Chất lượng nợ đi xuống, ngân hàng mạnh tay tăng bộ đệm dự phòng
Bức tranh nợ xấu ngân hàng dù vẫn chưa phản ánh hết mức độ ảnh hưởng của dịch COVID-19, nhưng đã phần nào lộ diện, cho thấy những áp lực mà các ngân hàng đang phải đối mặt.
Nợ xấu tăng mạnh
Chiếm gần một nửa số dư nợ xấu của toàn ngành, 3 ngân hàng lớn là Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) và Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) ghi nhận tổng nợ xấu nội bảng tăng 14.300 tỷ đồng trong 9 tháng năm 2021, tương đương tăng 40% so với hồi đầu năm.Cụ thể, Vietcombank và VietinBank công bố quy mô nợ xấu tại thời điểm cuối quý III lần lượt là 10.884 tỷ đồng, tăng 108% và 18.097 tỷ đồng, tăng 90% so với đầu năm. Trong khi đó, BIDV có nợ xấu đi ngang ở mức 21.433 tỷ đồng, chỉ tăng nhẹ 0,3% so với đầu năm nhưng đây lại là ngân hàng có quy mô nợ xấu lớn nhất trong số các ngân hàng niêm yết.Riêng tại Vietcombank, nợ nghi ngờ (nợ nhóm 4) đã đột ngột tăng mạnh gấp tới 14 lần trong 9 tháng lên mức 3.122 tỷ đồng. Nợ dưới tiêu chuẩn (nợ nhóm 3) của ngân hàng cũng tăng 122% so với đầu năm lên 1.483 tỷ đồng và nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5) tăng 45% lên mức 6.279 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của Vietcombank vì thế đã tăng mạnh từ 0,62% lên 1,16%.Tại VietinBank, nợ nghi ngờ tính đến 30/9/2021 lên đến 11.630 tỷ đồng, gấp hơn 7 lần so với đầu năm. Nợ dưới tiêu chuẩn cũng tăng mạnh 57% lên 2.923 tỷ đồng. Nhưng nợ có khả năng mất vốn của VietinBank lại bất ngờ giảm mạnh đến 71% trong quý III; lũy kế 9 tháng dư nợ nhóm này còn 3.543 tỷ đồng, chiếm gần 20% trong tổng nợ xấu ngân hàng. Tỷ lệ nợ xấu VietinBank cũng tăng từ 0,94% lên 1,67% tại thời điểm cuối tháng 9/2021.Cập nhật mới nhất đến hết tháng 10/2021, Chủ tịch Hội đồng quản trị VietinBank Trần Minh Bình cho biết, tỷ lệ nợ xấu ngân hàng đang là 1,6% và mục tiêu đến cuối năm sẽ kiểm soát ở mức 1,4%.Diễn biến tại BIDV có phần khả quan hơn khi duy trì quy mô nợ xấu đi ngang so với đầu năm; trong đó, nợ nhóm 3 tăng 85%, nợ nhóm 4 tăng 28%, nợ nhóm 5 lại giảm 16%. Tỷ lệ nợ xấu giảm từ 1,76% hồi đầu năm xuống còn 1,61%.
Tại các ngân hàng tư nhân khác, áp lực nợ xấu cũng đang lộ rõ. Đáng chú ý, nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank) sau 9 tháng tuy quy mô chỉ ở mức 1.849 tỷ đồng, nhưng xét về tốc độ tăng trưởng, dư nợ xấu tại ngân hàng này đã tăng gần 150% so với hồi đầu năm và là mức tăng cao nhất toàn ngành. Trong đó, nợ nhóm 5 tăng 147% lên gần 1.156 tỷ đồng; nợ nhóm 4 tăng 30,2% lên 178 tỷ đồng; nợ nhóm 3 tăng hơn 273% lên hơn 515 tỷ đồng.Nhiều ngân hàng cũng có dư nợ xấu tăng cao so với thời điểm 31/12/2020 như Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (VietBank) tăng 58,5%; Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) tăng 53,4%; Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank) tăng 46,5%; Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) tăng 41,2%...