Câu chuyện mua-bán "phế phẩm" các nhà máy nhiệt điện từ đề xuất của Formosa
Trong báo cáo, Formosa có xin ý kiến Bộ Xây dựng về việc kinh doanh sản phẩm tro bay như một loại vật liệu xây dựng. Một lần nữa việc mua bán chất thải từ nhà máy nhiệt điện được xới dậy.
Tro bay là chất thải được tạo ra từ quá trình đốt than của các nhà máy nhiệt điện, dùng làm phụ gia sản xuất xi măng, phụ gia chế tạo bê tông cường độ cao. Thời gian gần đây, dư luận xã hội và các nhà khoa học đặc biệt quan tâm đến vấn đề sử dụng phế phẩm công nghiệp để tái chế làm phụ gia sản xuất vật liệu xây dựng.
Điển hình là Nhà nước khuyến khích các hoạt động xử lý, sử dụng tro, xỉ, thạch cao từ sản xuất nhiệt điện, phân bón, hóa chất, sản xuất thép và các cơ sở công nghiệp khác có phát thải tro, xỉ, thạch cao để sản xuất vật liệu xây dựng. Nhất là khi các phế phẩm công nghiệp này đang tồn ứ và có nguy cơ ảnh hưởng nghiệm trong đến môi trường nếu không có hướng giải quyết và xử lý kịp thời. Không riêng gì Formosa, giữa tháng 11, Công ty TNHH Hòa Kiến Nhân cũng có công văn gửi về Bộ Xây dựng đề nghị được hướng dẫn vận chuyển và xuất khẩu tro bay làm vật liệu xây dựng. Với nhu cầu của các doanh nghiệp như Công ty TNHH Giang thép Hưng nghiệp Formosa Hà Tĩnh hay Công ty TNHH Hòa Kiến Nhân, Bộ Xây dựng khẳng định, tại Quyết định số 452/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đẩy mạnh xử lý, sử dụng tro, xỉ, thạch cao của các nhà máy nhiệt điện, nhà máy hóa chất, phân bón làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng và trong các công trình xây dựng, sản phẩm tro bay phù hợp với quy chuẩn quốc gia QCVN 16:2014/BXD được coi là sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng và được điều chỉnh theo quy định của pháp luật về sản phẩm hàng hóa. Bởi vậy, việc kinh doanh tro bay phù hợp nếu đảm bảo với các quy chuẩn quốc gia để làm vật liệu xây dựng. Tuy nhiên, Bộ Xây dựng cũng lưu ý các đơn vị vận chuyển tro bay phải tuân theo các quy định đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường đối với vận chuyển hàng hóa vật liệu xây dựng theo quy định về an toàn vệ sinh môi trường (Luật bảo vệ môi trường năm 2014). Mặc dù, tro bay tạo nguồn cung phụ gia cho sản xuất vật liệu xây dựng nhưng bên cạnh đó vẫn tiềm ẩn những mối lo ngại ảnh hưởng tới sức khỏe con người và môi trường nếu để tro bay tồn tại lâu dài tại các bãi chứa với số lượng lớn. Một số doanh nghiệp xi măng cho biết, tro bay được sử dụng như một phụ gia trong sản xuất xi măng. Trước kia, nguồn tro bay phải nhập khẩu với chi phí khá cao; trong khi đó, nguồn tro xỉ, tro bay tại các nhà máy trong nước lại chưa sử dụng hết. Gần đây, việc tái sử dụng các phế phẩm công nghiệp được đẩy mạnh với nhiều đề án quyết liệt của Chính phủ. Điều này cũng giúp cho các doanh nghiệp sản xuất xi măng tự chủ được nguồn phụ gia. Ưu điểm của tro bay, khi được pha trực tiếp vào xi măng là không mất năng lượng nghiền và có thể pha từ 3-4% vào xi măng nghiền mà không làm giảm cường độ của xi măng. Theo Phó Tổng giám đốc Vicem Hoàng Thạch Lê Hữu Hà, trước đây, đơn vị này tìm kiếm nguồn phụ gia tự nhiên, nhưng đã bắt đầu chuyển sang sử dụng phế thải từ các nhà máy sản xuất công nghiệp. Tuy nhiên, không phải tất cả đều tương thích và cần được quản lý tốt thì mới đem lại hiểu quả sử dụng. Dưới góc độ cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực này, ông Lê Văn Bắc – Vụ trưởng Vụ Vật liệu Xây dựng – Bộ Xây dựng cho biết, những công trình có môi trường chịu sự ăn mòn, xâm thực của nước biển rất cần có loại xi măng đặc chủng (xi măng bền sun-phát). Bởi vậy, việc cho thêm tro xỉ vào để sản xuất xi măng cũng tạo ra được sản phẩm xi măng có tính năng chống môi trường ăn mòn của nước biển, bền sun-phát. Hiện cả nước đang có khoảng 90 đơn vị tham gia vào sản xuất phục vụ sản xuất xi măng. Theo đó, tiềm năng tái sử dụng tro xỉ, thạch cao của các nhà máy nhiệt điện, hóa chất… làm phụ gia sẽ rất lớn. Việc này được kỳ vọng vừa giúp giảm giá thành xi măng, vừa góp phần bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, trên thực tế, không phải tất cả các phế phẩm này đều được đem vào sử dụng ngay mà có thể vẫn phải qua “sàng lọc”, xử lý bởi còn phụ thuộc chất lượng nguồn hàng. Nhiều doanh nghiệp xi măng phản ánh, việc mua – bán phế phẩm này cần được tính toán để ở mức hợp lý bởi chi phí cho khâu xử lý tiếp theo để sử dụng làm phụ gia cũng rất tốn kém. Trong khi đó, nguồn tồn dư phế phẩm này đang nhiều và có nguy cơ gây ô nhiễm nếu không giải tỏa kịp thời. Thêm một bài toán cần tính đến trong câu chuyện xử lý chất thải từ các nhà máy nhiệt điện nói riêng hay các cơ sở sản xuất công nghiệp nói chung là phải hài hòa lợi ích cả người bán lẫn kẻ mua.>>>Giám sát chặt chẽ hoạt động của Formosa để tránh những vi phạm nảy sinh
Tin liên quan
-
DN cần biết
Đảm bảo đáp ứng đủ nguyên liệu cho các nhà máy xi măng hoạt động ổn định
16:34' - 29/10/2017
Bộ Xây dựng cho biết đang tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành, đơn vị để có những điều chỉnh kịp thời đảm bảo đáp ứng đủ nguyên liệu cho các nhà máy xi măng hoạt động ổn định.
