Châu Á - điểm khởi đầu của một cuộc cách mạng xe điện
Theo trang “Diễn đàn Đông Á”, sự xuất hiện của xe điện (EV) ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương đang phần nào định hình lại nền kinh tế khu vực, trong đó Trung Quốc dẫn đầu về sản xuất và doanh số bán hàng, khi các nhà máy xe điện mới “mọc” lên trên khắp châu Á.
Các nền kinh tế mới nổi đang tận dụng vị thế là nước phát triển muộn, để tăng cường sức mạnh kinh tế thông qua đầu tư lớn vào xe điện, trợ cấp chiến lược và các chính sách tài chính rộng hơn. Sự cạnh tranh trong khu vực về các khoáng sản quan trọng và giữa các nhà sản xuất ô tô lâu đời, cũng như các hãng xe điện mới đang thúc đẩy sự gián đoạn kỹ thuật của công nghệ xanh này.Thật vậy, các cuộc cách mạng trí tuệ nhân tạo (AI) và công nghệ xanh đã tạo ra sự gián đoạn kinh tế, có khả năng định hình lại nền kinh tế toàn cầu, với một loạt “kẻ thắng, người thua” mới. Cuộc đua khốc liệt nhất có thể là ở châu Á, do khu vực này nằm tại vị trí trung tâm trong nền kinh tế thế giới và cạnh tranh địa chính trị.Trong số các lĩnh vực công nghệ xanh, có ba lĩnh vực dẫn đầu: xe chạy bằng năng lượng Mặt Trời, gió và điện. Các quốc gia đang rơi vào một cuộc đua cạnh tranh chính sách công nghiệp và môi trường để phát triển xe điện. Trên khắp châu Á, các nhà máy xe điện mới đã và đang được xây dựng. Nhiều chính phủ theo đuổi việc triển khai các biện pháp khuyến khích sử dụng năng lượng tái tạo và điện. Sự gia tăng của xe điện đang tạo điều kiện cho các nền kinh tế mới nổi ở châu Á chứng kiến các nền kinh tế mới nổi vượt lên trước các nền kinh tế phát triển trong việc áp dụng công nghệ vận tải mới này.Trung Quốc rõ ràng là nước đi đầu. Năm 2023, 36% ô tô mới bán ra trên thị trường nước này là xe điện. Trung Quốc khi đó chỉ chiếm 57% doanh số bán xe điện toàn cầu. Nhưng các nhà sản xuất xe điện Trung Quốc đang trên đà sản xuất tới 36 triệu xe điện mỗi năm vào năm 2025, đủ để thúc đẩy tỷ lệ này vượt lên ngưỡng cao hơn.Khi nhu cầu về xe điện của Trung Quốc tăng lên, thị phần của các thương hiệu nước ngoài chậm chuyển sang sử dụng xe điện dần giảm. Trong giai đoạn 2021–2022, doanh số bán hàng của hãng Ford tại Trung Quốc giảm 34%, Nissan giảm 25%, Hyundai và General Motors giảm 21%, Honda giảm 12% và Volkswagen giảm 6%. Trong khi đó, doanh số của Tesla tăng 37% và doanh số của BYD tăng 84%. Vào năm 2023, lần đầu tiên xuất khẩu ô tô của Trung Quốc đã vượt qua xuất khẩu của Nhật Bản, phần lớn là nhờ xuất khẩu “phương tiện năng lượng mới” tăng 80%. Các công ty ô tô Trung Quốc hiện thống trị lĩnh vực đầu tư nhà máy mới trên khắp Đông Nam Á. Do Trung Quốc giữ vai trò chi phối trong lĩnh vực xử lý lithium và sản xuất pin giá rẻ, khiến Đông Nam Á phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc đối với những vật liệu này.Để đối phó, các nền kinh tế mới nổi đang đầu tư nhanh chóng vào lĩnh vực này nhằm đẩy nhanh chiến lược phát triển quốc gia. Họ đang khai thác lợi thế của nhà phát triển muộn, được bổ sung các khoản trợ cấp và ưu đãi có mục tiêu.Về xe điện, Thái Lan dẫn đầu ở Đông Nam Á. Xe điện chiếm 10% tổng doanh số bán ô tô của nước này trong năm 2023. Tính đến năm 2024, Thái Lan có công suất sản xuất ước tính là 350.000 xe mỗi năm – hoàn toàn được hỗ trợ bởi bảy nhà sản xuất ô tô Trung Quốc. Kết quả ngắn hạn là sự gia tăng số lượng xe điện Trung Quốc ở Thái Lan. Các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản Toyota, Honda và thậm chí cả Tesla hiện đang phản ứng và lên kế hoạch mở rộng công suất tương lai tại Thái Lan.Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Mỹ ra tín hiệu sẵn sàng hạ nhiệt thuế quan với Trung Quốc
08:41'
Cổ phiếu Mỹ tăng giá nhờ hy vọng rằng hai nước có thể hạ thấp các rào cản thương mại lớn mà họ đã dựng lên trong tháng qua...
-
Phân tích - Dự báo
Rủi ro toàn cầu gia tăng vì những “cú ngoặt” chính sách từ Mỹ
06:30'
Khi thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump gây ra sự gia tăng các biện pháp bảo hộ trên toàn thế giới, kỷ nguyên tự do, thương mại không bị hạn chế dần đi đến hồi kết.
-
Phân tích - Dự báo
Kỷ nguyên “đồng USD không rủi ro” đang dần khép lại?
05:30'
Thị trường tài chính biến động mạnh trong hai ngày đầu tuần này, với giá vàng giao ngay tăng lên trên ngưỡng kỷ lục 3.500 USD/ounce, trong khi đồng USD giảm xuống mức thấp nhất của ba năm.
-
Phân tích - Dự báo
"Cuộc chơi" khoáng sản toàn cầu ngày một "nóng"
06:30' - 24/04/2025
Trung Quốc cũng đang xem xét đề xuất gắn giá trị của những nguyên tố khoáng sản chủ chốt với giá vàng, nâng tầm chúng từ nguyên liệu công nghiệp trở thành tài sản địa chính trị.
-
Phân tích - Dự báo
Châu Âu đối mặt với áp lực lớn về kinh tế-xã hội
05:30' - 24/04/2025
Tỷ lệ sinh thấp không chỉ là vấn đề của riêng châu Âu mà còn là xu hướng toàn cầu, gây áp lực lớn về kinh tế và xã hội cho các quốc gia.
-
Phân tích - Dự báo
Ngành sản xuất ô tô trước nguy cơ đóng cửa do thiếu đất hiếm
06:30' - 23/04/2025
Các biện pháp kiểm soát xuất khẩu mới nhất của Trung Quốc đối với khoáng sản đất hiếm có thể gây ra tình trạng đình trệ đối với lĩnh vực sản xuất ô tô toàn cầu.
-
Phân tích - Dự báo
Bất ổn thương mại bao trùm cuộc họp của IMF và WB
05:30' - 23/04/2025
Niềm tin thị trường sụt giảm và bất ổn thương mại toàn cầu gia tăng đang phủ bóng lên các cuộc họp của IMF và WB trong khuông khổ hội nghị mùa Xuân 2025.
-
Phân tích - Dự báo
IMF hạ dự báo triển vọng tăng trưởng toàn cầu
21:54' - 22/04/2025
Ngày 22/4, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu trong năm 2025, viện dẫn chính sách thuế quan mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump gây nhiều tác động đối với nền kinh tế thế giới.
-
Phân tích - Dự báo
Tương lai của đồng bạc xanh
06:30' - 22/04/2025
Tờ Economist đăng bài viết nhận định về nguy cơ đồng USD suy yếu sau nhiều thập kỷ, với nội dung chính như sau: