Cẩn trọng hành vi thỏa thuận ấn định giá trong du lịch
Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia (Bộ Công Thương) cho biết, vào cuối tháng 9/2024, Ủy ban Cạnh tranh Malaysia (MyCC) đã công bố Quyết định cáo buộc 81 doanh nghiệp tại Malaysia tham gia vào hành vi vi phạm Luật cạnh tranh thông qua thỏa thuận ấn định giá sàn trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ du lịch Umrah (hành hương Hồi giáo).
Vụ việc này không chỉ gây xôn xao trong ngành du lịch mà còn tạo ra một cuộc tranh luận về sự cân bằng giữa bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và duy trì môi trường kinh doanh bình đẳng.
Thông tin từ MyCC, doanh nghiệp bị cáo buộc đã tham gia vào các cuộc họp vào đầu năm 2023 dưới sự tổ chức của một hiệp hội đăng ký tại Malaysia. Trong các cuộc họp này, các bên liên quan đã thống nhất về mức giá sàn cho các gói dịch vụ Umrah hạng phổ thông và cao cấp. Sau khi thống nhất, hiệp hội này đã công khai giá sàn này đến người tiêu dùng thông qua phương tiện truyền thông.
Một điểm đáng chú ý là trong số 81 doanh nghiệp bị cáo buộc, có tới 10 doanh nghiệp không được cấp phép cung cấp dịch vụ Umrah. Tuy nhiên, họ vẫn tham gia vào thỏa thuận này, điều này làm tăng tính phức tạp và nghiêm trọng của vụ việc. Theo Luật Cạnh tranh 2010 của Malaysia (Đạo luật 712), việc tham gia thỏa thuận định giá giữa doanh nghiệp được xem là hành vi hạn chế cạnh tranh nghiêm trọng và có thể dẫn đến hình phạt nghiêm khắc. Theo Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia: Thị trường Malaysia là một môi trường kinh doanh năng động nhưng cũng đầy thách thức, đặc biệt với những quy định pháp luật cạnh tranh nghiêm ngặt. Qua vụ việc 81 doanh nghiệp bị cáo buộc tham gia định giá trong ngành du lịch Umrah là một bài học quan trọng cho các doanh nghiệp Việt Nam khi mở rộng hoạt động tại đây. Vì vậy, việc hiểu rõ luật pháp, đảm bảo minh bạch trong kinh doanh, và tuân thủ các quy định cạnh tranh không chỉ giúp doanh nghiệp tránh rủi ro pháp lý mà còn xây dựng uy tín và vị thế bền vững tại thị trường Malaysia. Thực hiện tốt các bài học trên sẽ là chìa khóa để doanh nghiệp Việt Nam phát triển hiệu quả và cạnh tranh thành công trên thị trường quốc tế. Bên cạnh đó, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia khuyến cáo doanh nghiệp Việt Nam cần nghiên cứu kỹ các quy định pháp luật về cạnh tranh tại Malaysia, nhất là điều khoản liên quan đến hành vi phản cạnh tranh. Vì thế, nên tham vấn chuyên gia pháp lý địa phương để đảm bảo mọi hoạt động tuân thủ các quy định hiện hành. Hơn nữa, tránh tham gia vào thỏa thuận hoặc hiệp hội có dấu hiệu phản cạnh tranh. Doanh nghiệp Việt cần cẩn trọng khi tham gia các hiệp hội ngành nghề tại Malaysia. Nếu phát hiện bất kỳ dấu hiệu nào của thỏa thuận ấn định giá hoặc các hành vi hạn chế cạnh tranh, cần lập tức từ chối và thông báo với cơ quan chức năng. Đáng chú ý, các cuộc họp hoặc thảo luận về chính sách giá cả cần được tiến hành độc lập, tránh bất kỳ sự đồng thuận nào với đối thủ cạnh tranh. Ngoài ra, đảm bảo tính độc lập trong việc định giá và ra quyết định kinh doanh. Theo đó, mọi quyết định về giá cả, chiến lược tiếp thị hoặc phân phối sản phẩm phải dựa trên phân tích độc lập của doanh nghiệp; tránh chia sẻ thông tin nhạy cảm như chiến lược giá, dữ liệu khách hàng hoặc kế hoạch kinh doanh với các đối thủ trong ngành. "Các thỏa thuận về giá, ngay cả khi không chính thức, cũng có thể bị coi là vi phạm luật cạnh tranh nếu có bằng chứng cho thấy doanh nghiệp đã tham gia vào hành vi hạn chế thị trường", Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh nhấn mạnh. Mặt khác, đề cao trách nhiệm tuân thủ và quản trị rủi ro pháp lý. Doanh nghiệp Việt Nam cần xây dựng hệ thống quản trị rủi ro để giám sát và đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật tại Malaysia. Thành lập bộ phận pháp chế hoặc làm việc với cố vấn pháp lý chuyên trách để kiểm tra các giao dịch, thỏa thuận kinh doanh. Đặc biệt, tăng cường nhận thức và đào tạo về Luật cạnh tranh. Các doanh nghiệp cần tổ chức các khóa đào tạo định kỳ cho nhân viên, đặc biệt là bộ phận kinh doanh và quản lý cấp cao, để nâng cao nhận thức về các quy định pháp luật tại Malaysia. Đồng thời, áp dụng quy trình đánh giá rủi ro pháp lý trước khi tham gia các giao dịch kinh doanh hoặc liên minh chiến lược tại thị trường nước ngoài. Đáng lưu ý, doanh nghiệp cần hợp tác với cơ quan chức năng khi cần thiết. Trong vụ việc 81 doanh nghiệp, MyCC đã cho phép các bên liên quan giải trình và cung cấp bằng chứng trước khi đưa ra quyết định cuối cùng. Việc hợp tác đầy đủ với cơ quan chức năng có thể giúp giảm nhẹ hậu quả. "Trong trường hợp bị điều tra, doanh nghiệp cần hợp tác với cơ quan chức năng và cung cấp đầy đủ thông tin để chứng minh sự minh bạch trong hoạt động kinh doanh. Lưu giữ hồ sơ chi tiết và minh bạch về các giao dịch kinh doanh để làm bằng chứng nếu cần", Uỷ ban Cạnh tranh quốc gia chỉ rõ.Tin liên quan
-
Kinh tế tổng hợp
Thành phố Hồ Chí Minh định vị thương hiệu điểm đến quốc tế qua du lịch MICE
13:00' - 13/02/2025
Thành phố Hồ Chí Minh đã và đang trở thành điểm đến ngày càng được quan tâm, lựa chọn bởi đa dạng đoàn khách MICE quốc tế.
