Châu Âu bên bờ vực hoảng loạn vì năng lượng
Báo Le Monde cuối tuần qua có bài viết “Khủng hoảng năng lượng: Các nước châu Âu bên bờ vực hoảng loạn”, trong đó nhận định tại cuộc họp không chính thức tại Praha, 27 nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) có vẻ như đã hết cách để ứng phó với khủng hoảng năng lượng và ngày càng lo lắng về tình trạng giá khí đốt, giá điện tăng cao hiện nay.
Thông thường, vào đêm trước cuộc họp của Hội đồng châu Âu, các nhà ngoại giao luôn cảm thấy an tâm. Nhưng những ngày gần đây, khi cuộc họp của lãnh đạo các nước thành viên tại Praha ngày 7/10 đến gần, rất nhiều người trong họ đã không giấu được vẻ mặt lo lắng. Nguyên nhân không chỉ vì những nguy cơ leo thang liên quan đến vũ khí hạt nhân và cuộc xung đột ở Ukraine. Thực tế là, khi giá năng lượng tiếp tục tăng cao, khái niệm “vũ khí khí đốt” đang đe dọa sự ổn định kinh tế-xã hội 27 nước thành viên EU. Liên minh này cho đến nay vẫn không thể thống nhất PL được cách thức nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã đứng cạnh nhau trong một bức ảnh chung trước phủ Tổng thống Cộng hòa CH Czech như muốn thể hiện tình đoàn kết trong thời điểm khốn khó. Nhưng quả thật bức ảnh này không che đậy được sự căng thẳng cao độ giữa Pháp và Đức trong vấn đề năng lượng. Nói rộng hơn, cho dù đã "kề vai sát cánh" ngay từ khi cuộc xung đột tại Ukraine bùng nổ, 27 nước thành viên EU vẫn phải thừa nhận một sự thật rằng sự thống nhất nội khối đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi lạm phát phi mã. Ngay từ đầu, tất cả đều chắc chắn rằng họ sẽ cố gắng thoát khỏi sự phụ thuộc vào khí đốt Nga càng nhiều càng tốt. Biện pháp được đưa ra là lấp đầy 90% các kho dự trữ, đa dạng hóa nguồn cung và giảm mức tiêu thụ. Tuy nhiên, vấn đề là ở chỗ các nỗ lực như vậy lại làm trầm trọng thêm tình trạng tăng giá và khiến lạm phát “phi nhanh hơn”. Chính Tổng thống Pháp đã thừa nhận rằng EU đã giảm đáng kể sự phụ thuộc vào khí đốt Nga nhưng trong ngắn hạn, liên minh đang “gặp rắc rối về giá cả”.Như muốn làm cho vấn đề tồi tệ hơn, Đức đã chọn phương án “một mình một ngựa”. Nước này trước hết là mua khí đốt với giá cao để bơm tối đa vào các kho dự trữ quốc gia, tiếp đến là công bố kế hoạch trợ cấp năng lượng 200 tỷ euro, tạo ra một thách thức hiện hữu đối với cả Liên minh. Đành rằng tất cả các chính phủ đều có kế hoạch hỗ trợ các hộ gia đình và doanh nghiệp, nhưng không phải tất cả đều có khả năng như nhau, nhất là các nước Đông Âu. Thủ tướng Latvia Krisjanis Karins cho rằng “kinh tế Đức lớn đến mức những gì họ làm cho các doanh nghiệp của mình có thể phá hủy thị trường nội khối”. Về phần mình, Ủy ban châu Âu (EC) đã tỏ ra rất chậm chạp. Đến khi các thủ đô gây sức ép thì EC mới tiếp nhận chủ đề và chỉ mới đây, cơ quan này mới ra một văn bản đề cập tới phương hướng hạ giá năng lượng. Cựu Thủ tướng Italy Mario Draghi cho rằng EC đã chậm trễ 7 tháng để có thể thúc đẩy hành động chung của EU, trong khi khủng hoảng không dừng lại và suy thoái kinh tế đang cận kề. Từ chức vào cuối tháng Chín, ông Draghi cho biết ông hy vọng Chủ tịch EC Ursula Von der Leyen “không đưa ra các đề xuất mơ hồ nữa, thay vào đó là những gì rõ ràng hơn, cụ thể hơn”.Trong tình cảnh như vậy, mỗi quốc gia thành viên đã quyết định hành động theo một cách, miễn sao có lợi cho mình, trong một tình trạng rối loạn nhất từ trước đến nay. Mỗi nước theo một mô hình. Chẳng hạn, Pháp đặt cược vào năng lượng hạt nhân, trong khi Hungary quyết định tiếp tục phụ thuộc cơ bản vào khí đốt Nga giống như Tây Ban Nha. Một số khác quyết định thúc đẩy nỗ lực phát triển năng lượng tái tạo.Ngày 27/9, đã có 15 nước thành viên - bao gồm Pháp, Italy, Ba Lan và Bỉ - đề xuất biện pháp giới hạn giá khí đốt. Tuy nhiên, trên thực tế mỗi nước lại có một cách tiếp cận vấn đề khác nhau, dẫn đến nhiều biến thể khác nhau xung quanh giải pháp này. Kết quả là một thực trạng rối tung, khiến Tổng thống Pháp phải thừa nhận việc các nước lún sâu vào các giải pháp quốc gia đã làm giảm khả năng ứng phó của Liên minh.
