Câu hỏi về tương lai của Facebook sau quyết định chặn tin tức đối với Australia
Thách thức nỗ lực của Australia trong việc buộc các công ty công nghệ trả tiền cho nội dung tin tức xuất hiện trên các nền tảng số, Facebook quyết định "chặn" nội dung tin tức đối với nước này.
Quyết định này của Facebook đã đặt ra những câu hỏi mới về tương lai của nền tảng mạng xã hội đang được khoảng 2 tỷ người sử dụng này và mối quan hệ của nó với truyền thông.
Giới chuyên gia chỉ ra rằng dù không được thành lập như một cơ quan báo chí, và theo Facebook, các nội dung tin tức chỉ chiếm 4% nội dung hiển thị trên trang của người dùng, nhưng nền tảng này đã trở thành một nguồn thông tin quan trọng đối với nhiều người trên thế giới, đặc biệt là những người dùng Internet trẻ tuổi, trong khi báo chí truyền thống đang mất dần chỗ đứng của mình. Bà Kjerstin Thorson, Giáo sư chuyên ngành truyền thông xã hội của Đại học Michigan State University, cho rằng đây là minh chứng rõ nét cho sức mạnh của Facebook. Bà Thorson lưu ý rằng hành động của Facebook có thể lấy đi của người dùng nguồn thông tin chất lượng cao, nhưng không vì thế mà người ta không còn mong muốn được biết tin tức. Và đây sẽ là cơ hội cho những tin đồn và nguồn thông tin độc hại được phổ biến. Quyết định của Facebook được đưa ra khi Chính phủ Australia quyết tâm thúc đẩy việc ban hành Bộ quy tắc thương lượng truyền thông nhằm buộc các công ty công nghệ trả tiền cho nội dung tin tức xuất hiện trên các nền tảng số. Ông Campbell Brown, người đứng đầu bộ phận phụ trách mối quan hệ của Facebook với các đối tác tin tức, cho rằng biện pháp trên của Australia không nhận thức được bản chất của mối quan hệ giữa nền tảng của Facebook và các nhà phát hành tin tức.Theo ông, ngược lại với ý kiến của nhiều người, Facebook không đánh cắp các nội dung tin tức, mà chính các nhà phát hành đã lựa chọn chia sẻ thông tin trên Facebook. Từ việc tìm kiếm độc giả và người theo dõi đến tạo ra doanh thu, các cơ quan báo chí sẽ không dùng Facebook nếu nền tảng này không giúp gì được cho lợi nhuận của họ.
Ông Chris Moos, nhà nghiên cứu và giảng viên trường Said Business School thuộc Đại học Oxford, cho rằng mâu thuẫn ở Australia xoay quanh việc tái đàm phán một mối quan hệ đã căng thẳng suốt nhiều năm.Theo ông, dù Facebook có vẻ như đang có lợi thế, nhưng “gã khổng lồ" mạng xã hội này sẽ đánh mất sự hấp dẫn của mình nếu không có các nội dung tin tức chuyên nghiệp. Chuyên gia này khẳng định các cơ quan báo chí và Facebook đều cần đến nhau, hai bên đều có động lực để hợp tác đi đến đồng thuận./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Canada chỉ trích quyết định hạn chế chia sẻ tin tức tại Australia của Facebook
09:55' - 19/02/2021
Canada ngày 18/2 đã chỉ trích mạnh mẽ quyết định của Facebook hạn chế chia sẻ tin tức trên trang mạng xã hội này ở Australia.
-
DN cần biết
Australia tuyên bố không lùi bước trước Facebook
08:11' - 19/02/2021
Chính phủ Australia quyết tâm thúc đẩy việc ban hành Bộ quy tắc thương lượng truyền thông nhằm buộc các công ty công nghệ trả tiền cho nội dung tin tức xuất hiện trên các nền tảng số.
