Cập nhật COVID sáng 14/7: Tổng số ca nhiễm tại Mỹ lên tới gần 3,5 triệu người
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến gần 8h sáng 14/7 (theo giờ Việt Nam), thế giới đã ghi nhận tổng cộng 13.229.600 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, trong đó có 574.981 ca tử vong. Số bệnh nhân phục hồi hiện nay là 7.691.451 người.
Mỹ vẫn là tâm dịch của thế giới với 3.479.388 ca nhiễm và 138.247 ca tử vong, tiếp theo là Brazil với 1.887.959 ca nhiễm và 72.921 ca tử vong, Ấn Độ có 907.645 ca nhiễm và 23.727 ca tử vong, Nga có 733.699 ca nhiễm và 11.439 ca tử vong...
Tại Mỹ, Thống đốc bang California, ông Gavin Newsom ngày 13/7 đã công bố kế hoạch ngừng mở cửa trở lại nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh do số ca mắc COVID-19 mới ở bang miền Tây nước Mỹ này đang gia tăng mạnh.Theo đó, bang California sẽ đóng cửa mọi hoạt động trong nhà tại các nhà hàng, nhà máy sản xuất rượu vang, rạp chiếu phim, sở thú và phòng chơi game. Trong khi đó, các quán bar buộc phải đóng cửa tất cả mọi hoạt động.
Trong khi đó, các doanh nghiệp ở ít nhất 30 hạt bị ảnh hưởng nặng nề nhất của bang sẽ bị buộc phải ngừng các hoạt động trong nhà tại các trung tâm thể dục, địa điểm cầu nguyện, các văn phòng không cần thiết, tiệm cắt tóc và các trung tâm thương mại.
Quyết định trên sẽ ảnh hưởng tới khoảng 80% dân số sinh sống tại những địa phương này. Theo số liệu của nhật báo New York Times, bang California đã ghi nhận tổng cộng 331.626 ca mắc COVID-19, cao thứ hai trên toàn quốc, trong đó có hơn 7.000 người tử vong.
Trong khi đó, tại Canada, tỉnh bang Ontario cũng vừa công bố kế hoạch mở cửa giai đoạn 3, cho phép các nhà hàng, quán bar được cung cấp các dịch vụ ở không gian trong nhà, các phòng tập thể thao cũng được hoạt động trở lại.
Theo quy định mới, số người được phép tụ tập được tăng lên mức tối đa 50 người ở không gian trong nhà và 100 người ở không gian ngoài trời.
Cụ thể, từ ngày 17/7, phần lớn các khu vực thuộc Ontario (trừ khu vực Đại đô thị Toronto, Hamilton, Niagara, và Windsor-Essex) sẽ bước vào giai đoạn 3 của kế hoạch mở cửa trở lại nền kinh tế.
Theo thông báo của chính quyền tỉnh bang, tại các quán bar, nhà hàng, các phòng tập thể thao, các khách hàng cũng phải tuân thủ quy định giãn cách.
Đáng chú ý là các nhà hàng chưa được phép phục vụ buffet. Các phòng triển lãm nghệ thuật, vườn thú, viện bảo tàng, rạp chiếu phim, cũng sẽ được hoạt động trở lại nhưng phải tuân thủ các quy định về y tế công cộng. Các trung tâm hội nghị, các sân chơi cũng được phép mở cửa trở lại.
Giới chức Ontario khuyến nghị để đảm bảo kế hoạch mở cửa giai đoạn 3 được thành công, người dân cần tuân thủ các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh, như thực hiện giãn cách xã hội, rửa tay thường xuyên, làm việc tại nhà nhiều nhất có thể.
Theo thống kê chính thức, Canada hiện có 107.590 ca mắc COVID-19, trong đó có 8.783 ca tử vong.
Tại Argentina, Bộ Y tế nước này thông báo đã ghi nhận thêm 2.657 ca nhiễm mới trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca mắc COVID-19 lên 100.166 người, trong đó có 1.859 ca tử vong.
