Châu Âu ít nguy cơ lạm phát và rủi ro biến động lãi suất so với Mỹ
Mặc dù vậy, xu hướng chỉ số giá tăng liên tiếp có thể là yếu tố “cản đường” sự phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch của “Lục địa Già”. Đây cũng là lý do khiến lạm phát là một trong những chỉ số được đặc biệt quan tâm trong thời gian gần đây.
Đã xuất hiện những lo ngại rằng kế hoạch kích thích kinh tế trị giá 1.900 tỷ USD vừa được Hạ viện Mỹ thông qua hôm 27/2 của tân Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ khiến nền kinh tế Mỹ phát triển quá “nóng”. Điều này được thể hiện thông qua sự gia tăng của lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm - chỉ số chính phản ánh kỳ vọng thị trường, cho thấy chỉ số giá sẽ tăng mạnh hơn nhiều so với mức tăng 1,4% được ghi nhận vào năm ngoái và có thể buộc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) phải tăng lãi suất sớm hơn dự kiến. Trong khi đó, lợi suất trái phiếu Chính phủ Pháp kỳ hạn 10 năm cũng đã lần đầu tiên ghi nhận giá trị dương hôm 25/2, trong khi mức lãi suất chuẩn của trái phiếu German Bund kỳ hạn 10 năm cũng tăng, dù vẫn ở mức âm. Sau khi diễn biến chậm lại đáng kể vào năm 2020, chỉ số lạm phát tại châu Âu dự kiến sẽ tăng trong năm nay, thời điểm nền kinh tế tăng trưởng trở lại sau khi các biện pháp “bế quan toả cảng” nhằm ngăn chặn sự lây lan của đại dịch COVID-19 được nới lỏng.Dữ liệu lạm phát của châu Âu trong tháng 1/2021 cho thấy chỉ số giá tăng đã 0,9% so với mức âm 0,3% hồi tháng 12/2020, do chi phí nguyên liệu thô được đưa vào dịch vụ và hàng công nghiệp tăng.
Nhiều chuyên gia phân tích quan ngại rằng chương trình kích cầu của tân Tổng thống Biden sẽ châm ngòi cho lạm phát gia tăng đáng kể.Tuy nhiên, người đứng đầu Viện quan sát kinh tế Pháp Xavier Ragot khẳng định rằng ông không rõ liệu kế hoạch phục hồi của ông Biden có tạo ra lạm phát tại Mỹ hay không nhưng đối với Liên minh châu Âu, điều này chắc chắn không xảy ra.
Chương trình phục hồi kinh tế của châu Âu chỉ có trị giá 750 tỷ euro (920 tỷ USD), bên cạnh một số chương trình riêng lẻ của các quốc gia thành viên.Fabien Tripier, chuyên gia kinh tế tại CEPII, một trung tâm nghiên cứu về kinh tế thế giới có trụ sở tại Paris, cho biết: “Chương trình phục hồi của châu Âu không quá lớn như của Mỹ, trong khi sự mất mát tăng trưởng lại lớn hơn nhiều, vì vậy tại châu Âu không có rủi ro tăng trưởng quá nóng như nền kinh tế lớn nhất thế giới”.
Để so sánh, kinh tế Mỹ đã suy giảm 3,5% vào năm ngoái, trong khi mức giảm của Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) là gần gấp đôi con số này.Chuyên gia Xavier Ragot cũng khẳng định Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) không nhất thiết phải tuân theo hành động của Fed trong trường hợp thể chế này buộc phải nâng lãi suất sớm hơn dự định.
Tin liên quan
-
Ý kiến và Bình luận
Fed cảnh báo rủi ro với kinh tế Mỹ vẫn đáng kể dù có vaccine ngừa COVID-19
15:35' - 20/02/2021
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed ) đã cảnh báo dù vaccine ngừa dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 mang lại hy vọng chấm dứt đại dịch COVID-19, rủi ro đối với triển vọng kinh tế Mỹ vẫn còn đáng kể.
