Căng thẳng ngoại giao tại vùng Vịnh: Thổ Nhĩ Kỳ không ủng hộ trừng phạt Qatar
Hãng thông tấn Anadolu của Thổ Nhĩ Kỳ dẫn lời Tổng thống Erdogan nhấn mạnh: "Các nỗ lực nhằm cô lập Qatar sẽ không giải quyết được vấn đề".
Tuyên bố trên được đưa ra sau khi một loạt quốc gia, gồm Saudi Arabia, Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), Bahrain, Ai Cập, Yemen, Libya, Mauritania và Maldives, quyết định cắt đứt quan hệ ngoại giao với Qatar vì cáo buộc nước này "hỗ trợ các nhóm khủng bố", điều mà chính phủ Qatar đã lên tiếng bác bỏ.
Chính phủ Jordan cũng đang cân nhắc quyết định hạ cấp quan hệ ngoại giao với Qatar.
Tổng thống Erdogan khẳng định: "Các diễn biến trên không tốt cho bất cứ quốc gia nào trong khu vực, nhất là vào thời điểm chúng ta cần đoàn kết và hợp tác hơn bao giờ hết".
Ông cho biết Ankara mong muốn phát triển quan hệ với Qatar cũng như với tất cả những nước bạn bè đã ủng hộ Thổ Nhĩ Kỳ trong thời khắc khó khăn nhất, ý muốn nói tới cuộc đảo chính quân sự hồi năm 2016.
Thổ Nhĩ Kỳ vốn có quan hệ mật thiết với Qatar nhưng cũng có quan hệ tốt đẹp với các nước khác ở vùng Vịnh, đặc biệt là Saudi Arabia.
Ông Erdogan kêu gọi các nước thành viên Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC) giải quyết vấn đề thông qua đối thoại.
Cùng ngày, ông cũng đã có các cuộc điện đàm với lãnh đạo Nga, Pháp, Jordan và Liban nhằm nỗ lực tìm cách hóa giải căng thẳng tại vùng Vịnh.
Tuyên bố của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ được đưa ra sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump viết trên Twitter sáng cùng ngày thể hiện ủng hộ các nỗ lực cô lập Qatar.
Ông Donald Trump bày tỏ rất vui khi thấy chuyến công du Saudi Arabia của ông vừa qua "đã được đền đáp".
Ông viết: "Họ (Saudi Arabia) cam kết sẽ cứng rắn với những nước tài trợ cho chủ nghĩa cực đoan... và đây có thể là sự khởi đầu cho việc chấm dứt sự khủng khiếp của chủ nghĩa khủng bố".
Phản ứng về những dòng Twitter trên, Ngoại trưởng Qatar Mohammed bin Abdulrahman al-Thani bác bỏ mọi hành động tài trợ cho chủ nghĩa khủng bố, đồng thời nhấn mạnh "không có bằng chứng nào cho thấy Chính phủ Qatar hỗ trợ các phần tử Hồi giáo cực đoan".
Ông al-Thani cho biết Qatar sẵn sàng đối thoại để giải quyết cuộc khủng hoảng với các nước láng giềng trong vùng Vịnh.
Giới chuyên gia cảnh báo cuộc khủng hoảng vùng Vịnh có thể gây ra những hậu quả trên diện rộng, không chỉ đối với Qatar và người dân nước này, mà đối với toàn khu vực Trung Đông, cũng như các lợi ích của phương Tây.
Khoảng 10.000 nhân viên quân sự đang đồn trú tại căn cứ không quân Al-Udei cả Mỹ tại Qatar, nơi được xem là đóng vai trò quan trọng trong cuộc chiến do Mỹ đứng đầu nhằm chống tổ chức "Nhà nước Hồi giáo" (IS) tự xưng.
Qatar cũng là một nước đóng vai trò quan trọng về ngoại giao trong khu vực và là nhà đầu tư quốc tế lớn.
Nước này sẽ đăng cai VCK giải Vô địch Bóng đá Thế giới (World Cup) vào năm 2022.
Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế (IATA) kêu gọi các nước khôi phục các liên hệ đường không với Qatar, cảnh báo về sự đình trệ lớn trong vận tải hàng không khi một loạt nước ngừng các chuyến bay tới Qatar.
Giám đốc Chương trình quan hệ chính trị với các quốc gia vùng Vịnh tại Đại học Washington, ông Simon Henderson cảnh báo việc cô lập ngoại giao Qatar có thể là sự khởi đầu của một cuộc chiến tranh mới.
Theo ông, Washington có thể đóng vai trò quan trọng trong việc xoa dịu tình hình có khả năng bùng nổ này, khi Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson là từng lãnh đạo tập đoàn ExxonMobil - công ty nước ngoài chính hoạt động trong lĩnh vực năng lượng ở Qatar.
Tuy nhiên, Mỹ có khả năng không đóng vai trò trung gian hòa giải cuộc khủng hoảng ngoại giao hiện nay.
Một quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết Washington tin rằng tốt nhất là các nước trong khu vực tự giải quyết cuộc khủng hoảng này.