Khoảng hơn 91% các ca mắc COVID-19 tại Argentina được ghi nhận ở thủ đô Buenos Aires và các vùng đô thị lân cận.
Chính vì vậy, đây cũng là những khu vực mà chính phủ Argentina tiếp tục siết chặt các biện pháp giãn cách xã hội nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh.
Tại Bolivia, Ngoại trưởng Chính phủ lâm thời Bolivia Karen Longaric Rodriguez cho biết bà đã có kết quả dương tính với virus SARS-Cov-2.
Theo thông cáo công bố trên mạng Twitter, Ngoại trưởng Longaric cho hay bà không có các triệu chứng điển hình của COVID-19 và vẫn đang trong tình trạng sức khỏe ổn định. Quan chức của chính phủ tạm quyền Bolivia cho biết sẽ tự tiến hành cách ly tại nhà và tiếp nhận các biện pháp chữa trị thích hợp.
Trước đó, một loạt quan chức cấp cao của chính phủ lâm thời Bolivia cũng đã được chẩn đoán mắc COVID-19, bao gồm Tổng thống lâm thời Jeanine Áñez, Bộ trưởng Y tế Eidy Roca, Chánh văn phòng phủ Tổng thống Yerko Núñez và mới đây nhất là Bộ trưởng Kinh tế Oscar Ortiz.
Theo số liệu cập nhật của Bộ Y tế Bolivia, tính tới nay quốc gia Nam Mỹ này đã ghi nhận 48.187 ca mắc COVID-19 trong đó có 1.807 ca tử vong.
Tại châu Âu, Nga từ ngày 15/7 sẽ bỏ quy định cách ly 2 tuần đối với người nhập cảnh. Tuy nhiên, những người này phải trình giấy chứng nhận không bị nhiễm virus SARS-CoV-2 khi nhập cảnh.
Trong trường hợp không có các giấy chứng nhận y tế, người nước ngoài sẽ phải làm xét nghiệm virus SARS-COV-2 tại Nga trong vòng 3 ngày và phải thanh toán tiền xét nghiệm theo luật pháp Nga.
Bên cạnh đó, đối với tất cả các công dân Liên bang Nga, trong vòng 3 ngày kể từ thời điểm về nước, cũng phải tiến hành làm xét nghiệm.
Người sử dụng lao động có nghĩa vụ phải thông báo cho người lao động ra nước ngoài về sự cần thiết phải tiến hành các xét nghiệm như vậy sau khi trở về nước, cũng như phải kiểm tra xem người nước ngoài có các giấy chứng y tế khẳng định âm tính với SARS-COV-2 hay không trước khi sử dụng họ vào mục đích lao động.
Trong bối cảnh dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp trên thế giới, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã cảnh báo rằng có quá nhiều nước đang hành động tùy tiện trong đối phó với đại dịch COVID-19, đồng nghĩa với khả năng sẽ không thể sớm quay trở lại trạng thái bình thường.
Sau khi ghi nhận 230.000 ca mắc COVID-19 mới chỉ trong một ngày được báo cáo hôm 12/7, WHO cho rằng đại dịch sẽ chỉ diễn biến tồi tệ hơn trừ phi người dân tuân thủ các nguyên tắc cơ bản như dãn cách xã hội, rửa tay, đeo khẩu trang và ở nhà nếu bị ốm.
Theo Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus, một số nước nới lỏng lệnh phong tỏa hiện đang phải chứng kiến sự bùng phát trở lại của virus SARS-CoV-2 vì không tuân thủ các phương pháp đã được kiểm chứng nhằm giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm.
Ông Tedros nhận định nếu chính phủ các nước không thực thi một chiến lược toàn diện nhằm ngăn chặn virus lây lan và người dân không tuân thủ các nguyên tắc cơ bản thì chỉ có một khả năng là dịch bệnh sẽ diễn biến ngày càng tồi tệ hơn./.