-
Kinh tế tổng hợp
“Thức giấc” cùng kinh tế đêm: Mỏ vàng của du lịch
18:12' - 12/02/2025
Giá trị của “nền kinh tế dưới ánh đèn điện” đã không ngừng tăng trưởng các năm qua. Trong khi tại Việt Nam, đây vẫn là “mỏ vàng” chưa được khai thác triệt để và hiệu quả.
-
Kinh tế tổng hợp
Khẳng định vị thế Đà Nẵng - điểm đến lý tưởng cho du lịch MICE
16:13' - 12/02/2025
Sở Du lịch Đà Nẵng cho biết, ngay từ đầu năm 2025, thị trường khách du lịch MICE đã khởi động sôi nổi, là một tín hiệu góp phần tiếp tục khẳng định vị thế Đà Nẵng - Điểm đến lý tưởng cho du lịch MICE.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Thép cuộn cán nóng (HRC) của Hòa Phát chính thức không bị EU áp thuế chống bán phá giá
21:30' - 18/07/2025
Việc thép HRC của Hòa Phát không bị EU áp thuế chống bán phá giá phản ánh năng lực nội tại và kinh nghiệm pháp lý quốc tế của Hòa Phát.
-
DN cần biết
Xây dựng chiến lược xuất khẩu hiệu quả cho các loại trái cây tiềm năng
17:20' - 18/07/2025
Ngành nông nghiệp cần định vị, nâng tầm giá trị và kim ngạch xuất khẩu cho các loại trái cây tiềm năng khác như chanh dây, chuối, dứa, dừa.
-
DN cần biết
Trung Quốc tăng cường bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
11:02' - 18/07/2025
Trung Quốc tăng cường bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
-
DN cần biết
Doanh nghiệp Việt sẽ tiếp tục tham gia Hội chợ Thương mại điện tử toàn cầu lần thứ 4
18:59' - 16/07/2025
Bộ Công Thương Việt Nam sẽ tiếp tục tổ chức đoàn doanh nghiệp tham gia Hội chợ Thương mại điện tử toàn cầu lần thứ 4 (GDTE 2025), diễn ra từ ngày 23-29/9 tại thành phố Hàng Châu, Trung Quốc.
-
DN cần biết
Xúc tiến thương mại bài bản giúp hàng Việt chinh phục thị trường Hoa Kỳ
16:06' - 16/07/2025
Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam trong nhiều năm qua, nhưng cũng là thị trường có hàng rào kỹ thuật, thuế quan và quy định nhập khẩu nghiêm ngặt bậc nhất thế giới.
-
DN cần biết
Nhà máy tại Việt Nam: "Cứ điểm" xuất khẩu quan trọng của Kumho Tire
15:11' - 16/07/2025
Đối với Kumho Tire, nhà máy tại Việt Nam là cơ sở tiên phong cho hoạt động xuất khẩu sang Bắc Mỹ và châu Âu.
-
DN cần biết
Bàn giao quyền đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại FPT Telecom về Bộ Công an
11:26' - 16/07/2025
Lễ bàn giao quyền đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT (FPT Telecom) từ Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) về Bộ Công an đã diễn ra tại Hà Nội.
-
DN cần biết
Bộ Công Thương ban hành bộ thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực xuất nhập khẩu
17:06' - 15/07/2025
Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 1845/QĐ-BCT về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành và sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực xuất nhập khẩu.
-
DN cần biết
Hoa Kỳ điều tra chống lẩn tránh thuế đồ đựng nhôm xuất xứ Việt Nam
16:53' - 15/07/2025
Cục Phòng vệ thương mại khuyến nghị các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu sản phẩm nói trên rà soát các hoạt động xuất khẩu các sản phẩm bị điều tra sang Hoa Kỳ.