Tại sao vòng xoáy bất ổn luôn bao trùm châu Phi? (Phần 2)
Để hiểu được vấn đề, cần phải phân tích các cơ sở của việc tái diễn bạo lực, cần mở rộng suy nghĩ và trên hết cần phải thoát ra khỏi ý tưởng rằng châu Phi là “miền đất của tương lai”.
Châu Phi sẽ mãi đói nghèo và bất ổn nếu không giải quyết được những vấn đề cốt lõi của châu lục này. Bài viết này tiếp tục phân tích những nguyên nhân sự bất ổn định kéo dài tại châu Phi, được đăng trên trang mạng zeit-fragen.ch, tiếp theo ba nguyên nhân đã được đề cập trong phần 1, đó là sự nghèo đói, sự dân chủ "quá trớn" và tình trạng mất dân chủ, đi cùng với bản chất của chế độ.
4. Cơ cấu dân số
Châu Phi là châu lục có dân số trẻ, với độ tuổi trung bình là 19, so với độ tuổi trung bình ở Pháp- một quốc gia có dân số tương đối trẻ, theo tiêu chuẩn châu Âu- là 41. Có 22% người trưởng thành ở Pháp có độ tuổi từ 15-29 so với 47% của châu Phi.
Các quốc gia có dân số trẻ thường phải đối mặt với xu hướng biến động mạnh mẽ hơn do tình trạng một bộ phận lớn thanh niên nam giới dính vào bạo lực và tội phạm. Nếu những người trẻ tuổi không có việc làm và tỉ lệ đô thị hoá tăng cao thì hệ quả tất yếu sẽ là bất ổn xã hội.
5. Các chu kỳ bạo lực
Những cuộc xung đột trong lịch sử luôn là dự báo tốt nhất cho tình trạng bạo lực trong tương lai: bạo lực sản sinh ra bạo lực. Các nước như Mali, CH Trung Phi và CHDC Congo đang bị mắc kẹt trong chu kì bạo lực khó có thể bị phá vỡ.
Điều này đòi hỏi một nỗ lực đáng kể và rất tốn kém, thường đòi hỏi một phái bộ gìn giữ hoà bình đa quốc gia và có tầm cỡ mà chỉ có Liên hợp quốc (LHQ) mới có khả năng đáp ứng. Tuy vậy, LHQ đã quyết định hỗ trợ các nước để có thể tự đảm bảo được hoà bình hơn là tăng cường can dự vào các nước.
6. Những nước láng giềng “không tốt”
Tuỳ thuộc vào vị trí của mỗi quốc gia, nguy cơ bạo lực có thể thay đổi do biên giới và khu vực nông thôn không được kiểm soát tốt. Hầu hết các cuộc xung đột ở châu Phi được “hỗ trợ” bởi các nước láng giềng. Bên cạnh đó là tình trạng hoạt động kém hiệu quả của các cơ quan hành pháp đã khiến bạo lực vượt ra khỏi biên giới lãnh thổ và tác động tiêu cực đến các nước khác.
7. Tăng trưởng yếu và tình trạng bất bình đẳng ngày càng tăng
Châu Phi là châu lục bị chi phối mạnh mẽ bởi tình trạng bất bình đẳng. Có một thực tế là tăng trưởng không đi đôi với giảm nghèo. Bên cạnh đó, những tác động tiêu cực từ cuộc khủng hoảng tài chính thế giới 2007-2008 vẫn còn dai dẳng, khiến tốc độ tăng trưởng của các nước thuộc châu lục suy giảm.
Các phân tích cho thấy châu Phi cần tăng trưởng với tỷ lệ trung bình 7%/ năm nếu muốn giảm nghèo và tạo thêm nhiều việc làm. Tuy nhiên, những dự báo cho thấy trong dài hạn, tỷ lệ trên là khó có thể đạt được.
Bảy yếu tố ở trên cho thấy mong muốn “chấm dứt tiếng súng ở châu Phi vào năm 2020” mà Liên minh châu Phi đề ra trong chương trình nghị sự 2063 là khó có thể đạt được, thậm chí là “phi thực tế”. Bạo lực vẫn sẽ tồn tại ở nhiều nước trong nhiều năm và gây ra những tác động tiêu cực tương ứng cho châu lục.
Trong dài hạn, chỉ có một tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, sự hoà nhập sâu rộng vào môi trường quốc tế cũng như khả năng quản trị tốt mới có thể loại bỏ các yếu tố thuộc về cấu trúc gây ra bạo lực và bất ổn định tại châu lục.