Để giảm giá khí đốt ở châu Âu, vốn cao hơn so với thị trường châu Á hoặc Bắc Mỹ, Đức và các thành viên còn lại đều nhất trí ủng hộ việc đàm phán với Na Uy, hoặc với Mỹ - nơi EU đang phải mua khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) với giá cắt cổ. Tổng thống Pháp không muốn chấp nhận thực tế này. Trong một phát biểu ngày 6/10, ông muốn nhắn gửi với phía Mỹ và Na Uy rằng: “Các bạn thật tuyệt vời, các bạn đã cung cấp cho chúng tôi năng lượng, khí đốt. Nhưng có một điều không thể kéo dài mãi, đó là chúng tôi không thể mua khí đốt với đắt gấp 4 lần so với những gì các bạn đã dành cho các nhà công nghiệp của mình”.Còn một vấn đề rắc rối khác mà Đức không muốn tiếp tục phải nghe. Đó là việc triển khai một nền tảng mua khí đốt chung giống như mô hình mà EU đã làm với vaccine ngừa COVID-19. EC đã đưa ra đề xuất như vậy ngay từ tháng Ba nhưng cho đến nay đề xuất này vẫn chưa có tiến triển kéo bất chấp việc Tổng thống Pháp Macron nhấn mạnh “thực sự muốn thực hiện” vào thời điểm này. Tại Praha, các nước thành viên đã yêu cầu EC trở lại chủ đề này “càng sớm càng tốt” và kèm theo các đề xuất triển khai cụ thể. Các nước cũng đề nghị EC thực hiện cơ chế đoàn kết, cho phép Brussels cung cấp các khoản vay trợ cấp để 27 nước thành viên trợ giúp những doanh nghiệp chịu tổn thất nặng nề bởi khủng hoảng. Ý tưởng này được Pháp và Italy ủng hộ, nhưng rốt cuộc vẫn không được Đức và Hà Lan đánh giá cao. Các nước thành viên muốn vấn đề được quyết định tại cuộc họp tiếp theo của Liên minh, dự kiến diễn ra tại Brussels vào hai ngày 20-21/10./.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
EU sẽ đưa ra các biện pháp kiểm soát giá năng lượng
19:43' - 12/10/2022
Ủy ban châu Âu (EC) sẽ đưa ra các biện pháp bổ sung vào tuần tới nhằm nỗ lực kiểm soát tình trạng giá năng lượng leo thang.
-
Kinh tế Thế giới
Châu Âu sẽ giải quyết bài toán năng lượng bằng cách nào?
05:30' - 12/10/2022
Trái ngược với quan điểm về một châu Âu nghèo tài nguyên, tại đây có không ít những nguồn năng lượng.
-
Ý kiến và Bình luận
Đức kêu gọi G7 cùng hành động nhằm giảm giá năng lượng
18:51' - 11/10/2022
Chính phủ Đức sẽ vận động các nhà lãnh đạo thế giới cùng hành động để giảm giá năng lượng.
-
Ý kiến và Bình luận
EU xem xét tăng cường các biện pháp năng lượng trong những tuần tới
07:49' - 11/10/2022
CH Séc, quốc gia hiện đang giữ vai trò Chủ tịch luân phiên của EU, sẽ triệu tập cuộc họp khẩn cấp của các Bộ trưởng Năng lượng vào tháng 11 nhằm thông qua các đề xuất.
