Chấm dứt thí điểm không tổ chức HĐND huyện quận, phường
Những quy định mới này ảnh hưởng như thế nào đến cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND tới đây, đặc biệt là đối với 10 tỉnh, thành phố đang thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND gồm: Lào Cai, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Nam Định, Quảng Trị, Đà Nẵng, Phú Yên, Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Kiên Giang.
Ông Phan Văn Hùng, Vụ trưởng Vụ chính quyền địa phương, Bộ Nội vụ đã dành thời gian trao đổi với phóng viên Thông tấn xã Việt Nam.
*Phóng viên: Theo quy định của Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, tất cả các đơn vị hành chính đều tổ chức HĐND và UBND. Như vậy, tại 10 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đang thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND huyện, quận, phường, công tác bầu cử sẽ thực hiện như thế nào, thưa ông?
- Ông Phan Văn Hùng: Như chúng ta đã biết, Luật tổ chức chính quyền địa phương đã được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 9 thông qua, có hiệu lực thi hành từ 01/01/2016. Tại Khoản 2 Điều 142, Luật đã quy định chấm dứt việc thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND ở huyện, quận, phường theo Nghị quyết số 26/2008/QH12 của Quốc hội và Nghị quyết số 724/2009/UBTVQH12 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội từ ngày 01/01/2016.
Tuy nhiên, cơ cấu tổ chức và việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của UBND ở huyện, quận, phường thực hiện thí điểm vẫn thực hiện theo Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003, Nghị quyết số 26/2008/QH12 của Quốc hội và Nghị quyết số 725/2009/UBTVQH12 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho đến khi bầu ra chính quyền địa phương ở huyện, quận, phường trong nhiệm kỳ 2016 – 2021.
Như vậy, trong cuộc bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 – 2021 sắp tới, 67 huyện, 32 quận, 483 phường thuộc 10 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đang thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND sẽ tiến hành bầu cử đại biểu HĐND, bầu ra HĐND và UBND như các địa phương khác.
Quy trình tổ chức thực hiện cuộc bầu cử này đã được quy định ở Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND năm 2015 cũng như những văn bản pháp luật có liên quan.
*Phóng viên: Một trong những điểm mới của Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 là quy định số lượng Phó Chủ tịch UBND các cấp căn cứ theo phân loại đơn vị hành chính. Trong khi hiện nay, Ủy ban Thường vụ Quốc hội chưa ban hành Nghị quyết về phân loại đơn vị hành chính đã gây lúng túng cho địa phương khi dự kiến nhân sự Phó Chủ tịch UBND các cấp nhiệm kỳ 2016 – 2021. Ông có ý kiến gì về vấn đề này?
- Ông Phan Văn Hùng: Trước khi Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 được Quốc hội thông qua, số lượng Phó Chủ tịch UBND các cấp căn cứ theo diện tích, quy mô dân số và số đơn vị hành chính trực thuộc (trừ Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh).
Theo Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 và Nghị định số 08/2016/NĐ-CP ngày 25/01/2016 của Chính phủ, số lượng Phó Chủ tịch UBND và quy trình, thủ tục bầu, từ chức, miễn nhiệm, bãi nhiệm, điều động, cách chức thành viên UBND, số lượng Phó chủ tịch UBND các cấp căn cứ theo phân loại đơn vị hành chính các cấp đã được cơ quan có thẩm quyền công nhận.
Để triển khai thi hành Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, Chính phủ đã trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự thảo Nghị quyết quy định về việc phân loại đơn vị hành chính.
Trong thời gian Ủy ban Thường vụ Quốc hội chưa ban hành Nghị quyết nêu trên, để kịp thời chuẩn bị nhân sự cho cuộc bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021, Bộ Nội vụ đã có văn bản báo cáo với cơ quan có thẩm quyền theo hướng cho tiếp tục thực hiện quy định tại Nghị định số 15/2007/NĐ-CP ngày 26/01/2007 về phân loại đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp huyện và Nghị định số 159/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về phân loại đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn cho đến khi Nghị quyết quy định về việc phân loại đơn vị hành chính được Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành và có hiệu lực thi hành.
*Phóng viên: Trong nhiệm kỳ qua, tình trạng “lạm phát” cấp phó diễn ra ở nhiều địa phương. Theo Luật tổ chức chính quyền địa phương, số lượng Phó Chủ tịch UBND các cấp bắt đầu từ nhiệm kỳ 2016 – 2021 sẽ phải giảm đi so với quy định hiện nay, vậy số lượng cấp phó dôi dư sẽ phải giải quyết thế nào, thưa ông?
- Ông Phan Văn Hùng: Số lượng Phó Chủ tịch UBND các cấp nhiệm kỳ 2011 – 2016 được thực hiện theo quy định của Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003; Nghị định số 107/2004/NĐ-CP quy định số lượng Phó Chủ tịch và cơ cấu thành viên Ủy ban nhân dân các cấp và văn bản của cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ.
Thực hiện Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, việc phân loại đơn vị hành chính là căn cứ để tính số lượng Phó Chủ tịch. Đến nay, một số địa phương đã có văn báo cáo về số lượng Phó Chủ tịch dôi dư, đặc biệt ở cấp xã. Để giải quyết số lượng Phó Chủ tịch dôi dư, chính quyền các cấp phải rà soát, bố trí, sắp xếp các vị trí cho phù hợp, trong đó có nhiều phương án để thực hiện.
Ví dụ: Thứ nhất, Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 đã quy định chức vụ Phó Chủ tịch HĐND thay cho Ủy viên thường trực HĐND ở cấp huyện. Thứ hai, ở những nơi thí điểm không tổ chức HĐND huyện, quận, phường, chức vụ Phó Chủ tịch HĐND sẽ được bầu theo quy định. Trường hợp không sắp xếp, bố trí được, địa phương chủ động thực hiện các chính sách về công tác cán bộ theo quy định hiện hành.
