Chăn nuôi lợn có dấu hiệu phục hồi
Tại Hội nghị Triển khai giải pháp chăn nuôi lợn và giải pháp phát triển bền vững trong tình hình mới do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức ngày 27/7 tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến cho biết, chăn nuôi lợn sau nhiều năm có giá bán thấp, có thời điểm giá bán thấp hơn giá thành rất nhiều, hiện đã có dấu hiệu chuyển biến tích cực.
Phân tích cụ thể, ông Phạm Kim Đăng, Phó cục trưởng Cục Chăn nuôi cho biết, kể từ tháng 3/2023, giá thức ăn chăn nuôi bắt đầu có xu hướng giảm kéo theo giá thành chăn nuôi lợn giảm so với các tháng đầu năm 2023. Kết hợp với giá sản phẩm lợn hơi tăng kể từ tháng 5/2023 là những dấu hiệu báo hiệu sự phục hồi ngành chăn nuôi lợn trong thời gian tới. Tháng 7, giá lợn hơi tại các tỉnh, thành phố tiếp tục tăng, có tỉnh đạt ngưỡng 68.000 đồng/kg. Giá trung bình đến ngày dao động 63.000 – 66.000 đồng/kg ở miền Bắc, 60.000 – 62.000 đồng/kg ở miền Trung và 60.000đồng/kg ở miền Nam - đây là mức giá tốt nhất từ đầu năm đến nay. Trong 6 tháng đầu năm 2023, sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng ước đạt 2,3 triệu tấn, tăng 6,5% so với cùng kỳ năm 2022 (riêng quý II/2023 đạt 1,1 triệu tấn giảm 4,9% so với quý I/2023). Bên cạnh đó, chăn nuôi chuyển dịch mạnh theo xu hướng giảm chăn nuôi nhỏ lẻ ở hộ gia đình, tăng mạnh các hộ chăn nuôi chuyên nghiệp và trang trại quy mô lớn. Trong 5 năm vừa qua, tỷ lệ chăn nuôi nông hộ giảm từ 5-7%/năm, riêng năm 2019-2022, cơ sở chăn nuôi nhỏ quy mô nông hộ giảm 15-20%. Hiện nay sản lượng lợn sản xuất trong nông hộ nhỏ lẻ giảm còn 35-40%; sản lượng lợn sản xuất trong hộ chuyên nghiệp và trang trại đạt chiếm 60-65%. Cơ cấu nguồn cung thịt lợn năm 2022 cho thấy, doanh nghiệp nội chỉ chiếm 19%, hộ chăn nuôi chiếm 38%, doanh nghiệp FDI chiếm 43%. Các doanh nghiệp chăn nuôi lớn trong nước (như Dabaco, Masan, Tân Long, Thiên Thuận Trường, Mavin, Greenfeed, Trường Hải, Hòa Phát...) và nước ngoài (CP, Japfa Comfeed, New Hope, CJ, Emivest, Cargill...) đang xây dựng và từng bước hình thành hệ thống trang trại liên kết chuỗi. Đây chính là bước chuyển dịch cơ cấu chăn nuôi để từng bước hiện đại hóa ngành chăn nuôi.
Theo ông Phạm Kim Đăng, xu hướng tất yếu của chăn nuôi lợn hiện nay là chuyển từ chăn nuôi lợn nhỏ lẻ (nông hộ) sang chăn nuôi trang trại và chăn nuôi trang trại kết hợp với liên kết htx, tổ hợp tác (liên kết ngang), liên kết giữa các khâu và liên kết theo chuỗi khép kín (liên kết dọc); trong đó doanh nghiệp là trung tâm. Do đó, số lượng hộ chăn nuôi lợn có quy mô nhỏ giảm dần theo các năm do quy mô nhỏ không cạnh tranh được về giá thành, chất lượng, an toàn thực phẩm.
Trước xu hướng đó, nhưng ông Phạm Kim Đăng khẳng định rằng, chăn nuôi nông hộ nhỏ lẻ không bị mất đi hoàn toàn, vì đó là sinh kế của hàng triệu hộ chăn nuôi được hình thành bao đời nay. Tuy nhiên, nông dân chăn nuôi nhỏ lẻ muốn đứng vững buộc phải liên kết với nhau nhằm tăng sức mạnh để trở thành thành viên của tổ nhóm, hợp tác xã, hoặc liên kết với doanh nghiệp. Còn muốn đứng vững độc lập thì các hộ chăn nuôi buộc phải chăn nuôi chuyên nghiệp hoặc chăn nuôi con đặc sản, quý hiếm có giá trị cao, chăn nuôi hữu cơ, sinh thái gắn với dụ lịch. Từ đầu năm 2023 đến nay, mặc dù giá thức ăn chăn nuôi đã giảm 3 lần nhưng vẫn duy trì ở mức cao so với giai đoạn trước dịch COVID-19. Cùng với sự tăng giá của nhiều mặt hàng đầu vào khác, ngành chăn nuôi chịu nhiều áp lực do chi phí sản xuất, vận chuyển, cung ứng thực phẩm… vẫn ở mức cao. Với tình hình trên, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho rằng, ngành chăn nuôi cần có sự chủ động đảm bảo nguồn cung an toàn thực phẩm cuối năm vì chăn nuôi lợn cần thời gian nuôi dài. Thứ trưởng yêu cầu ngành chăn nuôi đẩy mạnh chăn nuôi lợn an toàn sinh học, tiếp tục xây dựng và phát triển các vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh để hướng đến xuất khẩu. Xây dựng ngành hàng thịt lợn theo các chuỗi liên kết, hài hoà lợi ích giữa các thành phần tham gia chuỗi, gắn với truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Trong bối cảnh đòi hỏi ngành từng bước phải tự chủ trong sản xuất chăn nuôi, nhất là về nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, bên cạnh việc tận dụng nguồn phụ phẩm công, nông nghiệp... để sản xuất thức ăn chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã phối hợp với các doanh nghiệp xây dựng vùng nguyên liệu như ngô, sắn... tập trung tại Tây Nguyên, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho biết./. Bích HồngTin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Trang trại lợn công nghệ cao ở Yên Bái tiếp tục gây ô nhiễm môi trường
17:50' - 26/07/2023
Dự án trang trại lợn của Công ty Cổ phần phát triển nông nghiệp công nghệ cao tích hợp Anifer gây mùi khó chịu, khiến người dân xung quanh rất bức xúc.