-
Kinh tế Thế giới
Các chuyên gia Đức khuyến nghị áp trần giá năng lượng vào năm tới
07:24' - 11/10/2022
Một ủy ban chuyên gia do chính phủ chỉ định ngày 10/10 đã khuyến nghị việc áp trần giá để hãm phanh tốc độ tăng giá năng lượng tại Đức.
-
Phân tích - Dự báo
Thị trường năng lượng toàn cầu sẽ về đâu sau khi OPEC+ cắt giảm sản lượng?
06:30' - 11/10/2022
Hãng tin Bloomberg ước tính sản lượng dầu thực sự sẽ bị cắt giảm là khoảng 800.000 thùng/ngày, dù Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia cho biết sản lượng dầu cắt giảm sẽ là 1,1-1,2 triệu thùng mỗi ngày.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Điểm yếu chí mạng của nền kinh tế lớn thứ hai Mỹ Latinh
06:30'
Tờ The New York Times phiên bản tiếng Tây Ban Nha cảnh báo rằng sự phụ thuộc quá lớn vào khí đốt tự nhiên nhập khẩu từ Mỹ có thể trở thành điểm yếu nghiêm trọng của Mexico.
-
Phân tích - Dự báo
Thách thức đối với mô hình kinh tế Đức
05:30'
Tổng thống Trump đã không ngần ngại mở ra một kỷ nguyên mới của chủ nghĩa bảo hộ, nhằm bảo vệ nền kinh tế lớn nhất thế giới thông qua chính sách thuế quan mạnh mẽ.
-
Phân tích - Dự báo
Renault–Nissan: Liên minh khép lại, dự án mở ra
06:30' - 18/04/2025
Mặc dù các thực thể chung do Liên minh Renault–Nissan tạo ra đã bị giải thể, nhưng quan hệ giữa hai bên vẫn tiếp tục tồn tại thông qua các dự án hợp tác cụ thể.
-
Phân tích - Dự báo
Anh đi tìm vùng an toàn trong “cơn lốc” thuế quan
05:30' - 18/04/2025
Kênh tin tức BBC (Vương quốc Anh) dẫn nhận định của Phó Tổng thống Mỹ JD Vance cho biết, nhiều khả năng một thỏa thuận thương mại mới giữa Anh và Mỹ sẽ được ký kết.
-
Phân tích - Dự báo
Căng thẳng thuế quan: Bài học đắt giá
19:54' - 17/04/2025
Triển vọng thương mại toàn cầu đã xấu đi đáng kể do những lo ngại từ các biện pháp thuế quan khó lường của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump và bất ổn trong chính sách thương mại.
-
Phân tích - Dự báo
Chiến lược bán dẫn mới của Thái Lan: Thách thức và tham vọng
06:30' - 17/04/2025
Thái Lan có những kế hoạch đầy tham vọng để mở rộng sang các phân khúc cao cấp hơn của chuỗi sản xuất chất bán dẫn (chip) như thiết kế chip và chế tạo đĩa bán dẫn (wafer).
-
Phân tích - Dự báo
Đồng euro có thể trở thành “nơi trú ẩn an toàn”?
05:30' - 17/04/2025
Theo trang mạng của tổ hợp truyền thông DW, đồng euro đã tăng hơn 10% so với đồng USD kể từ tháng 1/2025, đạt mức 1,1369 USD đổi 1 euro vào ngày 14/4.
-
Phân tích - Dự báo
Chuỗi cung ứng đất hiếm toàn cầu và cơ hội của Đông Nam Á
05:30' - 16/04/2025
Theo trang mạng Fulcrum, Đông Nam Á có cơ hội tham gia vào quá trình đa dạng hóa chuỗi cung ứng nguyên tố đất hiếm (REE).
-
Phân tích - Dự báo
Nhiều CEO hàng đầu dự đoán kinh tế Mỹ suy thoái trong 6 tháng tới
11:00' - 15/04/2025
Theo Chief Executive, 60% trong số hơn 300 CEO được khảo sát trong tháng 4/2025 dự đoán kinh tế Mỹ suy thoái hoặc đi xuống sẽ diễn ra trong vòng sáu tháng tới.