Cập nhật mới nhất về dịch do virus Corona tại Hàn Quốc đến chiều 3/3
Theo phóng viên TTXVN tại Hàn Quốc, chiều 3/3, Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc (KCDC) thông báo trong 16 giờ qua tại nước này đã có thêm 374 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, theo đó, tổng số ca nhiễm tại Hàn Quốc tăng lên 5.186 ca.
Trong những ngày vừa qua, số ca nhiễm mới được ghi nhận liên tục tăng tại Hàn Quốc, với 600 ca trong ngày 2/3; 1.062 ca trong ngày 1/3 và 813 ca trong ngày 29/2. Cho tới nay đã có 28 người tử vong do COVID-19 tại nước này.
Trong 600 ca nhiễm mới được ghi nhận hôm 2/3, thành phố Daegu chiếm 523 ca và tỉnh Bắc Gyeongsang lân cận chiếm 61 ca.
Tổng số ca nhiễm tại Daegu và Bắc Gyeongsang hiện lần lượt là 3.601ca và 685 ca. KCDC cho biết 56,1% số ca nhiễm trên toàn quốc liên quan đến giáo phái Tân Thiên Địa ở thành phố Daegu.
Tuần trước, Bộ Tư pháp Hàn Quốc cho biết một số thành viên giáo phái này đã tới thăm thành phố Vũ Hán của Trung Quốc, nơi khởi phát dịch COVID-19.
Ngoài Daegu và Bắc Gyeongsang, số trường hợp nhiễm tại một số địa phương khác của Hàn Quốc cũng tăng. Trong đó, số ca nhiễm tại thủ đô Seoul đã tăng lên 98 ca và ở Busan 90 ca.
Chủ trì cuộc họp Nội các ngày 3/3, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in cho biết số bệnh nhân COVID 19 trong nước vẫn tiếp tục gia tăng nghiêm trọng, cần đẩy mạnh hơn nữa công tác phòng dịch và đối phó với tác động về mặt kinh tế.
Ông nhấn mạnh cả nước đã bước vào "cuộc chiến" với bệnh truyền nhiễm và toàn bộ máy chính phủ phải chuyển sang cơ chế làm việc khẩn cấp 24/24.
Nhà lãnh đạo Hàn Quốc cũng đề nghị những người đứng đầu tất cả các ban ngành phải trực tiếp tới địa phương, chỉ đạo công tác phòng dịch, chăm lo kinh tế, dân sinh.
Về vấn đề cung cấp khẩu trang, Tổng thống Moon Jae-in xin lỗi người dân vì chưa cung cấp đủ và nhanh chóng, gây ra nhiều bất tiện cho người dân.
Tổng thống chỉ thị các ban ngành hữu quan 3 vấn đề, trước hết phải hỗ trợ tối đa cho các doanh nghiệp sản xuất có đầy đủ nguyên vật liệu để tăng sản lượng.
Thứ hai, các ban ngành cần lập phương án mua và dự trữ lượng khẩu trang còn thừa sau khi dịch bệnh được kiểm soát, giúp các doanh nghiệp an tâm mở rộng sản xuất trong thời điểm này.
Thứ ba, các ban ngành phải tìm kiếm phương án cung cấp khẩu trang một cách công bằng và hợp lý tối đa, cho tới khi nào đảm bảo đáp ứng đầy đủ nhu cầu từ thị trường.
Các cơ quan Nhà nước cũng cần nỗ lực giải thích về tình hình thiếu nguồn cung hiện tại, thuyết phục người dân sử dụng khẩu trang hiệu quả.
Theo số liệu của Bộ Ngoại giao Hàn Quốc, tính tới 15h ngày 3/3, đã có tổng cộng 89 quốc gia và vùng lãnh thổ hạn chế nhập cảnh đối với công dân Hàn Quốc do lo ngại dịch COVID 19./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
87 quốc gia và vùng lãnh thổ hạn chế nhập cảnh với du khách Hàn Quốc
14:41' - 03/03/2020
Tính đến sáng 3/3, tổng cộng có 36 quốc gia và vùng lãnh thổ đang cấm các du khách từng tới Hàn Quốc trong vòng 2 tuần qua được nhập cảnh.