Rõ ràng là các quốc gia có thu nhập trung bình đang có những tiến triển trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhưng các nước nghèo vẫn sẽ tiếp tục phụ thuộc vào nguồn viện trợ. Do vậy cần có sự hợp tác quốc tế và khu vực trong tiến trình này, bao gồm cả sự hỗ trợ đáng kể cho việc gìn giữ hoà bình./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng chiến lược xuất khẩu sang khu vực Trung Đông và châu Phi
17:27' - 21/11/2017
Các chuyên gia khuyến cáo các doanh nghiệp phải đánh giá lại chiến lược phát triển của mình để có thể đẩy mạnh xúc tiến thương mại sang thị trường Trung Đông – châu Phi.
-
Kinh tế Thế giới
Vì sao chính quyền Trump nên quan tâm đến châu Phi?
06:30' - 22/10/2017
Marcel Plichta, nhà nghiên cứu về an ninh châu Phi và quan hệ châu Phi-Trung Quốc tại Đại học Glasgow (Anh) cho rằng Tổng thống Donald Trump nên đưa ra chiến lược với châu Phi trước khi quá muộn.
-
Kinh tế Thế giới
Vì sao châu Phi tẩy chay đồng tiền "thuộc địa" franc CFA?
06:03' - 27/09/2017
Nhiều người biểu tình đang cố gắng tạo ra một mặt trận phản đối đồng tiền “thuộc địa” franc CFA, đồng thời yêu cầu người Pháp rút khỏi ban giám đốc Ngân hàng Trung ương các quốc gia Tây Phi (BCEAO).
-
Kinh tế Thế giới
Djibouti: "Cửa ngõ" vào châu Phi của Trung Quốc
05:30' - 16/08/2017
Vào tháng 7, Tư lệnh Hải quân Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) Thẩm Kim Long đã tuyên đọc lệnh về xây dựng căn cứ tại Djibouti – căn cứ quân sự đầy đủ đầu tiên của Trung Quốc ở nước ngoài.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Kenya thắt chặt an ninh trước thềm bầu cử tổng thống
07:33' - 06/08/2017
Trước thềm bầu cử tổng thống diễn ra vào ngày 11/8, Chính phủ Kenya ngày 5/8 đã tăng cường các biện pháp an ninh cần thiết trên phạm vi cả nước.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Thái Lan phê duyệt kế hoạch kích thích kinh tế
18:26'
Ủy ban chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ Thái Lan do Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra làm Chủ tịch đã phê duyệt kế hoạch 5 điểm nhằm thúc đẩy nền kinh tế đất nước trong cả ngắn và dài hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Sạc xe điện - cú hích tỷ USD cho kinh tế châu Âu
17:24'
Mặc dù doanh số xe điện (EV) đang chậm lại ở châu Âu, ngành công nghiệp sạc xe điện vẫn kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ nhờ tỷ lệ xe điện ở châu Âu tăng đều đặn.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực hiện chính sách miễn thị thực đơn phương cho 29 nước
16:03'
Nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01'
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói kích thích kinh tế 140 tỷ USD
14:47'
Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ công bố gói kích thích kinh tế trị giá 22.000 tỷ yen (khoảng 140 tỷ USD) nhằm tăng nguồn thu nhập cho người tiêu dùng vào thứ Sáu (22/11) sau kết quả bầu cử vừa qua.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẵn sàng thúc đẩy quan hệ kinh tế ổn định với Mỹ
13:46'
Theo Thứ trưởng Trung Quốc Vương Thụ Văn, Trung Quốc sẵn sàng đối thoại, mở rộng các lĩnh vực hợp tác và quản lý những khác biệt với Mỹ, nhằm thúc đẩy quan hệ theo hướng ổn định và bền vững.
-
Kinh tế Thế giới
Mexico phản đối kế hoạch trục xuất của Tổng thống đắc cử Mỹ
12:43'
Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum ngày 21/11 đã lên tiếng phản đối các kế hoạch về người di cư của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản tăng mạnh
12:42'
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản trong tháng 10/2024 tăng 22,9% so với cùng kỳ năm ngoái, do những khó khăn liên tục của nền kinh tế lớn nhất châu Âu.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc muốn xây dựng 4 thành phố khởi nghiệp hàng đầu thế giới
12:40'
Cho đến năm 2030, Hàn Quốc sẽ thúc đẩy việc xây dựng 4 thành phố lọt vào danh sách 100 thành phố tốt nhất thế giới để khởi nghiệp.