Xử lý phế liệu nhập khẩu: Rà soát các quy định về tạm nhập tái xuất
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp của thường trực Chính phủ về tình hình nhập khẩu phế liệu và các giải pháp xử lý 1,9 triệu tấn phế liệu đang nằm tồn tại các cảng biển hiện nay, Bộ Công Thương đã đề xuất một số giải pháp nhằm rà soát lại các quy định về tạm nhập tái xuất và siết chặt mọi hoạt động nhập phế liệu vào Việt Nam.
Chia sẻ với phóng viên TTXVN, ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, việc nhập phế liệu không thể cấm hoàn toàn vì một số ngành vẫn cần nguyên liệu cho sản xuất. Tuy nhiên, không vì lý do đó mà Việt Nam lại trở thành bãi thải phế liệu và ảnh hưởng đến môi trường.
Để ngăn chặn tình trạng này, Bộ Công Thương dự kiến sẽ phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng và ban hành danh mục hàng đã qua sử dụng cấm nhập khẩu nhằm ngăn chặn tình trạng nhập khẩu phế liệu dưới dạng hàng đã qua sử dụng.
Cùng với đó, Bộ Công Thương cũng sẽ xem xét việc tạm dừng tạm nhập tái xuất đối với hàng phế liệu. Hơn nữa, theo dõi và ngăn chặn khả năng hàng phế liệu nhập khẩu qua hình thức thương mại biên giới.
Ngoài ra, Bộ cũng sẽ cùng với các Hiệp hội ngành hàng đánh giá nhu cầu phế liệu cần cho sản xuất, khả năng cung ứng phế liệu từ nguồn trong nước, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường đưa ra danh mục phế liệu cấm nhập khẩu, phế liệu hạn chế nhập khẩu theo lộ trình.
Mặt khác, tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm tình trạng mua bán phế liệu trái phép đối với các doanh nghiệp nhập khẩu phế liệu và các làng nghề.
Đáng lưu ý, Bộ Công Thương và Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ cùng họp bàn để xem xét, thẩm định kỹ các dự án đầu tư liên quan đến chế biến phế liệu.
Xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong ngành công thương liên quan đến các mặt hàng phế liệu để làm căn cứ kiểm tra, kiểm soát trong quá trình nhập khẩu và sử dụng phế liệu.
Không những thế, Bộ còn phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ giám sát chặt chẽ việc nhập khẩu thiết bị, máy móc đã qua sử dụng của các doanh nghiệp.
Thống kê cho thấy, hiện cả nước nhập hơn 2 triệu tấn sắt thép phế liệu, kim ngạch hơn 744 triệu USD (đạt hơn 16.900 tỷ đồng).
Đặc biệt, Việt Nam nhập khẩu phế liệu nhiều nhất của Nhật Bản với hơn 546.000 tấn, đạt giá trị kim ngạch 200 triệu USD, thị trường thứ 2 là Hoa Kỳ với lượng nhập phế liệu sắt thép vào khoảng 389.000 tấn, kim ngạch 138 triệu USD.
Bên cạnh việc nhập khẩu sắt thép phế liệu, máy móc, hiện một số phế liệu khác còn được nhập khẩu về Việt Nam trong đó có tàu thuyền cũ, lốp xe ô tô. Hầu hết mặt hàng này đang nằm phần lớn ở các cảng biển, trong đó đặc biệt là các cảng biển quốc tế.
Theo các chuyên gia thương mại, mục đích của việc nhập khẩu lốp ô tô cũ là sơ chế và làm nhiên liệu phục vụ cho các nhà máy sản xuất kính và các sản phẩm thủ công nghiệp.
Tuy nhiên, những sản phẩm này đã và đang gây ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên và gây ô nhiễm môi trường.
Ngoài săm lốp ô tô, nhiều doanh nghiệp Việt Nam và nhất là nhóm doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài còn nhập khẩu hạt nhựa và phế liệu nhựa, bao bì hay một số loại pin đã qua sử dụng về Việt Nam tái chế nhựa thành phẩm.
Qua rà soát, theo dõi của Cục Điều tra chống buôn lậu (Tổng cục Hải quan), các mặt hàng nhựa phế liệu nhập khẩu chủ yếu thu gom từ Mỹ, Nhật, châu Âu, được vận chuyển về Việt Nam, tập trung chủ yếu qua các cảng biển khu vực TP. Hồ Chí Minh (cảng Cát Lái), cảng Hải Phòng, cảng Cái Mép…. Năm 2017, có 54 doanh nghiệp nhập khẩu nhựa phế liệu với tổng số 24.648 container. Riêng 4 tháng đầu năm 2018 có 50 doanh nghiệp nhập khẩu với tổng số 10.689 container.
Hoạt động này đang được Bộ Công Thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý. Chính vì vậy, Bộ Công Thương đang lên kế hoạch cụ thể để cùng các bộ, ngành triển khai quyết liệt các giải pháp nhằm ngăn chặn tình trạng nhập khẩu phế liệu tràn lan, gây nguy cơ ô nhiễm môi trường và ùn tắc tại các cảng./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Xử lý phế liệu nhập khẩu: Vẫn chờ giải pháp
18:02' - 29/07/2018
Sở dĩ phế liệu dồn ứ tại cảng gây ô nhiễm môi trường là vì nhiều chủ hàng hoặc doanh nghiệp nhập khẩu không đến làm thủ tục thông quan
-
Kinh tế Việt Nam
Xử lý phế liệu nhập khẩu: Xây dựng quy chế phối hợp liên ngành
16:05' - 27/07/2018
Nhu cầu nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu trong các ngành sản xuất thép, giấy, nhựa, xi măng … có xu hướng gia tăng. Tổng khối lượng phế liệu nhập khẩu năm 2017 tăng gấp 2 lần so với năm 2016.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Truy đến cùng các container phế liệu nhập khẩu vô thừa nhận
19:11' - 25/07/2018
Chiều 25/7, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về tình hình nhập khẩu phế liệu vào Việt Nam và các giải pháp quản lý.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Đồng loạt triển khai giải phóng mặt bằng xây dựng đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
12:58'
Sáng 9/7, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt chủ trì Phiên họp thứ ba của Ban Chỉ đạo.
-
Kinh tế Việt Nam
Sản xuất công nghiệp tăng trưởng cao nhất từ năm 2020 đến nay
12:57'
Cục Thống kê nhận định sản xuất công nghiệp Việt Nam về cơ bản sẽ tiếp đà tăng trưởng trong nửa cuối năm 2025, dù phải đối phó với nhiều thách thức và chi phí toàn cầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Khai thác tối đa dư địa cho tăng trưởng
12:14'
Để đạt mục tiêu tăng trưởng 8%, 6 tháng cuối năm, các địa phương cần khai thác tối đa các dư địa tăng trưởng, thực hiện đồng bộ, linh hoạt và kịp thời các giải pháp, chính sách phát triển kinh tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng chủ trì Phiên họp thứ 3 Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt
10:11'
Thủ tướng cho rằng, vận tải đường sắt đóng vai trò chủ đạo trên hành lang kinh tế Bắc-Nam, các hành lang vận tải tính của Đông Tây và vận tải hành khách tại các đô thị lớn.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam đóng vai trò cửa ngõ cho Brazil tiếp cận thị trường châu Á
08:39'
Với 16 hiệp định thương mại tự do đang thực thi, Việt Nam đóng vai trò cửa ngõ cho Brazil tiếp cận thị trường châu Á.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất các giải pháp giúp Việt Nam hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng nhanh, bền vững
21:21' - 08/07/2025
Chiều 8/7, Diễn đàn Tăng trưởng Kinh tế Việt Nam 2025 (VEGF) đã đề xuất các giải pháp chiến lược và thực tiễn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cao và bền vững trong bối cảnh mới.
-
Kinh tế Việt Nam
30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Hoa Kỳ: Nhiều điểm nhấn trong thương mại song phương
21:10' - 08/07/2025
Sau 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, Việt Nam và Hoa Kỳ đã mở ra một chương mới, mang ý nghĩa lịch sử trong quan hệ hai nước, nhất là khi nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện.
-
Kinh tế Việt Nam
Dự án thành phần 3 cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu chưa đảm bảo tiến độ cầu vượt ngang
20:12' - 08/07/2025
Dự án thành phần 3 cao tốc Biên Hoà - Vũng Tàu mặc dù đã được thông xe kỹ thuật vào ngày 19/4/2025 nhưng cho đến nay vẫn còn 2 cầu vượt ngang chưa đảm bảo tiến độ.
-
Kinh tế Việt Nam
Tháo gỡ khó khăn hai dự án cao tốc qua Lạng Sơn
20:12' - 08/07/2025
Chiều 8/7, UBND tỉnh Lạng Sơn họp chuyên đề tháo gỡ vướng mắc hai dự án cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng và Đồng Đăng (tỉnh Lạng Sơn) - Trà Lĩnh (tỉnh Cao Bằng).