ChatGPT, trí tuệ nhân tạo - lợi ích và thách thức đối với giáo dục
Tọa đàm có sự tham gia của các nhà lãnh đạo, quản lý, chuyên gia giáo dục và chuyên gia công nghệ. Tọa đàm nhằm thảo luận, chia sẻ quan điểm về ảnh hưởng của trí tuệ nhân tạo (AI) đến tương lai của giáo dục; đồng thời cũng là cơ hội để bàn giải pháp cho những vấn đề về giáo dục và xây dựng kế hoạch tương lai trong ứng dụng AI.
Tại tọa đàm, các chuyên gia, nhà quản lý đã thảo luận về hai chủ đề chính: “Trí tuệ nhân tạo và tương lai giáo dục”, “Trí tuệ nhân tạo trong bối cảnh đổi mới giáo dục”.
Theo đó, trí tuệ nhân tạo không chỉ là xu hướng mà đang ảnh hưởng sâu rộng đến các khía cạnh xã hội. Ứng dụng trí tuệ nhân tạo góp phần nâng cao năng suất, hiệu quả công việc, học tập, đáp ứng sự phát triển xã hội, phục vụ cuộc sống con người tốt hơn. Sự phát triển mạnh mẽ của trí tuệ nhân tạo định hình tương lai giáo dục của tất cả các quốc gia trên thế giới.
Phát biểu khai mạc, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn chia sẻ: Công nghệ thông tin trong nhiều thập kỷ qua đã mang lại rất nhiều lợi ích. Sự ra đời của những công nghệ mới, công cụ mới đều giúp cho công việc của con người trở nên thuận tiện, dễ dàng hơn.Đặc biệt, với ngành ngành Giáo dục, công nghệ thông tin giúp nâng cao chất lượng, hiệu quả của giáo dục. Trong thời kỳ dịch COVID-19, ngành Giáo dục đã có sự thay đổi rất lớn trong việc chuyển từ học tập trực tiếp sang học tập trực tuyến, với nhiều công cụ hỗ trợ rất hữu hiệu.
Những ngày qua, sự ra đời của công cụ ChatGPT đã được nhiều người tiếp nhận, khai thác, sử dụng, truyền bá như một phát kiến lớn. Nhiều người lo lắng vai trò của người thầy sẽ mất đi, giáo dục sẽ có những thách thức rất lớn.Tuy nhiên, Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn cho rằng: Trước kia, ngành Giáo dục, các nhà giáo có một đặc quyền là truyền bá tri thức, có câu nói “một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy”. Hiện nay, với ứng dụng khoa học công nghệ, vai trò người thầy chắc chắn sẽ không mất đi nhưng ngày một thay đổi.
Theo Thứ trưởng, những công nghệ này sẽ tác động một cách căn bản, toàn diện tới mọi mặt của ngành Giáo dục, từ chương trình giáo dục, cho tới vai trò người thầy, cách tổ chức dạy - học, cách tiếp cận học liệu, tiếp cận với tri thức của người học. Đặc biệt quan trọng là vai trò cá nhân hóa, cá thể hóa quá trình học tập của người học, hướng tới người học nhiều hơn là người dạy.Vấn đề đặt ra đó là, vai trò người thầy sẽ thay đổi thế nào để không chỉ thích ứng mà còn đón đầu, phát huy những lợi thế của công nghệ; người học sẽ phải thay đổi như thế nào và chính sách của Nhà nước sẽ điều chỉnh ra sao để tận dụng được những lợi thế, giảm thiểu những tác động tiêu cực, những mặt trái của công nghệ mang lại.
Bộ Giáo dục và Đào tạo rất mong muốn các chuyên gia giáo dục, các thầy cô giáo và xã hội cùng thảo luận cởi mở; trên cơ sở đó, Bộ sẽ có những nghiên cứu thấu đáo để từng bước rà soát và có những điều chỉnh về chính sách thời gian tới.Phó Giáo sư, Tiến sĩ Tạ Hải Tùng, Hiệu trưởng Trường Công nghệ thông tin và truyền thông – Đại học Bách khoa Hà Nội cho rằng, giới công nghệ và người làm khoa học đón nhận sản phẩm ChatGPT rất bình tĩnh. Khoa học công nghệ nói chung có quá trình phát triển dài và có những công nghệ mới, đến một thời điểm nào đó đủ "chín" sẽ cho ra đời các sản phẩm. Có lẽ chúng ta coi nó như một thành tựu lần đầu tiên đại chúng được trải nghiệm và thấy được năng lực của trí tuệ nhân tạo không quá xa xôi...
Đây đơn giản là một mô hình thuật toán, chỉ được coi là một công cụ chứ chưa có suy luận, sáng tạo như một con người. Vấn đề đặt ra là cần phải trang bị cho người dùng, đặc biệt là học sinh, sinh viên cách thức sử dụng công cụ AI có trách nhiệm.
