Châu Âu đạt được thỏa thuận tạm thời về lưu trữ khí đốt
Một bước quan trọng để cải thiện an ninh nguồn cung của Liên minh châu Âu (EU) trong bối cảnh xung đột quân sự ở Ukraine đã được thực hiện ngày 19/5 với thỏa thuận chính trị tạm thời đạt được giữa Hội đồng châu Âu và Nghị viện châu Âu (EP) về luật lưu trữ khí đốt.
Quy định được đề xuất nhằm đảm bảo lượng khí đốt dự trữ trong EU được lấp đầy trước mùa Đông và có thể được chia sẻ giữa các quốc gia thành viên, trên tinh thần đoàn kết.
Theo phóng viên TTXVN tại Brussels, các nghị sĩ châu Âu đã nhất trí trong các cuộc đàm phán rằng các kho lưu trữ khí đốt ngầm dưới lòng đất tại các quốc gia thành viên EU phải được lấp đầy ít nhất 80% công suất trước mùa Đông năm 2022 và 2023, cũng như 90% trước giai đoạn 2024 và 2025.
EU sẽ cùng nhau nỗ lực để đạt được việc lấp đầy 85% công suất của các kho khí đốt ngầm trong khối vào năm 2022. Nghĩa vụ nạp khí sẽ được giới hạn ở mức 35% lượng khí đốt tiêu thụ hàng năm của các quốc gia thành viên trong 5 năm qua để tránh tác động không cân đối đối với một số quốc gia thành viên có lượng tích trữ lớn.
Thỏa thuận tạm thời cũng quy định rằng các quốc gia thành viên có thể đáp ứng một phần mục tiêu 90% công suất bằng cách kiểm đếm các kho dự trữ khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) hoặc nhiên liệu thay thế.
Do không phải tất cả các quốc gia thành viên EU đều có các cơ sở lưu trữ trên lãnh thổ của mình nên các nghị sĩ nhất trí rằng các nước không có kho lưu trữ sẽ có quyền sử dụng kho dự trữ khí đốt tại các quốc gia thành viên khác.
Để chia sẻ gánh nặng tài chính về nghĩa vụ nạp khí, các nước thành viên không có kho chứa ngầm sẽ sử dụng dung tích kho chứa tương ứng với 15% lượng khí tiêu thụ hàng năm của họ trong 5 năm qua, đồng thời có thể thiết lập một cơ chế thay thế để san sẻ gánh nặng.
Hội đồng châu Âu và EP cũng nhất trí về việc chứng nhận bắt buộc đối với tất cả các nhà vận hành hệ thống lưu trữ để tránh các rủi ro tiềm ẩn ảnh hưởng từ bên ngoài đối với các cơ sở hạ tầng lưu trữ quan trọng có thể gây nguy hiểm cho an ninh nguồn cung năng lượng hoặc bất kỳ lợi ích an ninh thiết yếu nào khác.
Ngoài ra, hai cơ quan này cũng nhất trí bổ sung một tham khảo liên quan đến việc đa dạng hóa các nhà cung cấp khí đốt và giảm sự phụ thuộc năng lượng của EU.
Hội đồng và EP cũng nhất trí về nghĩa vụ lấp đầy sẽ hết hạn vào ngày 31/12/2025, trong khi nghĩa vụ chứng nhận sẽ tiếp tục sau ngày đó. Hai cơ quan này cũng quyết định cấp phép chuyển hướng cho Cyprus, Malta và Ireland, miễn là các quốc gia này không được kết nối trực tiếp với hệ thống khí đốt của các quốc gia thành viên khác./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Ukraine tiếp tục hợp tác với Nga về xuất khẩu khí đốt như thế nào?
06:30' - 20/05/2022
Đường ống dẫn khí đốt mang nguồn năng lượng này từ Nga đến châu Âu thông qua Ukraine tiếp tục mang lại lợi ích cho Ukraine, bất chấp cuộc xung đột của nước này với Nga.
-
Chuyển động DN
Eni mở tài khoản đồng euro và ruble để thanh toán khí đốt cho Nga
10:57' - 18/05/2022
Công ty năng lượng khổng lồ Eni của Italy cho biết công ty mở tài khoản bằng đồng euro và đồng ruble để thực hiện các khoản thanh toán khí đốt của Nga sắp đến hạn, nhằm tuân thủ các yêu cầu của Nga.
-
Kinh tế Thế giới
Vì sao Nhật Bản khó “dứt tình” với khí đốt Nga?
05:30' - 18/05/2022
Chính phủ Nhật Bản tuyên bố sẽ cùng với các thành viên G7 loại bỏ dần việc nhập khẩu dầu của Nga, tuy nhiên, Nhật Bản khẳng định vẫn tham gia hai dự án dầu mỏ và LNG của Nga ở Sakhalin.
-
Thị trường
Triển vọng xuất khẩu khí đốt của Iran sang châu Âu
08:03' - 16/05/2022
Thứ trưởng Bộ Dầu mỏ Iran, ông Majid Chegeni cho biết Iran đang cân nhắc khả năng xuất khẩu khí đốt sang châu Âu trong bối cảnh giá năng lượng tăng mạnh do ảnh hưởng của cuộc xung đột Nga-Ukraine.
Tin cùng chuyên mục
-
Thị trường
Cú sốc nguồn cung kéo lùi thị trường dầu mỏ
18:47' - 07/07/2025
Diễn biến nổi bật nhất trong nửa đầu năm là việc OPEC+ liên tục nâng sản lượng khai thác, với quyết định mới nhất là bổ sung thêm 548.000 thùng/ngày từ tháng 8/2025.
-
Thị trường
Thị trường dầu mỏ thế giới biến động mạnh trong nửa đầu năm 2025
09:30' - 07/07/2025
Theo tổng hợp của trang chuyên ngành Oilprice, giá dầu đầu năm 2025 lao dốc mạnh do Mỹ áp dụng các mức thuế quan mới và OPEC+ tăng sản lượng dầu.
-
Thị trường
Nhật Bản xem xét cải thiện điều kiện lao động để mở rộng sản xuất gạo
09:30' - 07/07/2025
Dự kiến Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản sẽ tổ chức một hội đồng chuyên gia trong tháng này để xem xét lại chế độ ngoại lệ cho ngành nông nghiệp.
-
Thị trường
Cá tra, tôm “bơi” mạnh vào thị trường nội địa
12:10' - 04/07/2025
Ngoài các thị trường xuất khẩu truyền thống, thị trường nội địa cũng đóng vai trò then chốt, là kênh tiêu thụ ổn định, góp phần nâng cao giá trị gia tăng.
-
Thị trường
Ngành gỗ Việt đối mặt biến động, mở rộng thị trường mới
11:48' - 04/07/2025
Thị trường nhập khẩu sản phẩm gỗ của Việt đang chịu nhiều tác động từ các cuộc chiến khu vực và chính sách bảo hộ thương mại…
-
Thị trường
Khẳng định vai trò gắn kết thị trường, nâng tầm thương hiệu Việt
21:36' - 03/07/2025
Cục Xúc tiến thương mại cam kết tích cực lồng ghép các yếu tố chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, tiêu chuẩn ESG vào các chương trình, chính sách xúc tiến thương mại một cách đồng bộ, thiết thực.
-
Thị trường
Số thu ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu tăng 10,3%
19:55' - 03/07/2025
Cục Hải quan cho biết tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa trong 6 tháng/2025 ước đạt 431,49 tỷ USD (tăng 16,0%, tương ứng tăng 59,49 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước).
-
Thị trường
Kết nối tiêu thụ vải thiều ở các doanh nghiệp khu công nghiệp Bắc Ninh
18:19' - 03/07/2025
Nhiều lô vải thiều đã được đưa đến doanh nghiệp, được bảo quản trong kho lạnh để bảo đảm chất lượng trước khi đưa đến người tiêu dùng.
-
Thị trường
Xuất khẩu sầu riêng đông lạnh tăng gấp 3 lần
15:32' - 03/07/2025
6 tháng đầu năm 2025, Việt Nam đã xuất khẩu được 5.217 lô sầu riêng tươi với sản lượng gần 130.000 tấn.