Cần tìm giải pháp xử lý phế liệu nhập khẩu tồn đọng
Theo số liệu thống kê của Chi cục Hải quan Cửa khẩu Cảng Sài Gòn Khu vực 1, tính đến hết ngày 7/8/2018, số container phế liệu tồn bãi tại Cảng Cát Lái là 3.536 container; trong đó, có 555 container tồn bãi từ 30 -90 ngày và 2.531 container tồn bãi quá 90 ngày.
Việc này không chỉ khiến cảng biển có nguy cơ trở thành bãi rác phế liệu mà còn làm cho nhiều doanh nghiệp dùng phế liệu phục vụ sản xuất lao rơi vào cảnh lao đao.
* Siết chặt quản lý nhập khẩu phế liệuÔng Lê Nguyên Linh, Phó Chi cục trưởng Chi cục Hải quan Cửa khẩu Cảng Sài Gòn Khu vực 1 cho biết, kể từ đầu năm 2018 khi Trung Quốc ra lệnh cấm nhập khẩu nhựa, giấy và các loại phế liệu khác, lượng hàng phế liệu về các cảng biển Việt Nam tăng lên đột biến. Theo quy định hiện nay, các doanh nghiệp nhập khẩu phế liệu phải có đủ điều kiện về kho bãi cũng như có giấy phép nhập khẩu phế liệu do Sở Tài nguyên và Môi trường cấp.
Về hàng hóa phải thuộc danh mục phế liệu được phép nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất theo Quyết định 73/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ cũng như quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường tại Thông tư Số: 43/2010/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường, trong đó có các quy chuẩn cụ thể về môi trường đối với phế liệu sắt, thép, nhựa, giấy nhập khẩu. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp không có giấy phép nhập khẩu hoặc giấy phép hết hạn nhưng vẫn liên hệ với các hãng tàu dùng danh nghĩa, giấy phép nhập khẩu của doanh nghiệp khác để đóng hàng về Việt Nam, việc xác định chủ hàng đối với các container phế liệu cũng không chính xác tuyệt đối. Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp không có giấy phép lại thực hiện thủ tục chuyển đổi tên người nhận cho các doanh nghiệp có giấy phép để làm thủ tục nên việc theo dõi, kiểm soát nhập khẩu gặp nhiều khó khăn. Sau khi đưa hàng về cảng, các doanh nghiệp không đủ điều kiện thông quan đã “bỏ của chạy lấy người”, từ chối nhận hàng khiến số lượng container phế liệu tồn đọng trong vài tháng trở lại đây tăng lên đáng kể. Trước tình hình đó, từ tháng 4/2018, Tổng Cục Hải quan đã có chỉ thị tăng cường kiểm soát hàng hóa phế liệu nhập về cảng, kiểm soát chặt chẽ đối với những đơn hàng ngoài nhu cầu thực tế nhập phế liệu về làm nguyên liệu sản xuất như bột giấy về sản xuất giấy, hạt nhựa về cho các nhà máy sản xuất nhựa, sắt thép cho nhà máy sản xuất sắt thép….Tổng Công ty Tân Cảng cũng đã có thông báo đến các hãng tàu, khách hàng về việc hạn chế vận chuyển mặt hàng phế liệu nhờ đó tạm thời kiểm soát được số hàng phế liệu tồn đọng, không phát sinh các lô hàng phế liệu mới vô chủ tại cảng.
Cùng với chỉ đạo của Chính phủ, Tổng Cục Hải quan đã có Công văn số 4202/TCHQ-PC hướng dẫn quản lý phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài vào Việt Nam. Cụ thể, hàng hóa phế liệu trước khi vào Việt Nam phải khai báo cụ thể trên tờ khai hải quan, doanh nghiệp có đủ điều kiện được phép nhập khẩu phế liệu hay không, phế liệu loại gì.Mã số hàng hóa và giấy phép nhập khẩu mặt hàng đó, cơ quan hải quan sẽ đối chiếu thông tin tờ khai với hàng hóa thực tế để quyết định cho hàng hóa được nhập khẩu vào Việt Nam. Việc này giúp kiểm soát được các đối tượng được phép nhập khẩu phế liệu và loại phế liệu được phép nhập khẩu.
