gồm Hàn Quốc, Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Nga, Triều Tiên vẫn còn quá thiếu lòng tin vào nhau.
Vị chủ tịch tổ chức Mansfield đưa ra hình ảnh so sánh khá thú vị, đó là 6 quốc gia từng tham gia đàm phán sáu bên đang trên cùng một chuyến xe, với đích đến là phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên. Tuy nhiên, chiếc xe đó luôn trong tình trạng có thể dừng lại bất kỳ lúc nào do hỏng hóc và nguy hiểm hơn là trên xe không hề có thiết bị an toàn nào./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Đàm phán phi hạt nhân hóa có thể tạo xung lực cho lộ trình kinh tế mới hai miền Triều Tiên
10:19' - 14/06/2018
Theo các nhà quan sát, "lộ trình kinh tế mới" của Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in cho Bán đảo Triều Tiên có thể nhận được xung lực cần thiết nếu quá trình phi hạt nhân hóa Triều Tiên đi đúng hướng.
-
Kinh tế & Xã hội
Sẽ có nhiều phép thử trong quá trình thực hiện phi hạt nhân hóa
12:47' - 13/06/2018
Trong tuyên bố chung, Nhà lãnh đạo Triều Tiên cam kết hướng tới phi hạt nhân hóa hoàn toàn. Tuy nhiên, văn kiện không nhắc đến việc kiểm chứng hay một khung thời gian cụ thể nào.
-
Kinh tế Thế giới
Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều: Thảo luận cách kiểm chứng tiến trình phi hạt nhân hóa
16:59' - 12/06/2018
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng Triều Tiên có "một kho vũ khí hạt nhân lớn".
-
Kinh tế Thế giới
Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên: Nhật Bản ủng hộ nỗ lực phi hạt nhân hóa Triều Tiên
16:38' - 12/06/2018
Ngày 12/6, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe bày tỏ sự ủng hộ đối với Tuyên bố chung mà Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un vừa ký sau cuộc gặp thượng đỉnh tại Singapore.
-
Kinh tế Thế giới
Triều Tiên cam kết "phi hạt nhân hóa hoàn toàn Bán đảo Triều Tiên"
14:00' - 12/06/2018
Trong văn kiện chung ký kết ngày 12/6 sau các cuộc gặp Tổng thống Mỹ Donald Trump, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un cam kết "phi hạt nhân hóa hoàn toàn Bán đảo Triều Tiên."
-
Ý kiến và Bình luận
Giới chức Mỹ: Việc phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên cần thời gian
10:28' - 04/06/2018
Giới chức Nhà Trắng thừa nhận rằng sẽ phải mất thời gian để Triều Tiên thực hiện việc dỡ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân ngay cả khi Mỹ muốn quốc gia này thực hiện phi hạt nhân hóa ngay lập tức.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Các nhà điều hành kinh tế trong chính phủ của Tổng thống đắc cử Donald Trump
15:46'
Ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã đề cử nhà đầu tư Scott Bessent làm Bộ trưởng Tài chính trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống đắc cử Mỹ công bố loạt đề cử nhân sự mới
10:55'
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã công bố một loạt đề cử nhân sự trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc thiết lập cơ chế liên ngành kinh tế đối ngoại để ứng phó thay đổi chính sách từ Mỹ
08:46'
Chính phủ Hàn Quốc đang nỗ lực nhằm ổn định nền kinh tế và đảm bảo sinh kế cho người dân.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia tăng biện pháp trả đũa EU
19:36' - 22/11/2024
Ngày 22/11, Trung Quốc mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ EU, bao gồm các chương trình trợ cấp của EU và của các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Italy và Hà Lan.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Thái Lan phê duyệt kế hoạch kích thích kinh tế
18:26' - 22/11/2024
Ủy ban chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ Thái Lan do Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra làm Chủ tịch đã phê duyệt kế hoạch 5 điểm nhằm thúc đẩy nền kinh tế đất nước trong cả ngắn và dài hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Sạc xe điện - cú hích tỷ USD cho kinh tế châu Âu
17:24' - 22/11/2024
Mặc dù doanh số xe điện (EV) đang chậm lại ở châu Âu, ngành công nghiệp sạc xe điện vẫn kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ nhờ tỷ lệ xe điện ở châu Âu tăng đều đặn.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực hiện chính sách miễn thị thực đơn phương cho 29 nước
16:03' - 22/11/2024
Nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01' - 22/11/2024
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói kích thích kinh tế 140 tỷ USD
14:47' - 22/11/2024
Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ công bố gói kích thích kinh tế trị giá 22.000 tỷ yen (khoảng 140 tỷ USD) nhằm tăng nguồn thu nhập cho người tiêu dùng vào thứ Sáu (22/11) sau kết quả bầu cử vừa qua.