-
Kinh tế Thế giới
Australia phản ứng mạnh trước việc Facebook hạn chế chia sẻ tin tức
16:23' - 18/02/2021
Ngày 18/2, Thủ tướng Australia Scott Morrison đã bày tỏ thất vọng trước việc Facebook hạn chế chia sẻ thông tin thiết yếu về các dịch vụ y tế và khẩn cấp của nước này.
-
Doanh nghiệp
Facebook thông báo quy định mới về chia sẻ tin tức ở Australia
08:02' - 18/02/2021
Theo phóng viên TTXVN tại Mỹ, ngày 17/2, Facebook thông báo sẽ hạn chế chia sẻ các nội dung tin tức ở Australia.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Đại sứ Đỗ Hoàng Long: Làm sâu sắc thêm quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt Việt Nam - Bulgaria
11:43'
Chuyến thăm chính thức của Tổng thống Rumen Radev tới Việt Nam diễn ra vào thời điểm quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt giữa hai nước có nhiều bước phát triển quan trọng.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia cam kết giảm tỷ trọng điện than xuống 33%
10:31'
Chính phủ Indonesia có kế hoạch cắt giảm tỷ trọng điện than trong cơ cấu năng lượng của nước này xuống còn 33%, đồng thời tăng tỷ trọng năng lượng tái tạo lên 42% vào cuối năm 2040.
-
Kinh tế Thế giới
Tăng cường kết nối ASEAN - Mỹ Latinh
09:49'
Theo Đại sứ Việt Nam được bổ nhiệm tại Mexico Nguyễn Văn Hải, tăng cường kết nối hạ tầng logistics, kết nối công nghệ số và thương mại điện tử là chìa khóa đưa quan hệ ASEAN - Mexico đi vào thực chất.
-
Kinh tế Thế giới
Tuyên bố chung giữa Thủ tướng Việt Nam và Tổng thống nước Cộng hòa Dominicana
08:10'
Từ ngày 19-21/11, Tổng thống Luis Rodolfo Abinader Corona cùng các quan chức cấp cao của Chính phủ Cộng hòa Dominicana đã đón Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm chính thức nước Cộng hòa Dominicana.
-
Kinh tế Thế giới
Cảnh báo dư thừa công suất pin năng lượng Mặt Trời tại Trung Quốc
21:17' - 21/11/2024
Trung Quốc đang thắt chặt các tiêu chí đầu tư cho sản xuất pin năng lượng Mặt Trời nhằm hạn chế tình trạng dư thừa công suất đã gây khó khăn cho lĩnh vực này trong những tháng gần đây.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Mỹ đề nghị Google bán trình duyệt Chrome
17:09' - 21/11/2024
Ngày 20/11, Chính phủ Mỹ đã yêu cầu một thẩm phán ra lệnh cho Google bán trình duyệt Chrome – một trong những trình duyệt Internet phổ biến nhất trên thế giới hiện nay.
-
Kinh tế Thế giới
Nga trở lại vị trí nhà cung cấp khí đốt chính cho EU
15:54' - 21/11/2024
Tháng 9/2024 ghi dấu lần đầu tiên kể từ năm 2022, Nga trở lại vị trí nhà cung cấp khí đốt chính cho Liên minh châu Âu (EU).
-
Kinh tế Thế giới
Philippines xây dựng trang trại điện Mặt Trời lớn nhất từ trước tới nay
15:35' - 21/11/2024
Bộ Năng lượng Philippines ngày 21/11 thông báo nước này bắt đầu xây dựng cơ sở lưu trữ năng lượng pin và Mặt Trời lớn nhất từ trước đến nay ở nước này.
-
Kinh tế Thế giới
COP29: Đàm phán tài chính khí hậu trước nhiều rào cản
14:40' - 21/11/2024
COP29 đang bước vào giai đoạn quyết định, với những cảnh báo về những thách thức lớn trong việc đạt được thỏa thuận hỗ trợ tài chính cho các nước đang phát triển ứng phó với biến đổi khí hậu.