-
Kinh tế & Xã hội
Ký kết hỗ trợ cho chuỗi giá trị rau và thịt lợn
12:58' - 26/07/2023
Các tác nhân chuỗi giá trị được lựa chọn tại Hà Nội: cơ sở sản xuất, sơ chế, phân phối, tiêu thụ sản phẩm; các cơ quan, tổ chức trong hệ sinh thái cộng đồng liên quan đến chuỗi giá trị được lựa chọn.
-
Kinh tế Việt Nam
Vaccine dịch tả lợn châu Phi được phép sử dụng rộng rãi trên cả nước
15:50' - 24/07/2023
Các tỉnh, thành phố căn cứ tình hình dịch bệnh, chỉ đạo cơ quan chuyên môn tham mưu việc sử dụng vaccine dịch tả lợn châu Phi để phòng, chống dịch bệnh tại địa phương.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Căng thẳng Mỹ-Trung giảm nhiệt, giá dầu tăng phiên thứ hai
16:13' - 25/04/2025
Giá dầu châu Á tăng phiên thứ hai liên tiếp trong ngày 22/4 nhờ tín hiệu về khả năng căng thẳng thương mại Mỹ-Trung hạ nhiệt.
-
Hàng hoá
Thị trường hàng hóa khởi sắc, MXV-Index vượt 2.200 điểm
14:33' - 25/04/2025
Trên thị trường nông sản, giá đậu tương có phiên thứ 3 tăng liên tiếp sau gần hai tuần đi ngang. Giá các mặt hàng kim loại đồng loạt tăng trong bối cảnh căng thẳng Mỹ - Trung được xoa dịu.
-
Hàng hoá
Thu giữ hơn 600 sản phẩm là thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc xuất xứ
12:29' - 25/04/2025
Đội Quản lý thị trường số 2 sẽ tiếp tục các biện pháp nghiệp vụ, tăng cường kiểm tra kiểm soát để kịp thời phát hiện vi phạm, đấu tranh ngăn chặn vi phạm về buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả
-
Hàng hoá
Xuất khẩu của Thái Lan lập kỷ lục mới về giá trị
11:25' - 25/04/2025
Theo Bộ Thương mại Thái Lan, xuất khẩu của nước này trong tháng 3/2025 tăng tới 17,8% so với cùng kỳ năm ngoái lên 29,5 tỷ USD, lập kỷ lục mới về giá trị.
-
Hàng hoá
Phát hiện gần 1,4 tấn chân gà không rõ nguồn gốc xuất xứ tại Lạng Sơn
11:20' - 25/04/2025
Đội Quản lý thị trường số 6, Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Lạng Sơn vừa phối hợp với Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Lạng Sơn phát hiện, tạm giữ 1.380 kg chân gà không rõ nguồn gốc xuất xứ.
-
Hàng hoá
USD yếu đi, giá dầu thế giới tăng nhẹ
07:29' - 25/04/2025
Phiên 24/4, giá dầu thế giới đi lên, khi các nhà đầu tư cân nhắc nhiều yếu tố như đà giảm của đồng USD, khả năng nguồn cung tăng, chính sách thuế quan của Mỹ và diễn biến địa chính trị.
-
Hàng hoá
Tạm giữ trên 800kg xúc xích, lạp xưởng không rõ nguồn gốc xuất xứ
17:15' - 24/04/2025
Hiện tại, Đội Quản lý thị trường số 17 đang phối hợp với Đội 7, Phòng Cảnh sát Kinh tế, Công an thành phố Hà Nội hoàn thiện hồ sơ vụ việc để xử lý theo quy định.
-
Hàng hoá
Giá dầu phục hồi nhẹ do lo ngại bất đồng trong nội bộ OPEC+
16:09' - 24/04/2025
Giá dầu tại thị trường châu Á tăng trở lại vào ngày 24/4, sau khi giảm gần 2% trong phiên trước đó.
-
Hàng hoá
Giá xăng dầu “đảo chiều” tăng trở lại từ 15h chiều nay 24/4
14:43' - 24/04/2025
Liên Bộ Công Thương - Tài chính vừa điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu từ 15h chiều nay 24/4. Theo đó, giá tất các loại nhiên liệu đã “đảo chiều” tăng trở lại sau 2 kỳ liên tiếp giảm giá.