-
Kinh tế Thế giới
Dịch COVID-19: Số người nhiễm tại Hàn Quốc đã lên tới gần 5.000
10:04' - 03/03/2020
Mặc dù đã có 31 bệnh nhân được điều trị khỏi hoàn toàn và dỡ bỏ cách ly, song số ca tử vong đã lên tới 28 người, chủ yếu là người già và người mắc bệnh nền từ trước.
-
Kinh tế & Xã hội
Cập nhật mới nhất về dịch do virus Corona tại Hàn Quốc đến chiều 2/3
18:12' - 02/03/2020
Ngày 2/3, các ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 tại Hàn Quốc tiếp tục tăng thêm 123 ca, nâng tổng số ca nhiễm mới tại quốc gia này trong ngày lên tới 599 ca.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ: Các bên chính thức ký thỏa thuận chuyển giao quyền lực
07:47'
Nhóm chuyển giao quyền lực của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã ký một biên bản ghi nhớ với Nhà Trắng.
-
Kinh tế Thế giới
EU "đáp trả" vụ Mỹ áp thuế nhập khẩu ô liu Tây Ban Nha
16:19' - 26/11/2024
Liên minh châu Âu (EU) ngày 25/11 đã yêu cầu Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cho phép áp dụng các biện pháp ứng phó để bù đắp cho việc Mỹ áp thuế nhập khẩu đối với ô liu Tây Ban Nha.
-
Kinh tế Thế giới
"Mê cung" nhãn thực phẩm tại châu Âu
15:58' - 26/11/2024
Ngày 25/11, các kiểm toán viên EU cho biết người tiêu dùng mua sắm thực phẩm ở châu Âu đang đối mặt với nguy cơ "bị lừa" do sự gia tăng các nhãn mác thực phẩm gây nhầm lẫn và đôi khi là sai lệch.
-
Kinh tế Thế giới
AFP dự báo 5 sự kiện thế giới nổi bật không thể bỏ qua trong năm 2025
15:45' - 26/11/2024
Theo bình chọn từ hãng tin AFP, dưới đây là 5 sự kiện nổi bật không thể bỏ qua trong năm 2025, trong đó có nhiệm kỳ Tổng thống thứ hai của ông Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Thế giới 2024 đầy biến động qua lăng kính của AFP
15:45' - 26/11/2024
Năm 2024 đánh dấu một năm đầy biến động với hàng loạt sự kiện quan trọng trên toàn cầu. Dưới đây là những dấu ấn không thể quên trong năm 2024 do hãng thông tấn AFP của Pháp bình chọn.
-
Kinh tế Thế giới
OPEC+ có thể duy trì mức cắt giảm sản lượng dầu
15:29' - 26/11/2024
OPEC+ đang cân nhắc duy trì mức cắt giảm sản lượng dầu hiện tại từ ngày 1/1/2025. Quyết định cuối cùng sẽ được đưa ra tại cuộc họp vào ngày 1/12.
-
Kinh tế Thế giới
California cân nhắc loại Tesla khỏi chương trình ưu đãi thuế xe điện mới
13:09' - 26/11/2024
Thống đốc California cho biết nếu ông Trump loại bỏ ưu đãi thuế liên bang cho xe điện, ông sẽ đề xuất một phiên bản mới cho Chương trình Hoàn tiền cho xe không phát thải của bang California.
-
Kinh tế Thế giới
Triều Tiên tháo dỡ đường dây điện khu công nghiệp liên Triều
11:23' - 26/11/2024
Hãng tin Yonhap dẫn thông báo của quân đội Hàn Quốc cho biết, Triều Tiên đã tháo dỡ đường dây cung cấp điện cho khu công nghiệp chung đã đóng cửa tại thành phố biên giới Kaesong của Triều Tiên.
-
Kinh tế Thế giới
Giới doanh nghiệp Mỹ bớt lo âu sau đề cử Bộ trưởng Tài chính
09:59' - 26/11/2024
Theo CNN ngày 25/11, giới doanh nghiệp Mỹ thở phào sau khi Tổng thống đắc cử Donald Trump đưa ra đề cử Bộ trưởng Tài chính.