Cập nhật COVID sáng 19/7: Thế giới có gần 14,5 triệu ca nhiễm SARS-CoV-2
Theo số liệu thống kê của trang worldometers.info, cập nhật đến khoảng 8h30 sáng 19/7 (theo giờ Việt Nam), tổng số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 trên toàn cầu là 14.422.468 ca, trong đó có 604.823 ca từ vong.
Mỹ vẫn là quốc gia chịu tác động mạnh nhất của dịch bệnh với 3.833.271 ca nhiễm và 142.877 ca tử vong; Tiếp đó đến Brazil với 2.075.246 ca nhiễm và 78.817 ca tử vong; Ấn Độ 1.077.864 ca nhiễm và 26.828 ca tử vong.
Trong khi đó, theo Đại học Johns Hopkins, Mỹ ngày 18/7 ghi nhận 60.207 ca nhiễm mới và 832 ca tử vong trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca nhiễm ở nước này lên 3.698.209 ca với 139.960 ca tử vong.
Số ca nhiễm gia tăng ở khu vực Sun Belt của Mỹ, trải dài khắp miền Nam, từ bang Florida tới California. Số ca nhiễm gia tăng đã buộc một số bang rút lại việc nới lỏng các biện pháp hạn chế hoặc áp đặt các biện pháp phòng dịch chặt chẽ hơn.
Trong bối cảnh số ca mắc và tử vong tại Brazil tiếp tục tăng mạnh, Tổng thống nước này Jair Bolsonaro cho rằng các biện pháp giãn cách xã hội nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19 đang bóp nghẹt và giết chết nền kinh tế quốc gia Nam Mỹ này.
Theo nhà lãnh đạo Brazil, nếu người dân không có việc làm, không có lương thì họ sẽ chết đói và đó là những hệ quả của việc siết chặt các biện pháp cách ly mà chính quyền nhiều bang trong cả nước đang áp dụng.
Tại khu vực châu Phi, Chính phủ Nam Phi quyết định điều chỉnh thời gian cách ly bắt buộc đối với những bệnh nhân có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2 từ 14 ngày xuống còn 10 ngày, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 18/7.
Bộ trưởng Y tế Zweli Mkhize cho biết theo quy định mới, đối với những người có kết quả xét nghiệm dương tính nhưng không có triệu chứng, thời gian cách ly là 10 ngày tính từ sau ngày có kết quả xét nghiệm dương tính; những bệnh nhân COVID-19 với triệu chứng nhẹ, thời gian cách ly là 10 ngày tính từ thời điểm triệu chứng khởi phát; với những bệnh nhân nặng, thời gian cách ly cũng là 10 ngày tính từ khi bệnh nhân đã ổn định các điều kiện lâm sàng.
Theo Bộ trưởng Mkhize, quyết định trên được đưa ra dựa trên bằng chứng cho thấy hầu hết bệnh nhân mắc COVID-19 với triệu chứng nhẹ có thể bình phục hoàn toàn trong khoảng từ 7 đến 12 ngày.
Đối với những trường hợp này, nghiên cứu cho thấy khoảng 8-9 ngày sau khi xuất hiện triệu chứng, kết quả xét nghiệm mới ghi nhận dương tính.
Thời gian lây nhiễm ở bệnh nhân nhiễm COVID-19 với triệu chứng nặng (phải nhập viện do không ổn định lâm sàng) hiện vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ.
Nhìn chung, những bệnh nhân mắc bệnh COVID-19 với triệu chứng nặng cần thời gian dài hơn để loại bỏ virus khỏi cơ thể so với bệnh nhân mắc bệnh nhẹ. Do đó, để đảm bảo yêu cầu dịch tễ, Bộ Y tế khuyến cáo những bệnh nhân nặng cần được cách ly 10 ngày sau khi ổn định lâm sàng, thay vì 10 ngày sau khi khởi phát triệu chứng.
Tính đến hết ngày 18/7, Nam Phi đã ghi nhận 350.879 ca mắc COVID-19 (tăng 13.285 ca so với một ngày trước đó) với 4.948 ca tử vong và 182.230 ca bình phục (chiếm 52%).
Còn tại Algeria, Thủ tướng Abdelaziz Djerad cho biết cuộc khủng hoảng do đại dịch COVID-19, dẫn đến giá dầu giảm, đã gây ra thiệt hại chưa từng có cho nền kinh tế của quốc gia Bắc Phi, trong đó, khối doanh nghiệp nhà nước chịu tổn thất hơn 1 tỷ USD.Algeria đã thành lập một uỷ ban đánh giá tác động của đại dịch COVID-19 đến nền kinh tế quốc gia.
Đầu tháng 5/2020, Chính phủ Algeria đã quyết định cắt giảm một nửa ngân sách hoạt động do sự sụt giảm giá dầu toàn cầu cũng như tình trạng phong toả toàn quốc để hạn chế sự lây lan của virus SARS-CoV-2.
Nền kinh tế của quốc gia Bắc Phi này phụ thuộc chủ yếu vào dầu mỏ, khi sản xuất dầu, khí chiếm hơn 90% doanh thu xuất khẩu.
Trong 2 tuần gần đây, Algeria liên tục ghi nhận số ca nhiễm mới hằng ngày ở mức cao. Riêng trong ngày 18/7, cơ quan chức năng Algeria đã phát hiện thêm 601 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca mắc COVID-19 lên 22.549 ca, trong đó 1.068 ca tử vong.
