Châu Âu báo động về số ca lây nhiễm SARS-CoV-2 tăng vọt
Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, sự gia tăng các ca lây nhiễm virus SARS-Cov-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 gần đây đã khiến chính phủ các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) ban bố thêm các biện pháp phòng dịch nghiêm ngặt.
Số ca mắc COVID-19 lại tăng mạnh tại nhiều quốc gia EU trong những ngày qua. Pháp ghi nhận số ca mắc mỗi ngày vượt 3.000 ca những ngày gần đây, mức cao nhất kể từ khi nước này gỡ bỏ lệnh phong tỏa hồi tháng 5 vừa qua. Số bệnh nhân nhập viện do COVID-19 cũng gia tăng, với trên 200 bệnh nhân mỗi ngày.
Tình hình đại dịch COVID-19 tại Tây Ban Nha cũng rất đáng lo ngại. Tây Ban Nha có số ca dương tính với virus SARS-Cov-2 cao nhất Tây Âu, với 384.270 ca và có số ca nhiễm SARS-Cov-2 trung bình là 115 ca trên 100.000 dân trong 2 tuần qua.
Tại Đức, số ca lây nhiễm đã lên tới 228.105 người, số ca lây nhiễm trung bình mỗi ngày dao động ở mức trên 1.000 ca.
Tương tự tại Bỉ, số ca lây nhiễm tăng vọt kể từ đầu tháng 6, với gần 1.000 ca mỗi ngày. Điều này kéo theo số bệnh nhân phải nhập viện gia tăng.
Theo các chuyên gia y tế Bỉ, khác với đợt dịch lần đầu, ở đợt bùng phát dịch lần 2, đối tượng nhiễm bệnh chủ yếu là thanh niên, nên số ca tử vong không cao nhưng nguy cơ lây nhiễm là đáng lo ngại.
Với dân số chỉ vỏn vẹn 11,5 triệu người, nhưng số người mắc COVID-19 tại Bỉ đã là 78.897 người, số ca tử vong là 9.595 người.
Nhằm ngăn chặn sự lây lan của SARS-CoV-2, nhiều nước châu Âu đã ban bố các biện pháp phòng dịch nghiêm ngặt. Ngày càng nhiều các thành phố của Pháp quy định bắt buộc đeo khẩu trang.
Theo thống kê của kênh truyền hình RTL, 58 trên 100 thành phố lớn của Pháp quy định bắt buộc đeo khẩu trang trên phố, 20 thành phố còn lại quy định đeo khẩu trang ở các khu chợ và chỉ có 22 thành phố lớn là không bắt buộc đeo khẩu trang khi ra ngoài.
Tại Italy, chính phủ ra sắc lệnh bắt buộc đeo khẩu trang từ 6h - 18h tại các nơi công cộng đông người.
Xác định những hoạt động hội hè, tụ tập đông người là nguyên nhân chính dẫn tới sự gia tăng số ca nhiễm SARS-CoV-2 trong cộng đồng, Tây Ban Nha tiếp bước Italy một lần nữa đóng cửa các hộp đêm, vũ trường và các nhà hàng phải đóng cửa muộn nhất là 24h.
Ngoài ra, 6 trên 17 vùng của Tây Ban Nha cũng ra quy định cấm hút thuốc ngoài đường phố.
Đảo quốc Malta, cũng bị ảnh hưởng nặng bởi số ca mắc COVID-19 tăng vọt, từ ngày 17/8 cũng ra quyết định tạm thời đóng cửa các vũ trường và hộp đêm.
Xác định khách du lịch cũng là một nguồn lây nhiễm cần ngăn chặn nên nhiều quốc gia châu Âu đề ra quy định cách ly đối với những người đến từ các vùng bị cho là có nguy cơ lây nhiễm cao.
Chẳng hạn như Vương quốc Anh, hôm 15/8, đã ra thông báo quy định cách ly trong 2 tuần đối với các khách du lịch tới từ Pháp, Hà Lan và Malta.
Ngoài ra, công dân Romania, quốc gia hiện có tỷ lệ lây nhiễm SARS-CoV-2 cao, đã không được chào đón tại nhiều nước châu Âu, thậm chí bị cấm lưu trú tại Phần Lan và bị buộc phải cách ly trong 2 tuần nếu vào Tây Ban Nha.
Cơ quan bảo vệ dân sự Hy Lạp ngày 19/8 cho biết nước này sẽ gia hạn các biện pháp hạn chế để phòng dịch tại đảo nghỉ dưỡng nổi tiếng Mykonos và vùng ven biển Chalkidiki thuộc miền Bắc nước này.
Cụ thể, nhà chức trách sẽ tuyệt đối cấm tổ chức các lễ hội và buổi tiệc, hạn chế tối đa 9 người tụ tập tại tất cả các cuộc họp mặt và bắt buộc đeo khẩu trang cả ở những không gian kín và mở.
Các nhà hàng, quán ăn hạn chế tối đa 4 - 6 người ngồi cùng một bàn. Các biện pháp phòng dịch này sẽ có hiệu lực từ ngày 21 – 31/8 tới.
Ngày 18/8, Hy Lạp ghi nhận 269 ca mắc mới, số ca mắc trong ngày cao nhất kể từ khi phát hiện ca mắc đầu tiên ngày 26/2 vừa qua. Như vậy, tính đến hết ngày 18/8, nước này công bố tổng cộng 7.472 ca mắc và 232 ca tử vong.
Nhiều quốc gia châu Âu khác không thực hiện biện pháp cách ly, tuy nhiên lại yêu cầu xét nghiệm PCR, như tại Áo đối với các khách du lịch từ Tây Ban Nha và Thụy Điển.
Đặc biệt, nhiều nước châu Âu đã một lần nữa đóng cửa biên giới đối với một số người đến từ những nước đang có nguy cơ cao, như Phần Lan không cho phép các công dân Pháp vào nước này nếu như không chứng minh được là đang cư trú tại Phần Lan, hoặc có mối liên hệ gia đình với người địa phương hay tới nước này vì lý do nghề nghiệp, học tập…
Cũng tại thời điểm này, EU giới hạn danh sách các quốc gia mà công dân của họ được phép du lịch vào châu Âu (11 quốc gia). Hội đồng châu Âu mới đây cũng quyết định rút Maroc ra khỏi danh sách trên do số ca mắc COVID-19 tăng mạnh./.
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Cập nhật dịch COVID-19 ngày 16/8: Thế giới ghi nhận hơn 21 triệu ca nhiễm
09:29' - 16/08/2020
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 8h45 ngày 16/8, trên thế giới có tổng cộng 21.600.638 ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 và 768.603 ca tử vong.
-
Kinh tế & Xã hội
Dịch COVID-19 ngày 15/8: Thế giới ghi nhận hơn 21,41 triệu ca mắc
22:18' - 15/08/2020
Tính đến 21h30 ngày 15/8 (giờ Việt Nam), thế giới ghi nhận tổng cộng hơn 21,41 triệu ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, trong đó có hơn 764.400 người đã tử vong.
-
Doanh nghiệp
Hãng hàng không Jet2.com hủy tất các chuyến bay từ Anh đến Tây Ban Nha
14:27' - 28/07/2020
Hãng hàng không giá rẻ Jet2.com sẽ hủy các chuyến bay từ Anh tới 10 điểm đến ở Tây Ban Nha từ ngày 28/7 (theo giờ địa phương), sau khi đã hủy các chuyến bay đến bốn điểm tại Tây Ban Nha.
-
Kinh tế Thế giới
Ngoại trưởng Anh giải thích về quyết định cách ly du khách tới từ Tây Ban Nha
18:38' - 26/07/2020
Ngoai trưởng Anh Dominic Raab ngày 26/7 bày tỏ sự ủng hộ quyết định của chính phủ nước này áp dụng lệnh cách ly 14 ngày với các du khách tới từ Tây Ban Nha, vốn đang gây ra giận dữ từ nhiều du khách.
-
Kinh tế & Xã hội
Tây Ban Nha phong tỏa thành phố 70.000 dân
21:38' - 05/07/2020
Ngày 5/7, chính quyền vùng Galicia của Tây Ban Nha đã ra lệnh phong tỏa một thành phố 70.000 dân do lo ngại nguy cơ bùng phát một đợt lây nhiễm mới dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Vòng xoáy bất ổn do thuế quan
14:54'
Nhiều chuyên gia cho rằng chính quyền ông Trump chưa nhất quán trong các yêu cầu đặt ra đối với các đối tác thương mại đang chịu ảnh hưởng bởi các loại thuế quan sâu rộng mà Mỹ áp đặt.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ và Ukraine thống nhất thêm chi tiết thỏa thuận đất hiếm
11:35'
Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Kinh tế Ukraine Yuliia Svyrydenko thông báo Mỹ và Ukraine đã ký biên bản ghi nhớ xác nhận ý định hoàn tất và ký kết thỏa thuận hợp tác về khoáng sản đất hiếm.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc đứng đầu thế giới về quy mô điện hạt nhân
09:22'
Trung Quốc hiện có 58 tổ máy điện hạt nhân thương mại đang vận hành, với tổng công suất lắp đặt 60,96 triệu kilowatt, và 44 tổ máy đang được xây dựng, tổng quy mô đứng đầu thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Thông điệp “Nước Việt Nam là một” vang vọng truyền thông Mỹ Latinh
21:50' - 27/04/2025
Bài viết “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một” của Tổng Bí thư Tô Lâm đã trở thành tâm điểm trong loạt bài đặc biệt của Thông tấn xã Mỹ Latinh Prensa Latina.
-
Kinh tế Thế giới
IMF dự báo quá trình phục hồi kinh tế ở châu Phi bị gián đoạn
13:59' - 27/04/2025
Theo báo cáo Triển vọng kinh tế khu vực châu Phi ở phía Nam sa mạc Sahara công bố ngày 25/4, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nhận định đà phục hồi kinh tế tại khu vực này đang bị gián đoạn.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump yêu cầu miễn phí lưu thông qua kênh đào Panama, Suez cho tàu Mỹ
13:58' - 27/04/2025
Ngày 26/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump kêu gọi miễn phí lưu thông cho các tàu quân sự và thương mại của Mỹ qua kênh đào Panama và Suez.
-
Kinh tế Thế giới
Tăng trưởng kinh tế Mỹ đang “giảm tốc” trước áp lực thuế quan
13:58' - 27/04/2025
Tăng trưởng kinh tế Mỹ đang giảm tốc rõ rệt trong những tháng đầu năm 2025, do người tiêu dùng thận trọng và thâm hụt thương mại mở rộng từ làn sóng nhập khẩu trước thuế quan.
-
Kinh tế Thế giới
Sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua
10:43' - 27/04/2025
Tuần qua có nhiều sự kiện kinh tế nổi bật như: Mỹ áp thuế 3.521% đối với pin năng lượng mặt trời nhập khẩu; Giám đốc IEA cảnh báo áp lực địa chính trị gia tăng là thách thức với an ninh năng lượng…
-
Kinh tế Thế giới
Bất ổn vẫn bao trùm thương mại toàn cầu
10:13' - 27/04/2025
Chiến lược thuế quan của ông Trump có thể gây ra những tác động lâu dài, bao gồm xu hướng gia tăng chi phí sinh hoạt và những rủi ro suy thoái kinh tế toàn cầu.