Châu Âu và Mỹ đối phó với "mầm họa" khủng bố trực tiếp trong nước
Làn sóng các tay súng của tổ chức khủng bố "Nhà nước Hồi giáo" (IS) tự xưng hồi hương sau thất bại của IS trên chiến trường Iraq và Syria đang tạo ra mối đe dọa đối với châu Âu và Mỹ nhưng nhiên, chính phủ các nước cần đặc biệt cảnh giác với "mầm họa khủng bố" trực tiếp ngay trong nước, đó là những người đang sinh sống tại chính các quốc gia châu Âu và Mỹ bị tiêm nhiễm tư tưởng cực đoan.
Các chuyên gia nghiên cứu khủng bố Mỹ đã đưa ra cảnh báo nói trên trong bối cảnh xuất hiện nhiều quan ngại về nguy cơ khủng bố tại các quốc gia châu Âu và Mỹ sau khi IS bị đánh bật khỏi khu vực Trung Đông.
Theo đánh giá của các chuyên gia khủng bố thuộc tổ chức New America, lực lượng chức năng hầu như không thể phát hiện âm mưu tấn công một khi các đối tượng quyết định đơn độc thực hiện các vụ khủng bố nhân danh IS hoặc Al-Qaeda, bất kể các đối tượng này không có kinh nghiệm chiến đấu.
Các chuyên gia lấy 2 vụ tấn công mới đây ở New York, Mỹ làm dẫn chứng, trong đó, nghi phạm đều được xác định là các đối tượng đang sinh sống tại Mỹ và có một quá trình tự cực đoan hóa mà lực lượng chức năng không thể kiểm soát. Do đó, các chuyên gia tin rằng các đối tượng tự cực đoan hóa chính là mối đe dọa chính đối với nhiều nước châu Âu và Mỹ hiện nay.
Ngoài ra, ông Marc Sageman - cựu nhân viên Cục Điều tra liên bang Mỹ (CIA) và cũng là chuyên gia khủng bố, nhận định tại Pháp, Mỹ hoặc bất cứ nơi nào trên thế giới sẽ không còn xảy ra những vụ tấn công quy mô lớn được lên kế hoạch từ nước ngoài như vụ khủng bố ở Paris hồi tháng 11/2015, khiến 130 người thiệt mạng.
Gần đây hầu hết các vụ tấn công ở Mỹ và châu Âu đều được tiến hành theo hình thức "con sói đơn độc", không có sự chỉ đạo từ IS, song các đối tượng tấn công đều .
Theo số liệu của New American, 85% trong tổng số 415 đối tượng bị cáo buộc phạm các tội danh liên quan đến IS ở Mỹ kể từ sau vụ khủng bố 11/9/2001 là công dân Mỹ, trong đó có tới 207 đối tượng được sinh ra tại Mỹ. Và chỉ 1/4 số đối tượng trên có tên trong hồ sơ của cảnh sát.
Thêm vào đó, kể từ năm 2014 đến nay, không có bất cứ cuộc tấn công thánh chiến ở Mỹ nào có liên quan tới hoạt động của IS hoặc mạng lưới của tổ chức này. Còn tại châu Âu, trong 19 vụ tấn công xảy ra, có 17 vụ được xác định không trực tiếp có yếu tố nước ngoài.
Bên cạnh đó, các chuyên gia khủng bố Mỹ cảnh báo IS đang mở rộng mạng lưới tại châu Âu sau khi tổ chức này bị đánh bật khỏi Syria và Iraq. Theo ông Bruce Hoffman, khoảng 2 đến 3 năm trước khi tiến hành vụ tấn công ở Pháp, IS đã thiết lập mạng lưới hoạt động ở nước ngoài, chuẩn bị cho sự thất thế tại chiến trường Trung Đông.
Hiện này, mạng lưới này đang mở rộng toàn châu Âu. Trong vụ tấn công khủng bố ở Manchester, Anh hồi tháng 5/2017, mạng lưới chân rết của IS hoạt động tại Benghazi, Libya được xác định là chỉ đạo vụ tấn công này. Ngoài ra, các tay súng IS hồi hương về châu Âu cũng tạo ra mối đe dọa lớn bởi những đối tượng này vẫn là một phần của mạng lưới khủng bố, có kỹ năng và động cơ rõ rệt./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ cảnh báo nguy cơ khủng bố ở châu Âu trong dịp Giáng sinh
09:28' - 17/11/2017
Ngày 16/11, Mỹ đã đưa ra khuyến cáo đối với công dân nước này về việc du lịch đến châu Âu, cảnh báo nguy cơ gia tăng các vụ tấn công khủng bố trong dịp Giáng sinh và Năm mới tại khu vực này.