Là một chuyên gia giáo dục, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Thành Nam, Chủ nhiệm Khoa Các khoa học giáo dục, Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội nhận định: Sự xuất hiện của ChatGPT là cơ hội giải phóng cho giáo viên khỏi một số công việc; tập trung thay đổi dạy học từ nội dung sang năng lực; cơ hội để học sinh thúc đẩy việc học theo hướng cá nhân hoá.Việc khuyến khích sử dụng ChatGPT một cách khôn ngoan cũng như hình thành năng lực số, tận dụng công cụ số là một cách để giáo viên, học sinh, sinh viên phát triển bản thân, phục vụ việc học và phát triển nghề nghiệp./.
- Từ khóa :
- ChatGPT
- trí tuệ nhân tạo
- Bộ Giáo dục và Đào
Tin liên quan
-
Công nghệ
ChatGPT- Động lực mới cho các doanh nghiệp công nghệ Hàn Quốc
12:02' - 13/02/2023
Các chuyên gia cho biết ChatGPT cho thấy cách AI có thể đạt được khả năng ở cấp độ con người thông qua tiến bộ công nghệ.
-
Phân tích doanh nghiệp
Những điều cần biết về OpenAI: “Cha đẻ” của hiện tượng ChatGPT
10:00' - 11/02/2023
Nổi lên như một hiện tượng, ChatGPT đã “cán mốc” 10 triệu người dùng mỗi ngày chỉ sau 40 ngày ra mắt - con số mà để lấy ví dụ, Instagram đã mất tới 355 ngày mới đạt được.
-
Chứng khoán
Trung Quốc cảnh báo rủi ro trong "cơn sốt" cổ phiếu liên quan đến ChatGPT
16:21' - 09/02/2023
Truyền thông nhà nước Trung Quốc ngày 9/2 cảnh báo về những rủi ro khi đầu tư vào cổ phiếu liên quan đến ChatGPT
-
Chuyển động DN
Alibaba thử nghiệm nội bộ công cụ AI giống ChatGPT
08:28' - 09/02/2023
Ngày 8/2, Tập đoàn thương mại điện tử Alibaba của Trung Quốc thông báo đang phát triển một công cụ có trang bị Trí tuệ nhân tạo (AI) tương tự như chatbot ChatGPT hiện thu hút sự chú ý toàn cầu.
Tin cùng chuyên mục
-
Công nghệ
Nâng cao nhận thức của tuổi trẻ về chuyển đổi số quốc gia
08:44'
Ngày 25/5, tại Quảng trường 22/3 (huyện M’Drắk), Tỉnh đoàn Đắk Lắk tổ chức Lễ ra quân Chiến dịch Thanh niên tình nguyện Hè và Ngày Chủ nhật xanh năm 2025.
-
Công nghệ
Nvidia chuẩn bị sản xuất chip AI mới dành riêng cho thị trường Trung Quốc
15:22' - 25/05/2025
Theo thông tin từ các nguồn thạo tin được Reuters trích dẫn, kế hoạch sản xuất hàng loạt dòng chip mới này có thể bắt đầu sớm nhất từ tháng 6/2025.
-
Công nghệ
Nhiều công ty sử dụng trí tuệ nhân tạo để ứng phó thuế quan của Mỹ
07:30' - 25/05/2025
Công ty phần mềm máy tính Salesforce đã phát triển một tác nhân AI chuyên về thuế quan có thể xử lý ngay lập tức những thay đổi đối với toàn bộ 20.000 danh mục sản phẩm trong hệ thống hải quan Mỹ.
-
Công nghệ
Thái Bình: Trang bị “lá chắn số” cho người dân nông thôn
08:23' - 24/05/2025
Tỉnh Thái Bình đang nỗ lực trang bị "lá chắn số" cho người dân ở khu vực này, đặc biệt là những người cao tuổi.
-
Công nghệ
Gánh nặng năng lượng từ công nghệ AI ngày càng tăng
14:42' - 23/05/2025
Một phân tích mới đây đã tiết lộ rằng các hệ thống Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể chiếm gần một nửa mức tiêu thụ điện của các trung tâm dữ liệu vào cuối năm nay.
-
Công nghệ
Telegram sẽ bị chặn tại Việt Nam vì có dấu hiệu vi phạm pháp luật
14:14' - 23/05/2025
Cục Viễn thông yêu cầu các doanh nghiệp viễn thông khẩn trương thực hiện các biện pháp ngăn chặn Telegram, báo cáo phương án và kết quả thực hiện về Cục trước ngày 02/6/2025.
-
Công nghệ
Anthropic “trình làng” các mô hình Claude AI cải tiến
10:47' - 23/05/2025
Ngày 22/5, công ty công nghệ Anthropic đã công bố các mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) Claude thế hệ mới và tuyên bố sẽ thiết lập các tiêu chuẩn mới cho khả năng suy luận, mã hóa và tác nhân kỹ thuật số.
-
Công nghệ
Phát triển văn hóa đọc trong thời đại công nghệ số
08:31' - 23/05/2025
Ngày 22/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nam phối hợp tổ chức lễ trao giải Cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc năm 2025.
-
Công nghệ
“Phù thủy thiết kế” của Apple gia nhập OpenAI
18:18' - 22/05/2025
Mặc dù không tiết lộ chi tiết về thiết bị mới nhưng Giám đốc điều hành (CEO) Sam Altman hào hứng cho biết nguyên mẫu mà ông Jony Ive đang ấp ủ “chính là công nghệ tuyệt vời nhất.