Cần thành lập tổ chức chuyên môn quản lý các đơn vị sử dụng floruacacbon
Hội thảo là một phần của chương trình “Khảo sát về thúc đẩy khung chương trình biến đổi khí hậu tại Việt Nam theo Sổ tay quy tắc thực hiện Thỏa Thuận Paris” mà JICA đã triển khai từ tháng 7/2020 nhằm giúp Việt Nam trao đổi kinh nghiệm về quản lý khí fluorocarbon (F-gas) với các nước khác như Nhật Bản, Úc, Singapore và Malaysia.
Phát biểu tại hội thảo, TS. Tăng Thế Cường, Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, Điều 92 của Luật bảo vệ môi trường (sửa đổi) quy định trách nhiệm và yêu cầu chính đối với Bộ Tài nguyên và Môi trường với tư cách là cơ quan đầu mối, đồng thời nêu rõ các bộ ngành liên quan cần có các hành động cụ thể để loại bỏ dần các chất làm suy giảm tầng ozone và giảm dần khí HFC.
Cùng với Sáng kiến quản lý vòng đời các chất Fluorocarbon của Chính phủ Nhật Bản, Việt Nam đã tham gia vào tháng 10 năm ngoái, công tác phân tích kỹ thuật về quản lý khí fluorocarbon hiện nay tại Việt Nam của các chuyên gia JICA Nhật Bản sẽ giúp Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng các quy chế cụ thể để kiểm soát việc sử dụng và phát thải khí fluorocarbon.
Ông MUROOKA Naomichi, Phó Trưởng Đại diện Văn phòng JICA Việt Nam chia sẻ: "Chúng tôi hy vọng rằng kinh nghiệm của Nhật Bản trong việc áp dụng các công nghệ thích hợp để thu hồi và tiêu hủy khí fluorocarbon sẽ giúp ích cho các công ty Việt Nam khi Chính phủ triển khai các biện pháp quản lý khí fluorocarbon nghiêm ngặt”.
Việt Nam là một trong những nước sớm gia nhập Công ước Vienna về bảo vệ tầng ozone và Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone (ODS) từ tháng 01 năm 1994.
Theo quy định của Nghị định thư Montreal, Việt Nam đã loại trừ hoàn toàn một số chất làm suy giảm tầng ozone như CFC, Halon, CTC; kiểm soát hoạt động xuất, nhập khẩu Methyl Bromide và thực hiện loại trừ theo lộ trình các chất HCFC. Các môi chất này được sử dụng chính trong lĩnh vực sản xuất điều hòa không khí, thiết bị làm lạnh, sản xuất xốp, dập cháy và kiểm dịch cho hàng xuất khẩu.
Tại Việt Nam, HCFC đang loại bỏ dần 35% lượng tiêu thụ cơ bản từ năm 2020, được quản lý thông qua hệ thống cấp phép. HFCs đã được đưa vào thị trường Việt Nam như một lựa chọn thay thế cho nhiều ứng dụng (như điều hoà không khí thương mại/công nghiệp, làm lạnh gia dụng và thương mại, làm lạnh trong lĩnh vực vận tải) và nhu cầu về HFC đang tăng nhanh.
Giai đoạn trước năm 2020, Việt Nam không ghi nhận hoạt động sản xuất HFC; năm 2020 có ghi nhận hoạt động sản xuất chất HFC (R134a, R410a, R32...). Lượng tiêu thụ HFC của Việt Nam năm 2020 là hơn 6.000 tấn, tăng đáng kể so với các năm trước.
Theo TS. Nguyễn Xuân Tiên, Phó Chủ tịch - Tổng thư ký Hiệp hội Kỹ sư Điện Lạnh và Điều hoà Không khí Việt Nam, Việt Nam có số lượng máy dùng Freon 22 vẫn còn nhiều, người dùng chưa hình thành thói quen thay đổi máy khi hết hạn chu kỳ sử dụng; chưa có nhận thức về các tác hại về phá huỷ môi trường của các MCL.
Về mặt khách quan, việc thu hồi, vận chuyển và tiêu huỷ cũng rất phức tạp và giá thành cao. Hệ thống văn bản pháp lý đang bổ sung, hoàn thiện và việc thiếu nguồn lực tài chính cũng là những thách thức trong quản lý HCFC tại Việt Nam.