Tin liên quan
-
Ý kiến và Bình luận
WHO: Quá nhiều nước đi sai hướng trong đối phó với đại dịch COVID-19
07:55' - 14/07/2020
Ngày 13/7, WHO đã cảnh báo có quá nhiều nước đang hành động tùy tiện trong đối phó với đại dịch COVID-19, đồng nghĩa với khả năng sẽ không thể sớm quay trở lại trạng thái bình thường.
-
Kinh tế & Xã hội
Khả năng miễn dịch với COVID-19 có thể biến mất sau vài tháng
20:09' - 13/07/2020
Các bệnh nhân viêm đường hô hấp cấp COVID-19 có thể mất khả năng miễn dịch và đối mặt nguy cơ tái nhiễm chỉ trong vòng vài tháng sau khi hồi phục.
-
Kinh tế Thế giới
Số ca tử vong vì COVID-19 tại Mexico cao thứ 4 thế giới
11:05' - 13/07/2020
Mexico đã có thêm 276 ca tử vong do COVID-19, nâng tổng số lên 35.006 ca tử vong. Với sự gia tăng này, Mexico đã vượt Italy trở thành quốc gia có số ca tử vong cao thứ 4 thế giới.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Loạt số liệu ấn tượng cho mùa mua sắm cuối năm 2024
12:34'
Một loạt báo cáo của các công ty theo dõi thị trường cho thấy hoạt động bán hàng trực tuyến tiếp tục tăng trưởng ấn tượng trên toàn cầu trong mùa mua sắm cuối năm.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Hàn Quốc tuyên bố dỡ bỏ tình trạng thiết quân luật
08:03'
Rạng sáng 4/12 theo giờ địa phương, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol đã tuyên bố dỡ bỏ Thiết quân luật.
-
Kinh tế Thế giới
Cuộc đua công nghệ xanh toàn cầu: EU mạnh tay đầu tư
07:48'
Liên minh châu Âu (EU) sẽ dành 4,6 tỷ euro để hỗ trợ sản xuất pin xe điện, sản xuất hydro tái tạo và các công nghệ giảm phát thải carbon khác.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Trung Quốc duy trì đà tăng trưởng trong quý IV/2024
07:00'
Nền kinh tế Trung Quốc dự kiến sẽ duy trì đà tăng trưởng trong quý IV/2024, đáp ứng kịp thời các mục tiêu tăng trưởng mà Chính phủ nước này đã đề ra.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Hàn Quốc ban bố lệnh thiết quân luật khẩn cấp
22:11' - 03/12/2024
Theo hãng tin Yonhap, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol ngày 3/12 đã ban bố tình trạng thiết quân luật, cáo buộc phe đối lập “có các hoạt động chống nhà nước và âm mưu nổi loạn”.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc siết chặt xuất khẩu các mặt hàng lưỡng dụng sang Mỹ
17:46' - 03/12/2024
Theo Tân Hoa xã, Bộ Thương mại Trung Quốc đã công bố các biện pháp siết chặt kiểm soát việc xuất khẩu mặt hàng lưỡng dụng sang Mỹ, trong đó có gali, germani, antimon và vật liệu siêu cứng.
-
Kinh tế Thế giới
EU và MERCOSUR có thể chưa ký được FTA
17:28' - 03/12/2024
Sự vắng mặt của người đứng đầu EC von der Leyen tại Hội nghị thượng đỉnh MERCOSUR làm dấy lên nghi ngờ FTA giữa EU và MERCOSUR có thể không được ký kết trong những ngày tới.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ sẽ ngăn chặn tập đoàn thép Nhật Bản thâu tóm US Steel
14:45' - 03/12/2024
Ngày 2/12, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump tuyên bố ông sẽ "ngăn chặn" kế hoạch của tập đoàn thép Nippon Steel (Nhật Bản) mua lại tập đoàn thép US Steel của Mỹ với giá 14,9 tỷ USD.
-
Kinh tế Thế giới
Ba công nghệ đột phá để truy xuất nguồn gốc thực phẩm
12:13' - 03/12/2024
Blockchain tạo ra luồng dữ liệu độc lập và có thể kiểm toán dọc theo chuỗi giá trị, qua đó đảm bảo tính xác thực.