Ở chiều ngược lại, nợ xấu của Ngân hàng TMCP Kiên Long (Kienlongbank) giảm mạnh 63% xuống còn 697 tỷ đồng. Đây là kết quả của việc xử lý các khoản nợ xấu được đảm bảo bởi cổ phiếu STB của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank). Tuy nhiên, trong cơ cấu nợ xấu, nợ nhóm 4 đã tăng gấp đôi từ 50 tỷ đồng hồi đầu năm lên 102,6 tỷ đồng sau 9 tháng.Hay như tại Ngân hàng TMCP Quân đội (MB), tổng dư nợ xấu dù giảm nhẹ 2%, về 3.186 tỷ đồng nhưng nợ nhóm 3 lại tăng 37,2%; nợ nhóm 4 tăng 14,3%.Nâng bộ đệm dự phòngTrong bối cảnh nợ xấu tăng mạnh và dịch COVID-19 vẫn còn diễn biến phức tạp, sản xuất kinh doanh bị ảnh hưởng, nhiều ngân hàng đã mạnh tay tăng trích lập dự phòng rủi ro.Chủ tịch Trần Minh Bình trong đại hội cổ đông bất thường mới đây của VietinBank đã cho biết, ngân hàng sẽ tăng tỷ lệ bao phủ nợ xấu từ 119% hồi cuối tháng 9/2021 lên mức 169% trong 2 tháng cuối năm; chi phí dự phòng rủi ro cũng tăng từ mức 14.000 tỷ đồng lên khoảng 17.000 tỷ đồng. Theo ông Bình, đây không chỉ là chi phí dự phòng đảm bảo cho các khoản nợ xấu phát sinh do dịch COVID-19 mà còn là bộ đệm cho ngân hàng trong năm 2022.Tại Vietcombank, chi phí dự phòng đã tăng lên 8.012 tỷ đồng trong 9 tháng qua, tăng 33% so với cùng kỳ năm ngoái. Chi phí dự phòng của BIDV cũng tăng 44% lên 23.194 tỷ đồng.Tính đến hết ngày 30/9/2021, ACB đã dành hơn 2.812 tỷ đồng cho dự phòng rủi ro, cao gấp 4 lần so với cùng kỳ năm trước. Riêng trong quý III, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng của ngân hàng này đã tăng hơn 5 lần so với cùng kỳ, lên mức 820 tỷ đồng.
Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng của VietBank trong quý III đã tăng gấp đôi cùng kỳ, lên mức 51 tỷ đồng; lũy kế 9 tháng, chi phí dự phòng tăng 120% lên 78 tỷ đồng.VPBank cũng đã chủ động trích lập dự phòng rủi ro cho các khoản nợ bị ảnh hưởng bởi dịch. Chi phí dự phòng hợp nhất đến cuối tháng 9 là 13.631 tỷ đồng. Riêng trong quý III, ngân hàng đã dành 4.979 tỷ đồng cho chi phí dự phòng, tăng 18,6% so với quý trước đó.Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) cũng tăng mạnh 157% chi phí dự phòng trong kỳ lên mức 271 tỷ đồng; lũy kế sau 9 tháng là 887 tỷ đồng, tăng 176% so với 9 tháng năm 2020.Theo đánh giá của Ngân hàng Nhà nước, độ trễ của đại dịch COVID-19 tác động tới ngành ngân hàng sẽ kéo dài sang năm 2022, nợ xấu tất yếu sẽ phát sinh khi nền kinh tế gặp khó khăn do đại dịch, nhiều doanh nghiệp và người dân không thể trả nợ ngân hàng. Tỷ lệ nợ xấu nội bảng và nợ xấu tiềm ẩn của hệ thống ngân hàng cuối năm 2021 có thể tăng lên 7,1-7,7%, gấp đôi so với cuối năm 2020.Không chỉ vậy, dù các ngân hàng đang được phép cơ cấu nợ theo Thông tư 01/2020/TT-NHNN, Thông tư 03/2021/TT-NHNN và Thông tư số 14/2021/TT-NHNN quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 nhưng nguy cơ nợ xấu vẫn luôn tiềm ẩn tăng. Theo TS. Nguyễn Quốc Hùng, Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, ngay cả những khoản nợ nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn, có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi) cũng có thể bị ảnh hưởng. Bởi khi chuỗi cung ứng bị đứt gãy do dịch bệnh, doanh nghiệp lâm vào khó khăn thì nguy cơ nợ xấu trong tương lai là rất cao.Các chuyên gia phân tích từ Công ty Chứng khoán SSI dự báo nợ xấu của ngành ngân hàng sẽ tăng cao hơn dự kiến và ảnh hưởng tiêu cực đến triển vọng lợi nhuận. Bởi theo Thông tư 14, ngân hàng phải trích 30% dự phòng phần dư nợ tái cơ cấu vào cuối năm 2021 và tăng dần lên 100% cho đến cuối năm 2023. Do đó, khi tổng dư nợ tái cơ cấu tăng, đồng nghĩa với áp lực trích lập dự phòng rủi ro cũng sẽ tăng, tác động mạnh lên lợi nhuận ngân hàng không chỉ trong riêng năm 2021.