Trong quá trình làm tờ khai hải quan và làm thủ tục hải quan nếu nghi ngờ hàng hóa là phế liệu hoặc hàng khai là phế liệu thì sẽ được kiểm soát chặt chẽ, đối chiếu giấy phép, giấy chứng thực của cơ quan chuyên ngành để tránh nguy cơ biến Việt Nam thành bãi tập trung phế liệu, hàng phế thải từ các nước khác tuồn về. Theo ông Lê Nguyên Linh, vấn đề hiện nay là tập trung giải quyết số container phế liệu vô chủ, tồn đọng lâu tại cảng để giải phóng mặt bằng cho các đơn vị khai thác kho bãi và ngăn chặn nguy cơ ô nhiễm môi trường từ các lô hàng phế thải độc hại. Theo quy định tại Thông tư 203/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính, hướng dẫn xử lý hàng hóa tồn đọng thuộc địa bàn hoạt động hải quan, các container hàng hóa tồn bãi từ 90 ngày trở lên, hải quan phối hợp với cảng thực hiện thông báo cho chủ hàng đến làm thủ tục hải quan, nhận hàng. Sau 3 lần thông báo mà chủ hàng không đến làm thủ tục thì sẽ tiến hành phân loại phế liệu, đối với hàng hóa, phế liệu được phép nhập khẩu vào Việt Nam sẽ xác nhận tài sản Nhà nước, tiến hành đấu giá thanh lý. Đối với hàng hóa là phế thải, phế liệu không được phép nhập khẩu vào Việt Nam, hàng hóa gây ô nhiễm môi trường thì yêu cầu hãng tàu phải đưa hàng hóa ra khỏi Việt Nam. Tuy nhiên, đại diện hải quan cho rằng việc yêu cầu các hãng tàu đưa hàng đi là rất khó vì hãng tàu cũng không biết phải đưa hàng đi đâu, trong trường hợp không đưa ra khỏi Việt Nam được thì phải tiêu hủy nhưng sẽ gây tốn kém cho ngân sách Nhà nước. Do đó, cơ quan hải quan đề xuất Chính phủ cần ban hành các quy định có tính ràng buộc pháp lý đối với các doanh nghiệp, hãng tàu đã đưa hàng phế thải, phế liệu không được phép nhập khẩu vào Việt Nam. Hơn nữa, phải có chế tài cụ thể, đủ mạnh đối với doanh nghiệp vi phạm để các công ty vận tải, đơn vị khai thác kho bãi có trách nhiệm hơn trong việc nhập hàng hóa và xử lý hàng không đủ điều kiện nhập khẩu ra khỏi Việt Nam. *Doanh nghiệp chân chính bị "mắc kẹt" Trong khi nhiều doanh nghiệp đứng tên chủ hàng tìm mọi lý do để từ chối nhận hàng, trốn tránh các trách nhiệm đối với các lô hàng phế liệu không có giấy phép hoặc không đủ tiêu chuẩn nhập khẩu thì các doanh nghiệp có nhu cầu nhập khẩu phế liệu về làm nguyên liệu sản xuất lại bị "mắc kẹt" do việc siết chặt quản lý nhập khẩu. Bà Phạm Thị Hoàng Dung, kế toán Công ty giấy Xuân Mai, huyện Nhà Bè, Tp. Hồ Chí Minh cho biết, Công ty Xuân Mai chuyên nhập khẩu phế liệu giấy, bột giấy về để sản xuất các loại giấy tái chế với khối lượng lớn, trung bình nhập khoảng 7.000 container phế liệu giấy mỗi tháng. Tuy nhiên, do tình trạng tồn đọng phế liệu tại cảng Cát Lát từ giữa tháng 7/2018 tới nay, doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong việc nhập khẩu, thông quan phế liệu giấy. Theo bà Dung, trước đây doanh nghiệp chỉ mất từ 3 - 4 ngày để làm thủ tục thông quan và đưa hàng từ Cảng Cát Lái về xưởng sản xuất nhưng hiện nay do quy định thắt chặt kiểm soát, thủ tục thông quan bị kéo dài hàng tuần, làm phát sinh nhiều chi phí. Cụ thể, trong đợt hàng mới nhất, chi phí lưu cảng đã tăng thêm hơn 1 tỷ đồng so với trước.Thêm vào đó, việc kéo dài thời gian thông quan cũng khiến doanh nghiệp không có đủ nguyên liệu sản xuất, phải đóng máy và không thể giao hàng đúng thời hạn cho khách hàng. Những chi phí phát sinh và thiệt hại kéo theo là rất lớn nhưng hiện nay chưa có cơ quan nào hỗ trợ cho doanh nghiệp, còn doanh nghiệp cũng không biết kêu ai.
Doanh nghiệp mong muốn các cơ quan chức năng sớm giải quyết các container tồn đọng tại cảng, có sự phân luồng đối với các doanh nghiệp có đủ điều kiện nhập khẩu và tuân thủ tốt quy định của pháp luật để tạo điều kiện cho doanh nghiệp duy trì hoạt động liên tục, thuận lợi. Riêng đối với mặt hàng phế liệu nhựa, Chi cục Hải quan Cửa khẩu Cảng Sài Gòn Khu vực 1 đã phối hợp với Công ty Tân Cảng Sài Gòn thông báo cho các doanh nghiệp từ 12/6 -12/9 không được phép nhập khẩu phế liệu nhựa về cảng khiến các doanh nghiệp trong ngành nhựa tái sinh lao đao. Ông Nguyễn Lê Hoài Quốc, Giám đốc Công ty cổ phần Q.M.T-JP Plastic (Đồng Nai) cho biết, kể từ ngày 22/6 đến nay doanh nghiệp không thể nhập khẩu phế liệu nhựa về để phục vụ sản xuất. Thêm vào đó, trước đây phế liệu nhựa nhập khẩu chỉ chịu sự kiểm soát, thẩm định chất lượng của Bộ Tài nguyên và Môi trường.Từ ngày 26/6, Tổng Cục hải quan có văn bản mới quy định phế liệu nhập khẩu phải thông qua sự thẩm định của hải quan mới được thông quan. Điều đáng nói là tới hiện tại cả cơ quan hải quan và doanh nghiệp vẫn chưa biết phải thực hiện thủ tục thẩm định tại hải quan như thế nào dẫn đến thời gian thông quan kéo dài, doanh nghiệp phải trả phí lưu cảng rất lớn.
Theo ông Nguyễn Lê Hoài Quốc, khi Cảng Cát Lái thông báo dừng nhập khẩu phế liệu, nhiều doanh nghiệp chuyển hướng nhập khẩu về Cảng Cái Mép. Tuy nhiên, nhận thấy vấn đề vận chuyển phế liệu về Việt Nam quá nhiều rủi ro nên các hãng tàu cũng không nhận vận chuyển nữa khiến các doanh nghiệp không có nguyên liệu sản xuất, buộc phải tạm dừng hoạt động.Doanh nghiệp ngừng sản xuất nhưng vì muốn giữ chân lao động nên vẫn phải trả lương cho công nhân, cộng thêm các chi phí đền hợp đồng do không có hàng giao cho đối tác, chi phí thuê nhà xưởng…là tình trạng chung hiện nay của các doanh nghiệp nhựa tái sinh.
Nếu tình trạng này kéo dài, doanh nghiệp không đủ sức trả lương thì người lao động sẽ tìm kiếm công việc mới, đến khi có nguyên liệu trở lại thì không còn lao động để sản xuất.
Đề xuất hướng tháo gỡ, ông Nguyễn Lê Hoài Quốc cho rằng để việc kiểm soát phế liệu tồn đọng không gây khó khăn cho các doanh nghiệp chân chính, cơ quan chức năng chỉ cần quản lý tốt danh sách các doanh nghiệp được cấp phép vì hiện nay số lượng doanh nghiệp đủ điều kiện, được cấp phép nhập khẩu phế liệu nhựa phục vụ sản xuất là rất ít. Các doanh nghiệp ngành nhựa tái sinh cũng kiến nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường có phương án điều chỉnh nới rộng các mặt hàng phế liệu cho nhập làm nguyên liệu phục vụ sản xuất. Đồng thời cũng mong muốn Bộ Giao thông vận tải hỗ trợ doanh nghiệp làm việc với các hãng tàu nhằm giảm phí, cước lưu bãi hàng hóa, giảm bớt gánh nặng về chi phí cho doanh nghiệp trong giai đoạn khó khăn hiện nay./.Tin liên quan
-
DN cần biết
Tổng cục Hải quan siết chặt quản lý nhập khẩu phế liệu
18:13' - 30/07/2018
Ngày 30/7, tại Tổng cục Hải quan đã diễn ra họp báo chuyên đề về công tác quản lý hải quan đối với phế liệu nhập khẩu.