Về đề xuất giải pháp trong việc quản lý floruacacbon, TS. Nguyễn Xuân Tiên cho biết, Nhà nước cần hoàn thiện văn bản pháp lý và chính sách cụ thể về quản lý các chất HCFC/CFC; có các quy định cho phép việc sản xuất, nhập khẩu sử dụng theo một lộ trình cụ thể để quản lý, hạn chế sử dụng các chất HFC hoặc thải ra môi trường. Việt Nam cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường; thúc đẩy công tác đào tạo, nân cao trình độ kỹ thuật, nhận thức, tay nghề cho đội ngũ công nhân, kỹ thuật viên; nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường qua quản lý môi trường chất lạnh bằng các chương trình đào tạo ngắn hạn, dài hạn, bổ sung.
Chính phủ cũng cần tăng cường trang thiết bị cho việc quản lý, thu hồi, tái chế và tiêu huỷ môi chất lạnh. Qua đó nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các chủ sở hữu thiết bị. Biện pháp mạnh nhất là Nhà nước phải thành lập một tổ chức hoặc một bộ phận có đủ trình độ chuyên môn để quản lý các đơn vị sử dụng floruacacbon. Thêm vào đó là cần nguồn tài chính hỗ trợ bền vững cho việc quản lý floruacacbon.
Ông Shaofeng, Điều phối viên cấp cao OzoneAction khu vực châu Á-Thái Bình Dương chương trình Môi trường Liên hợp Quốc cho hay, việc quản lý floruacacbon cần được hướng dẫn bởi một kế hoạch quốc gia liên kết với mục tiêu phát triển bền vững. Phạm vi quản lý được mở rộng với sự tham gia của nhiều bên liên quan cấp quốc gia hơn. Quản lý vòng đời của ODS ở các nước đang phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý Floruacacbon...
Tại hội thảo, các diễn giả đến từ Nhật Bản, Australia, Singapore và Malaysia đã chia sẻ với đối tác Việt Nam về những thách thức và nỗ lực trong việc quản lý khí F-gas. Các diễn giả nhất trí rằng các nước châu Á cần chung tay thực hiện các hành động giảm dần khí Hydrofluorocarbons (HFC) – một loại khí fluorocarbon phổ biến - để đáp ứng các mục tiêu đề ra trong Hiệp định Kigali sửa đổi và đóng góp vào Thỏa thuận Paris.
Chia sẻ kinh nghiệm về kiểm soát Floruacacbon, bà Osawa Yurie, Phó Giám đốc - Trường phòng Bộ Môi trường, Nhật Bản cho hay, nhằm tăng cường công tác kiểm soát phát thải floruacacbon gây suy giảm tầng ozone và biến đổi khí hậu, từ những năm 1990, Nhật Bản đã xây dựng một số quy định pháp luật như Luật Bảo vệ tầng ozone, Luật về thu hồi và tiêu huỷ Floruacacbon; phê chuẩn Điều khoản sửa đổi Kigali với Nghị định thư Montreal chương trình hành động sửa đổi Luật bảo vệ tầng ozone ...
Theo luật sửa đổi năm 2018 và bảo vệ tầng ozone, các nhà sản xuất và nhập khẩu HFC được kiểm soát theo điều khoản sửa đổi Kigali để thực hiện đầy đủ nghĩa vụ giảm trừ sản xuất và tiêu dùng HFC. Khung quy định tương tự cũng được áp dụng với các nhà sản xuất và nhập khẩu CFC và HCFC.
Phát biểu bế mạc hội thảo, TS. Tăng Thế Cường khẳng định Việc học hỏi kinh nghiệm của Nhật Bản và các nước khác sẽ giúp Việt Nam đưa ra các biện pháp kiểm soát khí HFC hiệu quả và đặc biệt là khuyến khích khu vực tư nhân chuyển sang sử dụng nhiều hơn các công nghệ thân thiện với môi trường./.
- Từ khóa :
- floruacacbon
- biến đổi khí hậu
- môi trường
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
LHQ: Năm hành động để tránh hậu quả "thảm khốc" của biến đổi khí hậu
09:11' - 24/04/2021
Trước thềm hội nghị thượng đỉnh về khí hậu do Mỹ khởi xướng, Liên hợp quốc (LHQ) nhấn mạnh 2021 phải là năm hành động để bảo vệ mọi người trước những hậu quả "thảm khốc" của biến đổi khí hậu.