Bên cạnh đó, tỷ lệ lãi dự thu trên tổng tài sản đang được các ngân hàng báo cáo ở mức tương đối cao, nếu không thu được các khoản lãi này ở tương lai, ngân hàng sẽ phải thoái thu. Lợi nhuận vì thế cũng sẽ bị ảnh hưởng lớn./.>>Bài toán nợ xấu và chi phí dự phòng
Tin liên quan
-
Ngân hàng
Nợ xấu tăng mạnh, ACB trích lập dự phòng rủi ro tín dụng gấp 4 lần đầu năm
12:06' - 27/10/2021
Riêng trong quý III, ACB đã dành hơn 820 tỷ đồng để trích lập chi phí dự phòng rủi ro tín dụng, cao gấp 5 lần so với cùng kỳ năm 2020.
-
Ngân hàng
Sớm hoàn thiện khung khổ pháp lý về xử lý nợ xấu
14:44' - 15/10/2021
Mục tiêu phấn đấu xử lý và kiểm soát tỷ lệ nợ xấu nội bảng của hệ thống các tổ chức tín dụng ở mức dưới 2% trong thời gian tới là thách thức không nhỏ đối với ngành ngân hàng.
-
Ngân hàng
Lấy ý kiến quy định mới ngăn ngừa các tổ chức tín dụng che giấu nợ xấu
14:08' - 14/10/2021
Ngân hàng Nhà nước đang lấy ý kiến về dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 09/2015 quy định về hoạt động mua, bán nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
-
Ngân hàng
SeABank kiểm soát nợ xấu ở mức 1,68%
18:11' - 12/10/2021
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank) vừa thông tin về kết quả hoạt động 9 tháng năm 2021.
Tin cùng chuyên mục
-
Ngân hàng
Tỷ giá hôm nay 9/7: Xu hướng giảm giá tiếp diễn
08:39'
Tỷ giá USD tại Vietcombank và BIDV giao dịch ở mức 25.960 VND/USD (mua vào) và 26.320 VND/USD (bán ra).
-
Ngân hàng
ADB ra mắt mạng lưới khu vực đẩy nhanh bao phủ y tế toàn dân
20:55' - 08/07/2025
Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) ngày 8/7 công bố ra mắt UHC PEERS – mạng lưới khu vực kết nối các chuyên gia và thực hành chia sẻ kiến thức về bao phủ y tế toàn dân tại châu Á – Thái Bình Dương.
-
Ngân hàng
Ngân hàng Thế giới kêu gọi minh bạch nợ công toàn cầu
20:25' - 08/07/2025
Giám đốc cấp cao phụ trách Chính sách Phát triển và Quan hệ Đối tác của Ngân hàng Thế giới (WB), kêu gọi tăng cường minh bạch nợ công toàn cầu nhằm ứng phó với những rủi ro ngày càng gia tăng.
-
Ngân hàng
Doanh nghiệp Trung Quốc đặt cược vào kịch bản đồng NDT giảm giá
19:03' - 08/07/2025
Các doanh nghiệp và nhà đầu tư Trung Quốc đang chuẩn bị cho kịch bản đồng NDT sẽ duy trì ổn định trong thời điểm hiện tại và sau đó sẽ giảm giá khi căng thẳng thương mại với Mỹ kéo dài.
-
Ngân hàng
Ngân hàng Nhà nước cập nhật tiến độ sửa Nghị định 24 về quản lý thị trường vàng
17:47' - 08/07/2025
Ngân hàng Nhà nước đang tổng hợp ý kiến của các cơ quan, đơn vị để hoàn thiện dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 24/2012/NĐ-CP về quản lý thị trường vàng.
-
Ngân hàng
Khẳng định cam kết đồng hành cùng nữ doanh nhân
11:54' - 08/07/2025
VPBankSME – phân khúc khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank, HoSE: VPB) – đã xuất sắc giành giải thưởng “Ngân hàng tốt nhất cho doanh nghiệp nữ chủ 2025”.
-
Ngân hàng
Tín dụng tăng mạnh, chạm mốc 17,2 triệu tỷ đồng
10:44' - 08/07/2025
Tính đến hết 6 tháng đầu năm 2025, tín dụng toàn nền kinh tế đã đạt trên 17,2 triệu tỷ đồng, tăng 9,9% so với cuối năm 2024, tăng 19,32% so với cùng kỳ năm 2024.
-
Ngân hàng
Tỷ giá hôm nay 8/7: Giá USD và NDT giảm tiếp
09:00' - 08/07/2025
Tỷ giá USD hôm nay 8/7 tại Vietcombank giao dịch ở mức 25.970 VND/USD (mua vào) và 26.330 VND/USD (bán ra), giảm 25 đồng ở cả hai chiều giao dịch.
-
Ngân hàng
Chinh phục thế hệ trẻ, VPBank Prime nhận giải thưởng quốc tế danh giá
17:34' - 07/07/2025
Thương hiệu tài chính VPBank Prime không ngừng mở rộng, khẳng định vị thế trong phân khúc khách hàng trẻ nhờ giải pháp linh hoạt, công nghệ thân thiện và trải nghiệm số hóa toàn diện.