-
Kinh tế Việt Nam
Xử lý phế liệu nhập khẩu: Rà soát các quy định về tạm nhập tái xuất
10:06' - 30/07/2018
Bộ Công Thương đã đề xuất một số giải pháp nhằm rà soát lại các quy định về tạm nhập tái xuất và siết chặt mọi hoạt động nhập phế liệu vào Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Xử lý phế liệu nhập khẩu: Vẫn chờ giải pháp
18:02' - 29/07/2018
Sở dĩ phế liệu dồn ứ tại cảng gây ô nhiễm môi trường là vì nhiều chủ hàng hoặc doanh nghiệp nhập khẩu không đến làm thủ tục thông quan
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Ninh Bình gần 100 gian hàng tham dự Triển lãm xúc tiến thương mại năm 2024
22:16' - 22/11/2024
Tối 22/11, tại Phố cổ Hoa Lư, thành phố Ninh Bình, Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Ninh Bình tổ chức Triển lãm xúc tiến thương mại năm 2024.
-
DN cần biết
Kết luận của Phó Thủ tướng về Hội nghị thúc đẩy triển khai các nhiệm vụ Đề án 06
21:28' - 22/11/2024
Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 530/TB-VPCP ngày 22/11/2024 kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình tại Hội nghị thúc đẩy triển khai các nhiệm vụ Đề án 06.
-
DN cần biết
Vietnam Report: Công bố Top 10 Công ty uy tín ngành dược và thiết bị y tế
19:20' - 22/11/2024
Ngày 22/11, Công ty cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) công bố Top 10 Công ty uy tín ngành dược và thiết bị y tế, chăm sóc sức khỏe năm 2024.
-
DN cần biết
Câu chuyện doanh nghiệp làm thương hiệu theo hành vi tiêu dùng Việt
18:26' - 22/11/2024
Doanh nghiệp phải làm thương hiệu theo hành vi của người tiêu dùng bằng những hành động thiết thực như đổi mới sáng tạo và giới thiệu ra thị trường sản phẩm mới đảm bảo phát triển bền vững.
-
DN cần biết
Quy mô kinh tế internet Việt Nam năm 2024 ước đạt 36 tỷ USD
15:27' - 21/11/2024
Ước tính quy mô nền kinh tế Internet Việt Nam đạt 36 tỷ USD, tăng 16% với năm 2023. Thương mại điện tử bán lẻ tiếp tục là trụ cột với 22 tỷ USD, tăng 18% và chiếm 61% tổng quy mô nền kinh tế Internet.
-
DN cần biết
Hoa Kỳ khởi xướng điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp vỏ viên nhộng cứng từ Việt Nam
14:58' - 21/11/2024
Cục Phòng vệ thương mại khuyến nghị doanh nghiệp theo dõi chặt chẽ diễn biến vụ việc; chủ động nghiên cứu, nắm vững quy định, trình tự, thủ tục điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp của Hoa Kỳ.
-
DN cần biết
Mở rộng tài khoản chuyên thu tại các ngân hàng thương mại
12:53' - 21/11/2024
Kho bạc Nhà nước Khánh Hòa tiếp tục mở rộng tài khoản chuyên thu tại các ngân hàng thương mại; mở rộng phạm vi địa bàn bắt buộc chi trả thanh toán cá nhân qua tài khoản tại ngân hàng.
-
DN cần biết
Hoa Kỳ áp dụng biện pháp tự vệ toàn cầu với xơ sợi staple nhân tạo từ polyester
21:52' - 19/11/2024
Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden ban hành quyết định áp dụng biện pháp tự vệ toàn cầu với sản phẩm xơ sợi staple nhân tạo từ polyeste (Fine Denier Polyester Staple Fiber) nhập khẩu vào Hoa Kỳ.
-
DN cần biết
“Tự hào hàng Việt Nam” trên môi trường trực tuyến
16:16' - 19/11/2024
Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia và Online Friday 2024 từ ngày 25/11-1/12, trưng bày sản phẩm chất lượng cao, khẳng định cam kết của Bộ Công Thương đưa hàng Việt chinh phục mọi thị trường.