Tại châu Á, Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc (NHC) ngày 19/7 cho biết Trung Quốc đại lục đã ghi nhận thêm 16 ca nhiễm mới trong ngày 18/7, gồm 13 ca lây nhiễm trong nước và 3 ca nhập cảnh.
Theo NHC, toàn bộ số ca lây nhiễm mới trong nước đều ở Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương, miền Tây Bắc nước này, trong khi 3 ca nhập cảnh gồm 2 ca ở tỉnh Quảng Đông và 1 ca ở tỉnh Sơn Đông.
Như vậy, tính đến hết ngày 18/7, Trung Quốc đại lục có 83.660 ca mắc COVID-19 trong đó có 4.634 ca tử vong. 78.775 bệnh nhân đã bình phục và được xuất viện./.
Tin liên quan
-
Tài chính
EU bất đồng về gói phục hồi hậu COVID-19 hàng trăm tỷ euro
07:45' - 19/07/2020
Sáng sớm 19/7 (giờ Hà Nội), Hội nghị thượng đỉnh các nước EU sẽ kéo dài sang ngày thứ ba do bế tắc trong tìm tiếng nói chung với kế hoạch phục hồi sau đại dịch COVID-19 trị giá hàng trăm tỷ euro.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành du lịch Mỹ kêu gọi sự cứu trợ từ Chính phủ do ảnh hưởng dịch COVID-19
18:26' - 18/07/2020
Ngành du lịch Mỹ vừa yêu cầu Quốc hội Mỹ cấp 10 tỷ USD từ quỹ cứu trợ liên bang để thúc đẩy việc vận hành an toàn, bảo vệ các khoản nợ mới, giảm trừ thuế cho khách du lịch và ngành công nghiệp này.
-
Kinh tế tổng hợp
WHO ghi nhận số ca nhiễm COVID-19 mới cao chưa từng thấy
09:00' - 18/07/2020
Ngày 17/7, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã ghi nhận số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 trong ngày ở mức cao chưa từng thấy, với tổng cộng 237.743 ca trong vòng 24h qua.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Chuyên gia đánh giá tác động đối với ASEAN
18:04'
Các mức thuế mới của Mỹ áp lên hàng hóa từ ASEAN có thể gây thiệt hại nhiều hơn cho người tiêu dùng và doanh nghiệp Mỹ, đồng thời ảnh hưởng nghiêm trọng đến các nền kinh tế xuất khẩu trong khu vực.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ áp thuế 50% với đồng và tiếp tục chiến dịch thuế quan với các đối tác
10:36'
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 8/7 tuyên bố sẽ không gia hạn thời hạn áp thuế quan với hàng chục nền kinh tế ngày 1/8, đồng thời công bố kế hoạch áp mức thuế riêng 50% đối với mặt hàng đồng nhập khẩu
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ giảm bớt sản xuất dầu mỏ trong năm 2025
10:20'
Mỹ sẽ sản xuất ít dầu mỏ hơn so với dự báo trước đây do giá dầu giảm khiến các nhà sản xuất trong nước cắt giảm hoạt động.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ khẳng định không lùi thời hạn áp thuế quan
07:15'
Ngày 8/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump tái khẳng định các nước bị Mỹ áp thuế quan mà ông gọi là “thuế đối ứng” sẽ bắt đầu áp dụng từ ngày 1/8 và ông sẽ không gia hạn việc miễn áp dụng các biện pháp này.
-
Kinh tế Thế giới
Nhập khẩu hàng hóa theo container đường biển từ Trung Quốc vào Mỹ vẫn giảm
20:38' - 08/07/2025
Hoạt động nhập khẩu hàng hóa vận chuyển trong các container từ Trung Quốc vào Mỹ trong tháng 6/2025 đã giảm 28,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
-
Kinh tế Thế giới
Ủy ban Năng suất Australia hối thúc chính phủ dỡ bỏ thêm rào cản thuế quan
17:21' - 08/07/2025
Ủy ban Năng suất liên bang Australia mới đây kêu gọi chính phủ nước này dỡ bỏ thêm một số hàng rào thuế quan còn lại đối với hàng hóa nhập khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Nhật Bản và Hàn Quốc đẩy mạnh đàm phán
10:43' - 08/07/2025
Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba ngày 8/7 cho biết nước này sẽ tiếp tục tiến hành các cuộc đàm phán với Mỹ nhằm tìm kiếm một thỏa thuận thương mại song phương.
-
Kinh tế Thế giới
Eurogroup thống nhất ưu tiên củng cố tài khóa và thúc đẩy vai trò quốc tế của đồng euro
09:21' - 08/07/2025
Ngày 7/7, tại Brussels (Bỉ), nhóm các Bộ trưởng Tài chính khu vực đồng euro (Eurogroup) đã tổ chức cuộc họp định kỳ nhằm trao đổi và thống nhất quan điểm về các vấn đề trọng tâm của khu vực.
-
Kinh tế Thế giới
Hội nghị Thượng đỉnh BRICS 2025 khép lại với nhiều đồng thuận
09:01' - 08/07/2025
Ngày 7/7, Hội nghị Thượng đỉnh BRICS năm 2025 tại thành phố Rio de Janeiro của Brazil đã bế mạc sau 2 ngày họp với nhiều đồng thuận.