-
Kinh tế Thế giới
MI5 cảnh báo nước Anh đối mặt với nguy cơ khủng bố lớn nhất
09:54' - 18/10/2017
Cơ quan tình báo nội địa Anh (MI5) cảnh báo Anh đang đối mặt với nguy cơ khủng bố và các cuộc tấn công mới ở mức độ nghiêm trọng.
-
Kinh tế Thế giới
16 năm sau sự kiện 11/9: Người Mỹ vẫn lo ngại về nguy cơ khủng bố
11:50' - 12/09/2017
Cuộc khủng bố 11/9 cách đây 16 năm, song dư âm về nguy cơ khủng bố vẫn chưa nguôi với người dân nước Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Pháp đang lo ngại nguy cơ khủng bố ở nước này tăng cao
09:49' - 06/08/2017
Chính quyền Pháp đang lo ngại nguy cơ khủng bố ở nước này tăng cao do các tay súng từng tham gia hàng ngũ lực lượng Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng trở về nước.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan đối ứng của Mỹ: Cách tính và lý lẽ
21:22'
Thuế quan về cơ bản là một loại thuế đánh vào hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài. Thông thường, nó được tính bằng một tỷ lệ phần trăm trên giá trị sản phẩm.
-
Kinh tế Thế giới
Chính sách thuế của Mỹ: Trung Quốc tố vi phạm WTO, Nhật Bản "quan ngại nghiêm trọng"
19:34'
Trung Quốc kêu gọi Mỹ “ngay lập tức sửa chữa sai lầm” và giải quyết tranh chấp với các nước khác trên cơ sở bình đẳng.
-
Kinh tế Thế giới
Đoàn cứu hộ Việt Nam hỗ trợ Myanmar giải cứu nạn nhân động đất
19:14'
Theo thông báo từ Trưởng đoàn cứu hộ cứu nạn Việt Nam, đoàn Quân đội nhân dân Việt Nam đã giải cứu 1 nạn nhân còn sống sót vào ngày hôm trước và tìm kiếm được 17 thi thể từ những vị trí khó khăn.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế nhập khẩu Mỹ tăng 36%, Thái Lan tìm giải pháp bảo vệ xuất khẩu
18:00'
Theo Thủ tướng Thái Lan, chính phủ nước này đã có một kế hoạch vững chắc nhằm đảm bảo mục tiêu tăng trưởng GDP trong năm nay sẽ không bị ảnh hưởng từ chính sách thuế quan của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
EU đối mặt thách thức thuế quan từ Mỹ, Bộ trưởng Đức kêu gọi phản ứng chung
17:12'
Bộ trưởng Habeck chỉ trích việc Mỹ áp đặt thuế quan mới, gây thiệt hại kinh tế to lớn trên toàn thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Thượng viện Mỹ đề xuất dự thảo thúc đẩy chương trình giảm thuế
14:58'
Các nghị sĩ đảng Cộng hòa trong Thượng viện Mỹ đã công bố dự thảo ngân sách nhằm thúc đẩy chương trình nghị sự cắt giảm thuế của Tổng thống Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
THEO DÒNG THỜI SỰ: “Canh bạc” khó lường
14:53'
Tổng thống Mỹ Donald Trump sáng 3/4 (giờ Việt Nam) đã công bố quyết định áp thuế đối ứng với hàng hóa nhập khẩu vào nền kinh tế lớn nhất thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Nhiều ngành của Anh thiệt hại nặng nề trước "bão" thuế quan Mỹ
14:52'
Các ngành sản xuất ô tô, thực phẩm và đồ uống, cùng với dược phẩm của Vương quốc Anh sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ đợt thuế quan mới do Tổng thống Mỹ áp đặt.
-
Kinh tế Thế giới
Áp lực chồng chất lên nền kinh tế toàn cầu
13:06'
Những gì xảy ra ở Mỹ không chỉ ảnh hưởng đến nước Mỹ. Nền kinh tế Mỹ quá lớn và có quan hệ mật thiết với phần còn lại của thế giới thông qua thương mại và dòng vốn.