*Phóng viên: Số lượng Phó Chủ tịch UBND các cấp thực hiện chủ trương của Đảng về luân chuyển, điều động cán bộ và số lượng Phó Chủ tịch UBND cấp tỉnh, cấp huyện được tăng thêm trong nhiệm kỳ 2011 - 2016 sẽ giải quyết như thế nào trong nhiệm kỳ 2016 – 2021, thưa ông?
- Ông Phan Văn Hùng: Trong nhiệm kỳ vừa qua, thực hiện chủ trương luân chuyển, điều động cán bộ giữ chức vụ Phó chủ tịch UBND đã được triển khai nghiêm túc tại các địa phương và đã thu được kết quả đáng ghi nhận. Các đồng chí được điều động, luân chuyển đã thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao.
Đến nay, nhiều địa phương đã đề nghị Trung ương tiếp tục cho thực hiện chủ trương này. Bộ Nội vụ đã có văn bản báo cáo với cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ. Sau khi có ý kiến của cơ quan có thẩm quyền, Bộ Nội vụ sẽ ban hành văn bản hướng dẫn để các địa phương tổ chức thực hiện.
*Phóng viên: Trân trọng cảm ơn ông!
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Bầu cử ĐBQH khóa XIV: Kiểm tra công tác chuẩn bị bầu cử tại Tiền Giang
21:38' - 25/03/2016
Ngày 25/3, Đoàn giám sát của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam do bà Trương Thị Ngọc Ánh, Phó Chủ tịch Ủy ban làm trưởng đoàn đã kiểm tra công tác chuẩn bị bầu cử tại Tiền Giang.
-
Kinh tế Việt Nam
Bầu cử ĐBQH khóa XIV: Bảo đảm cuộc bầu cử diễn ra dân chủ, bình đẳng, đúng luật và an toàn
20:37' - 25/03/2016
Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Hội đồng bầu cử quốc gia cũng đã tham gia hoàn thành ban hành Kế hoạch tổ chức và vận hành Trung tâm Báo chí bầu cử.
-
Kinh tế Việt Nam
Bầu cử ĐBQH khóa XIV: Tạo điều kiện để cử tri góp ý, bày tỏ tín nhiệm đối với người ứng cử
18:39' - 22/03/2016
Chuẩn bị cho Ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021, các cấp, các ngành, địa phương đang khẩn trương triển khai công tác chuẩn bị theo đúng quy trình, luật định.
-
Kinh tế Việt Nam
Bầu cử ĐBQH khóa XIV: Nhiều vướng mắc phát sinh được giải quyết kịp thời
15:47' - 22/03/2016
Các tình huống phát sinh trong quá trình bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 – 2021 đã được giải quyết kịp thời.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm: Kịp thời phát hiện, xử lý các sai phạm liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy
16:52'
Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu kịp thời xử lý dứt điểm các vụ án tham nhũng, lãng phí, tiêu cực còn tồn đọng trước thềm Đại hội XIV, tập trung hoàn thiện thể chế, thúc đẩy chuyển đổi số trong quản lý.
-
Kinh tế Việt Nam
Huế tăng trưởng cao nhất khu vực Bắc Trung Bộ
16:27'
Theo Chi cục Thống kê thành phố Huế, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) 6 tháng đầu năm 2025 trên địa bàn tăng 9,39% so với cùng kỳ năm trước.
-
Kinh tế Việt Nam
Khu vực dịch vụ dẫn đầu tăng trưởng tại Tuyên Quang
16:16'
Ngày 7/7, Chi cục Thống kê tỉnh Tuyên Quang thông tin, tốc độ tăng trưởng GRDP (giá so sánh năm 2010) trên địa bàn tỉnh tăng 7,79% so với cùng kỳ năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Bảng giá đất mới: Cần kiểm soát để tránh gây “sốc” cho thị trường
16:02'
Khi các địa phương triển khai xây dựng bảng giá đất mới, giá đất sẽ biến động với biên độ lớn tùy từng vùng, ảnh hưởng trực tiếp đến giá nhà ở và thị trường bất động sản nói chung.
-
Kinh tế Việt Nam
Gần 16.000 nhân lực, thiết bị thi công sân bay Long Thành
15:55'
Ngày 7/7, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam cho biết, hiện trên công trường sân bay Long Thành các đơn vị huy động gần 16.000 nhân lực, thiết bị triển khai hàng trăm mũi thi công các hạng mục.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị AIIB hỗ trợ các dự án phát triển hạ tầng Việt Nam
14:37'
Ngày 6/7 (giờ địa phương), nhân dịp dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Chủ tịch Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng châu Á (AIIB) Kim Lập Quần.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng phát biểu tại Phiên thảo luận cấp cao Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng 2025
14:36'
Sáng 7/7 (giờ Hà Nội), Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự và phát biểu tại Phiên thảo luận cấp cao về chủ đề: "Tăng cường chủ nghĩa đa phương, các vấn đề kinh tế - tài chính và trí tuệ nhân tạo".
-
Kinh tế Việt Nam
TP. Hồ Chí Minh đặt mục tiêu thu hút hơn 3,7 tỷ USD vào các khu công nghiệp sau hợp nhất
14:35'
Các khu chế xuất, khu công nghiệp TP. Hồ Chí Minh mới đặt mục tiêu thu hút đầu tư kể cả cấp mới và điều chỉnh đạt 3,73 tỷ USD trong năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng Giám đốc WHO
14:33'
Ngày 6/7 (giờ địa phương), tại thành phố Rio de Janeiro của Brazil, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus.