Canada cân nhắc bổ sung hàng hóa vào danh sách chịu thuế trả đũa
Hồi tháng Bảy năm ngoái, Canada đã đáp trả Mỹ bằng việc áp thuế trả đũa lên số hàng hóa trị giá 16,6 tỷ đôla Canada (12,5 tỷ USD) của Mỹ, trong đó có nước cam, nước xốt cà chua và rượu uýt-ki ngô, sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump áp mức thuế nhập khẩu 25% đối với thép và 10% đối với nhôm.
Phát biểu với báo giới tại Washington ngày 8/4, Đại sứ Canada tại Mỹ, David MacNaughton cho biết một số lượng đáng kể hàng nông sản của Mỹ như táo, thịt lợn và rượu vang có thể được bổ sung vào danh sách chịu thuế trả đũa.Tuy nhiên, ông nói động thái này không nên hiểu là sự leo thang căng thẳng thương mại mà là để bù vào phần thiếu hụt ,khi Canada bãi bỏ thuế đối với số hàng hóa trị giá trên 285 triệu đôla Canada từ Mỹ.
Tháng trước, bà Freeland cho biết Canada sẽ không phê chuẩn Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ phiên bản 2.0 với Mỹ và Mexico cho đến khi thuế nhập khẩu mà Mỹ đánh vào nhôm và thép được dỡ bỏ bởi điều này là trái quy định và không công bằng. Cũng liên quan đến quan hệ thương mại giữa Canada và Mỹ, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) ngày 9/4 đã ra phán quyết ủng hộ một phần đối với Canada trong tranh cãi với Mỹ về thuế chống bán phá giá áp lên gỗ mềm xẻ nhập khẩu. Một ủy ban của Cơ quan giải quyết tranh chấp thuộc WTO đã ra phán quyết rằng trong phương pháp tính thuế, Mỹ đã hành động mâu thuẫn với thỏa thuận quốc tế về chống bán phá giá.Theo phán quyết, ban giải quyết tranh chấp WTO đã đồng ý với Canada rằng với việc Mỹ sử dụng phương pháp tính thuế hiện nay là "hành động không nhất quán" với một thỏa thuận quốc tế về chống bán phá giá.
Tuy nhiên, phán quyết bác bỏ một số lập luận khác của Canada, trong đó có cáo buộc cách tính biên độ phá giá bằng phương pháp "zeroing" (quy về O) của Mỹ vi phạm các quy định thương mại quốc tế. Thay vào đó, phán quyết nhất trí với Mỹ rằng phép tính này được phép sử dụng trong trường hợp có nghi ngờ về hành động bán phá giá.
Công thức "zeroing" là phương pháp gây tranh cãi nhất trong thực tiễn áp dụng biện pháp chống bán phá giá trên thế giới, đặc biệt là Mỹ - quốc gia thường xuyên sử dụng phương pháp này khi tính toán biên độ phá giá. Cách tính này được cho là gây bất lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu do đẩy thuế nhập khẩu hàng hóa lên cao hơn.
Canada và Mỹ sẽ có 60 ngày để kháng cáo.
Hai nước bất đồng về gỗ xẻ mềm trong hơn ba thập niên và Canada đã khởi kiện Mỹ lên WTO vào tháng 11/2017, sau khi Bộ Thương mại Mỹ áp mức thuế 18,19% lên sản phẩm nhập khẩu này.
Theo ước tính, hiện có khoảng 230.000 người lao động Canada làm việc trong ngành lâm nghiệp và có tới 70% số gỗ xẻ của Canada xuất sang thị trường Mỹ.
Xem thêm:Tin liên quan
-
Tài chính
Ngoại trưởng Canada muốn Mỹ dỡ bỏ thuế quan đánh vào nhôm, thép
13:54' - 04/04/2019
Ngoại trưởng Canada Chrystia Freeland ngày 3/4 bày tỏ mong muốn Mỹ sẽ dỡ bỏ thuế quan đánh vào các mặt hàng nhôm, thép của Mexico và Canada.
-
Kinh tế Thế giới
Mexico kêu gọi Mỹ xóa bỏ thuế nhập khẩu nhôm, thép
12:40' - 26/03/2019
Chính phủ Mexico đã lên tiếng phản đối đề xuất của Mỹ về việc áp hạn ngạch đối với thép và nhôm, đồng thời một lần nữa kêu gọi Washington xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với các mặt hàng trên của nước này.
-
Hàng hoá
Ngành nhôm trong nước chịu sức ép từ nhôm ngoại
13:09' - 22/03/2019
Hiện nay, không chỉ riêng ngành thép mà ngành nhôm trong nước cũng phải chịu sức ép lớn từ lượng sản xuất dư thừa từ Trung Quốc.
-
Hàng hoá
Giá đồng và nhôm tăng nhờ thông báo cắt giảm thuế của Trung Quốc
21:08' - 19/03/2019
Giá đồng và nhôm tăng trong ngày 19/3 nhờ thông báo của Trung Quốc về việc cắt giảm thuế đối với các nhà chế tạo kể từ tháng 4/2019 và những dự đoán về tăng trưởng kinh tế cao hơn của Trung Quốc.
-
Doanh nghiệp
Cổ phiếu công ty nhôm lớn nhất thế giới sụt giảm vì tấn công mạng
16:36' - 19/03/2019
Norsk Hydro, một trong những công ty sản xuất nhôm lớn nhất thế giới, đã bị tấn công mạng trong ngày 19/3, khiến hoạt động của công ty bị ảnh hưởng và giá cổ phiếu sụt giảm.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Fed: Nợ công của Mỹ là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính
14:29' - 24/11/2024
Theo nhận định từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), nợ công của nước này hiện là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính, vượt qua cả vấn đề lạm phát cao dai dẳng.
-
Kinh tế Thế giới
Hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam
09:26' - 24/11/2024
Đại sứ Ngô Minh Nguyệt khẳng định sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam, đặc biệt trong xuất khẩu các mặt hàng có thế mạnh của địa phương này
-
Kinh tế Thế giới
10 sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua
09:25' - 24/11/2024
Giá vàng thế giới tăng mạnh nhất gần hai năm qua, đồng bitcoin tăng giá khoảng 130%, đồng USD áp sát mức cao nhất trong 13 tháng... là trong những sự kiện kinh tế thế giới nổi bật trong tuần qua.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc: Phát hiện mỏ vàng trữ lượng siêu lớn ở tỉnh Hồ Nam
20:39' - 23/11/2024
Mỏ mới ở độ sâu 2.000m bên dưới mỏ vàng Wangu ở huyện Bình Giang.
-
Kinh tế Thế giới
Các nhà điều hành kinh tế trong chính phủ của Tổng thống đắc cử Donald Trump
15:46' - 23/11/2024
Ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã đề cử nhà đầu tư Scott Bessent làm Bộ trưởng Tài chính trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống đắc cử Mỹ công bố loạt đề cử nhân sự mới
10:55' - 23/11/2024
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã công bố một loạt đề cử nhân sự trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc thiết lập cơ chế liên ngành kinh tế đối ngoại để ứng phó thay đổi chính sách từ Mỹ
08:46' - 23/11/2024
Chính phủ Hàn Quốc đang nỗ lực nhằm ổn định nền kinh tế và đảm bảo sinh kế cho người dân.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia tăng biện pháp trả đũa EU
19:36' - 22/11/2024
Ngày 22/11, Trung Quốc mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ EU, bao gồm các chương trình trợ cấp của EU và của các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Italy và Hà Lan.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Thái Lan phê duyệt kế hoạch kích thích kinh tế
18:26' - 22/11/2024
Ủy ban chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ Thái Lan do Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra làm Chủ tịch đã phê duyệt kế hoạch 5 điểm nhằm thúc đẩy nền kinh tế đất nước trong cả ngắn và dài hạn.