-
Ý kiến và Bình luận
Biến đổi khí hậu có thể làm kinh tế toàn cầu thiệt hại 23.000 tỷ USD vào năm 2050
16:10' - 23/04/2021
Biến đổi khí hậu có thể gây ra những thiệt hại lên tới 23.000 tỷ USD đối với nông nghiệp, y tế và cơ sở hạ tầng vật chất, cũng như chuyển hướng chi tiêu của chính phủ.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ tăng gấp đôi viện trợ cho các nước đang phát triển ứng phó với biến đổi khí hậu
13:08' - 23/04/2021
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 22/4 tuyên bố Mỹ sẽ tăng gấp đôi viện trợ để giúp các nước đang phát triển ứng phó với tình trạng biến đổi khí hậu.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế tổng hợp
Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản thu về gần 34 tỷ USD trong 6 tháng
11:31'
Xuất khẩu nông lâm thủy sản là điểm nhấn của ngành trong 6 tháng đầu năm, đạt 33,84 tỷ USD, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm 2024. Với kết quả này, xuất khẩu nông lâm năm 2025 có khả năng đạt 67 tỷ USD.
-
Kinh tế tổng hợp
Chìm phà tại Indonesia khiến 4 người thiệt mạng và 38 người vẫn mất tích
09:41'
Theo thông tin từ giới chức Indonesia, ít nhất 4 người đã thiệt mạng, 23 người đã được cứu và 38 trường hợp vẫn mất tích sau vụ chìm phà chở 65 người trên đường đến đảo Bali đêm 2/7.
-
Kinh tế tổng hợp
"Giai điệu mới" cho du lịch Việt Nam
08:36'
Khi những thanh âm cất lên giữa một không gian xa lạ, du khách không chỉ nghe bằng tai, mà còn cảm nhận bằng trái tim.
-
Kinh tế tổng hợp
Phát hiện thêm "siêu Trái Đất" gần Hệ Mặt Trời
08:01'
Theo công bố mới đăng trên kho lưu trữ arXiv, hành tinh này mang tên TOI-1846 b, có kích thước gấp đôi và khối lượng gấp hơn 4 lần Trái Đất.
-
Kinh tế tổng hợp
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay ngày 3/7/2025
05:00'
Bnews. Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 3/7, sáng mai 4/7 các trận đấu trong nước, quốc tế đêm nay và sáng mai được cập nhật mới nhất, chính xác nhất. Lịch thi đấu ngoại hạng Anh, La Liga, Bundesliga.
-
Kinh tế tổng hợp
Công trường cầu Bình Khánh có tĩnh không cao nhất Việt Nam
19:50' - 02/07/2025
Cầu Bình Khánh bắc qua sông Soài Rạp (TP Hồ Chí Minh) trên cao tốc Bến Lức-Long Thành có chiều dài 2,76 km, thiết kế theo công nghệ dây văng hai mặt phẳng, nhịp chính dài 375m, hai trụ tháp cao 155m.
-
Kinh tế tổng hợp
XSMB 3/7. Kết quả xổ số miền Bắc hôm nay ngày 3/7/2025. XSMB thứ Năm ngày 3/7
19:30' - 02/07/2025
Bnews. XSMB 3/7. Kết quả xổ số hôm nay ngày 3/7. XSMB thứ Năm. Trực tiếp KQXSMB ngày 3/7. Kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ Năm ngày 3/7/2025.
-
Kinh tế tổng hợp
XSMT 3/7. Kết quả xổ số miền Trung hôm nay ngày 3/7/2025. XSMT thứ Năm ngày 3/7
19:30' - 02/07/2025
Bnews. XSMT 3/7. KQXSMT 3/7/2025. Kết quả xổ số hôm nay ngày 3/7. XSMT thứ Năm. Xổ số miền Trung hôm nay 3/7/2025. Trực tiếp KQXSMT ngày 3/7. Kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Năm ngày 3/7/2025.
-
Kinh tế tổng hợp
XSMN 3/7. Kết quả xổ số miền Nam hôm nay ngày 3/7/2025. XSMN thứ Năm ngày 3/7
19:30' - 02/07/2025
Bnews. XSMN 3/7. KQXSMN 3/7/2025. Kết quả xổ số hôm nay ngày 3/7. XSMN thứ Năm. Xổ số miền Nam hôm nay 3/7/2025. Trực tiếp KQXSMN ngày 3/7. Kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Năm ngày 3/7/2025.