-
Kinh tế Thế giới
CBO: Kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng 4,6% trong năm nay
10:02' - 02/02/2021
Văn phòng Ngân sách Quốc hội Mỹ (CBO) ngày 1/2 nhận định rằng nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ phục hồi từ đại dịch COVID-19 vào giữa năm 2021.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính & Ngân hàng
Fed giữ nguyên lãi suất, cảnh báo lạm phát và thất nghiệp gia tăng
08:07' - 08/05/2025
Ngày 7/5, sau cuộc họp chính sách trong 2 ngày, Fed đã quyết định giữ nguyên lãi suất ở mức hiện tại và cảnh báo về rủi ro ngày càng gia tăng đối với mục tiêu lạm phát và thất nghiệp của cơ quan này.
-
Tài chính & Ngân hàng
Xu hướng nới lỏng chính sách tiền tệ giảm tốc trên toàn cầu
19:19' - 07/05/2025
Đã có năm ngân hàng trung ương - giám sát 10 loại tiền tệ được giao dịch nhiều nhất - tổ chức họp chính sách trong tháng Tư.
-
Tài chính & Ngân hàng
Thị trường tài chính Ấn Độ và Pakistan phản ứng trái chiều trước leo thang quân sự
19:18' - 07/05/2025
Thị trường chứng khoán Pakistan sụt giảm mạnh, trong khi chứng khoán Ấn Độ giữ được sự ổn định tương đối.
-
Tài chính & Ngân hàng
Hong Kong (Trung Quốc) bơm thêm khoảng 9,45 tỷ USD vào thị trường
09:10' - 07/05/2025
Cơ quan Quản lý tiền tệ Hong Kong (Trung Quốc) đã bơm 60,543 tỷ HKD (7,81 tỷ USD) và 12,788 tỷ HKD (1,64 tỷ USD) vào thị trường trong phiên 6/5 tại New York và Hong Kong.
-
Tài chính & Ngân hàng
Nợ toàn cầu đạt mức cao kỷ lục
08:10' - 07/05/2025
Nợ toàn cầu đã tăng khoảng 7,5 nghìn tỷ USD trong quý I/2025 và đạt mức cao kỷ lục hơn 324 nghìn tỷ USD.
-
Tài chính & Ngân hàng
Cần có cơ chế điều phối hiệu quả gói tín dụng 500 nghìn tỷ đồng
18:32' - 06/05/2025
Các ngân hàng thương mại (NHTM) tích cực hưởng ứng và cam kết tham gia, tuy nhiên, bài toán hiện nay không nằm ở quy mô vốn mà nằm ở cơ chế điều phối và xác định mục tiêu ưu tiên.
-
Tài chính & Ngân hàng
Lập trường của Fed trước nguy cơ lạm phát do thuế
08:36' - 06/05/2025
Phần lớn giới chuyên gia kinh tế dự báo các loại thuế áp từ tháng 1/2025 sẽ đẩy giá cả lên cao và kìm hãm tăng trưởng kinh tế - ít nhất là trong ngắn hạn.
-
Tài chính & Ngân hàng
Lập trường của Fed trước nguy cơ lạm phát do thuế
08:32' - 06/05/2025
Phần lớn giới chuyên gia kinh tế dự báo các loại thuế áp từ tháng 1/2025 sẽ đẩy giá cả lên cao và kìm hãm tăng trưởng kinh tế - ít nhất là trong ngắn hạn.
-
Tài chính & Ngân hàng
Áp lực lạm phát gia tăng, ECB thận trọng với kế hoạch giảm lãi suất
08:51' - 05/05/2025
Ở thời điểm hiện tại, giới giao dịch tài chính dự báo 85% khả năng ECB sẽ cắt giảm 0,25 điểm phần trăm lãi suất tại cuộc họp chính sách tiền tệ vào tháng 6.