-
Kinh tế tổng hợp
Bình Phước: Xi măng hỗ trợ của tỉnh nhà thầu không làm đường nông thôn
17:00' - 16/10/2017
Công trình đường giao thông nông thôn tại thôn 5, xã Bom Bo,huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước thi công dang dở hơn 1 tháng nay, gây khó khăn cho các phương tiện tham gia giao thông.
-
Doanh nghiệp
Ra mắt thương hiệu Xi măng VICEM Sông Thao
19:45' - 08/09/2017
Ngày 8/9, tại xã Ninh Dân, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ, Công ty Cổ phần Xi măng Sông Thao ra mắt thương hiệu mới “Xi măng VICEM Sông Thao”, thay thế cho thương hiệu cũ là xi măng Sông Thao.
-
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp sản xuất xi măng cần tuân thủ tuyệt đối các quy định về bảo vệ môi trường
13:54' - 02/07/2017
Các doanh nghiệp sản xuất xi măng cần tuân thủ tuyệt đối các quy định về bảo vệ môi trường cả trong quy trình khai thác nguyên liệu, sản xuất và vận chuyển, tiêu thụ sản phẩm.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam - Brazil: Nhiều dư địa hợp tác kinh tế thương mại
17:47'
Nằm ở hai lục địa khác nhau, cách nửa vòng trái đất, nhiều năm qua, quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam - Brazil vẫn luôn duy trì mối quan hệ hữu nghị và hợp tác gần gũi.
-
Kinh tế Việt Nam
Cơ quan chức năng Việt Nam luôn theo dõi sát các diễn biến trên Biển Đông
17:20'
Các cơ quan chức năng Việt Nam luôn theo dõi sát các diễn biến trên Biển Đông, đồng thời triển khai các biện pháp phù hợp với luật pháp quốc tế, luật pháp Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao: Cụ thể hóa nội dung thảo luận của Lãnh đạo Cấp cao hai nước Việt Nam - Hoa Kỳ
16:44'
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị bình luận về mức thuế đối ứng 20-40% mà Tổng thống Donald Trump thông báo sau cuộc điện đàm với Tổng Bí thư Tô Lâm.
-
Kinh tế Việt Nam
Tuyến tránh Cao Lãnh tăng tốc về đích trước tháng 9/2025
15:54'
Dự án tuyến tránh Cao Lãnh (tỉnh Đồng Tháp) với vốn đầu tư hơn 900 tỷ đồng triển khai thi công trở lại vào tháng 7/2022, dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc Chính phủ với địa phương
15:19'
Chiều 3/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 năm 2025 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Chính quyền địa phương 2 cấp: Cuộc cải cách lớn mang tính lịch sử dưới góc nhìn của học giả Trung Quốc
14:54'
Đánh giá về mô hình chính quyền hai cấp mà Việt Nam đang thực hiện, học giả nghiên cứu về Việt Nam cho rằng, cách làm của Việt Nam đã nêu gương rất tốt cho thế giới.
-
Kinh tế Việt Nam
Gần 100.000 lượt hành khách qua sân bay Côn Đảo trong dịp cao điểm Hè
12:50'
Đội ngũ nhân viên phục vụ mặt đất được bố trí hợp lý tại các vị trí trọng điểm, luôn sẵn sàng hỗ trợ hành khách làm thủ tục, tại cửa boarding, nhà chờ và các khu vực khác.
-
Kinh tế Việt Nam
Nền tảng thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW - Bài 2: Xây dựng các trung tâm nghiên cứu tầm cỡ
12:44'
Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị xác định, phải phát triển hệ thống các trung tâm nghiên cứu, thử nghiệm, các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia, tập trung cho công nghệ chiến lược.
-
Kinh tế Việt Nam
Nền tảng thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW - Bài 1: Chính sách thu hút nhân tài đột phá
12:44'
Những năm qua, Thành phố Hồ Chí Minh đã có chính sách để đào tạo cũng như thu hút nhân tài trong lĩnh vực khoa học công nghệ - yếu tố được xem là nền tảng cho phát triển nhanh và bền vững.