Người phát ngôn này chỉ nhấn mạnh Mỹ đang tìm cách giải quyết cuộc xung đột này và đảm bảo rằng Mỹ và các đối tác Arab vẫn đoàn kết trong nỗ lực chống chủ nghĩa cực đoan và khủng bố.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Căng thẳng ngoại giao tại vùng Vịnh: Qatar sẵn sàng đàm phán
08:15' - 07/06/2017
Ngày 6/6, Bộ trưởng Ngoại giao Qatar Mohammed bin Abdulrahman al-Thani cho biết Qatar sẵn sàng tổ chức đối thoại để giải quyết cuộc khủng hoảng với các nước láng giềng trong vùng Vịnh.
-
Tài chính & Ngân hàng
Tổng thống Mỹ, Nga kêu gọi giải quyết căng thẳng của các nước vùng Vịnh
08:08' - 07/06/2017
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Nga Vladimir Putin kêu gọi giải quyết căng thẳng của các nước vùng Vịnh.
-
Kinh tế & Xã hội
Căng thẳng ngoại giao tại vùng Vịnh: Algeria, Pháp kêu gọi các bên liên quan đối thoại
19:28' - 06/06/2017
Ngày 6/6, Algeria đã bày tỏ "quan ngại sâu sắc" sau khi một số quốc gia Arab cắt đứt ngoại giao với Qatar, đồng thời kêu gọi các nước liên quan giải quyết bất đồng với Doha thông qua đối thoại.
-
Kinh tế Thế giới
Căng thẳng ngoại giao tại vùng Vịnh: Hoạt động xuất khẩu nhôm của Qatar bị đình trệ
15:46' - 06/06/2017
Ngày 6/6, công ty năng lượng Norsk Hydro của Na Uy cho biết hoạt động xuất khẩu nhôm của hãng Qatalum của Qatar đã bị ngừng lại.
-
Kinh tế Thế giới
Căng thẳng ngoại giao tại vùng Vịnh: Mỹ cam kết làm dịu tình hình
11:30' - 06/06/2017
Ngày 5/6, Nhà Trắng tuyên bố Mỹ cam kết xoa dịu căng thẳng đang leo thang ở vùng Vịnh sau khi một loạt quốc gia Arab quyết định cắt đứt quan hệ ngoại giao với Qatar.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Các ngân hàng lớn tăng dự báo suy thoái của nền kinh tế đầu tàu thế giới
21:20' - 07/04/2025
Ngân hàng Goldman Sachs đã tăng dự báo suy thoái của Mỹ từ 35% lên 45%.
-
Kinh tế Thế giới
Anh nới lỏng các quy định về xe điện trước tác động từ thuế quan của Mỹ
18:11' - 07/04/2025
Động thái này được đưa ra sau khi chính phủ thực hiện cuộc tham vấn kéo dài hai tháng với ngành ô tô về mục tiêu xe không phát thải của nước này.
-
Kinh tế Thế giới
Đức: Thủ tướng tương lai kêu gọi phản ứng nhanh chóng trước thuế quan của Mỹ
18:08' - 07/04/2025
Là một quốc gia xuất khẩu lớn, Đức đặc biệt dễ bị ảnh hưởng bởi thuế quan, báo hiệu thêm rắc rối cho nền kinh tế Đức vốn đã trì trệ.
-
Kinh tế Thế giới
"Bóng ma" suy thoái rình rập: Mỹ có “gánh” nổi hệ quả chính sách?
13:51' - 07/04/2025
Trong tuần qua, giá trị cổ phiếu chu kỳ toàn cầu kém hơn cổ phiếu phòng thủ toàn cầu khoảng 8 điểm phần trăm - khoảng cách lớn nhất kể từ khi bắt đầu lệnh phong tỏa do đại dịch COVID-19 vào năm 2020.
-
Kinh tế Thế giới
Chính sách thuế của Mỹ: Thủ tướng Nhật Bản sẵn sàng sang Mỹ đàm phán
13:49' - 07/04/2025
Thủ tướng Ishiba mô tả việc Tổng thống Trump áp thuế đối với ô tô nhập khẩu, ngành công nghiệp trọng yếu của Nhật Bản, là điều “rất đáng thất vọng”.
-
Kinh tế Thế giới
Chính sách thuế của Mỹ: Thủ tướng Malaysia kêu gọi thiết lập thỏa thuận chung cho ASEAN
13:46' - 07/04/2025
Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim cho rằng các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cần cùng nhau thiết lập một thỏa thuận chung để đối phó với chính sách thuế quan mới của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Chính sách thuế của Mỹ: Anh công bố gói hỗ trợ ngành ô tô
12:22' - 07/04/2025
Ngày 6/4, Chính phủ Anh đã công bố gói hỗ trợ toàn diện cho ngành ô tô của nước này trước áp lực ngày càng tăng từ các mức thuế cao của Mỹ và xu hướng chuyển dịch toàn cầu sang xe điện (EV).
-
Kinh tế Thế giới
Chính sách thuế của Mỹ: Hơn 50 quốc gia liên hệ với Nhà Trắng để đàm phán
06:00' - 07/04/2025
Ngày 6/4, trả lời phỏng vấn trên chương trình "This Week" của ABC News, Giám đốc Hội đồng Kinh tế quốc gia Mỹ Kevin Hassett cho biết hơn 50 quốc gia đã liên hệ với Nhà Trắng để đàm phán thương mại.
-
Kinh tế Thế giới
Malaysia và Indonesia không áp thuế trả đũa Mỹ
21:59' - 06/04/2025
Malaysia và Indonesia khẳng định sẽ không trả đũa quyết định của Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt thuế quan thương mại.